Hạnh phúc phía sau dãy núi
Ở công viên Trung tâm thế giới ( thủ đô Quito, Ecuador) có một nhà trưng bày nhỏ về quá trình đo đạc vị trí 0.0.0.
Người ta đã dành một góc nhỏ để nói về một người phụ nữ duy nhất: Isabel de Casa Mayor, hay còn gọi là Isabel Godin des Odonais née Gramesón.
Isabel chẳng liên quan gì đến công cuộc đo đạc. Thế kỷ 18, khi những đoàn đo đạc được cử đi khắp nơi để các định các điểm mốc thế giới, phụ nữ chẳng có vai trò gì. Nói gì đến một người phụ nữ bản địa vùng Riobamba (Ecuador ngày nay), mặc dù xuất thân danh giá, nhưng mang một nửa dòng máu da đỏ Quechua – thứ dòng máu mà những kẻ xâm lược Tây Ban Nha vẫn cho rằng thuộc thành phần hạ đẳng.
Công viên Trung tâm thế giới với điểm mốc 0.0.0 tại Quito, Ecuador |
Isabel đáng lẽ được hoạch định một cuộc sống như rất nhiều người đàn bà ở các nước thuộc địa Nam Mỹ thế kỷ 18 khác. Isabel xinh đẹp thông minh, có bố là một điền chủ ở Riobamba. Ngay cả tên người ta thường gọi bà, cũng là một cái tên đầy danh giá: Isabel của ngôi nhà thủ lĩnh (Isabel de Casa Mayor). 13 tuổi, thành thạo 4 ngoại ngữ, bà lấy Godin de Odonais – một nhà địa lý học người Pháp. Những người Pháp vốn chỉ được cấp kinh phí vài tháng đến vùng đất này để đo điểm mốc 0.0.0. Nhưng vì mâu thuẫn giữa nhà nước Pháp, Tây Ban Nha, Godin và đồng nghiệp bị mắc kẹt lại Riobamba vài năm, các nguồn tài trợ bị tạm dừng.
Và ông quyết định kết hôn với Isabel, một quyết định nhanh chóng của người đã từng tuyên bố không hứng thú với hôn nhân. Cuộc hôn nhân với 3 người con chẳng đủ sức giữ chân một người châu Âu như Godin. Ông muốn về Pháp. Nhưng ông lại chẳng muốn về theo cách thông thường, ông muốn tranh thủ đi du lịch ở một vài nơi quanh vùng Amazon. Và ông tìm cách đi Guiana – một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ, sát biên giới Brazil, bỏ lại Isabel và con cái với lời hẹn nhiều nhất 1 năm sẽ trở về. Thế rồi ông mất tích 20 năm, chẳng một dòng tin tức.
Isabel đã có thể lựa chọn như nhiều người phụ nữ bị bỏ lại. Bà có thể tái giá, sau khi cả ba đứa con qua đời vì bệnh đậu mùa – một thứ bệnh phổ biến ở Nam Mỹ khi đó. Bà có thể tiếp tục yên ổn ở Riobama. Cha bà giàu có và có địa vị. Chẳng có gì khác lạ. Chưa từng có người phụ nữ nào ở Riobamba vượt khỏi dãy núi Andes và rời khỏi thượng nguồn sông Amazon.
Video đang HOT |
Tượng Isabel trong một khu vườn nước Pháp |
Nhưng cuối cùng Isabel vẫn rời đi, kiên quyết, khi vừa có tin rằng có một con tàu Bồ Đào Nha đang ở phía hạ nguồn, và con tàu ấy có thể đưa bà đến gặp chồng mình. Đoàn người lên con thuyền vượt Amazon, toàn những gã đàn ông háo hức muốn đến châu Âu du lịch, chỉ có duy nhất người phụ nữ lớn tuổi nhất – đi tìm thứ bà cho là hạnh phúc. Chỉ có điều, suốt nhiều tháng ròng rã trong khu vực nguy hiểm nhất thế giới, 42 người đã bỏ cuộc. Có kẻ bỏ mạng vì bệnh tật, vì mệt mỏi, có kẻ tìm cách quay đầu trở lại Riobamba, có kẻ dừng chân giữa chừng. Họ bỏ lại người phụ nữ duy nhất chỉ còn một nửa bộ quần áo và một nửa cái chăn, cô độc trong rừng già.
Không ai có thể biết người phụ nữ ấy đã nghĩ gì khi một mình lạc suốt 9 ngày. Nhưng trong những lời kể lại, bà chưa từng ca thán hay có ý nghĩ bỏ cuộc. Ngay cả khi được cứu sống và đang trong tình trạng gần như hấp hối, bị lấy cắp hết số trang sức còn lại, khi người ta bảo bà con tàu Bồ Đào Nha mà bà đang hướng đến ấy đã đi rồi, bà vẫn nhất quyết đi tiếp chứ không trở về. Đàn bà mà bước chân ra đi, ít khi quay đầu lại lắm.
|
Sông Amazon |
Lịch sử thường rất thiên vị. Hình như chưa từng có câu chuyện nào về những người đàn ông bất chấp để đi tìm vợ con mình như thế. Godin cũng không khác. Ông rời Riobamba và khi bị mắc kẹt ở Guiana, ông làm việc trong các đồn điền kiếm tiền, thứ tích cực nhất ông có thể làm là gửi các bức thư thỉnh nguyện lên nhà vua để mong chờ được… về nước Pháp. Về nước Pháp chứ không phải quay lại tìm Isabel. Còn Isabel, bà tự quyết định dong thuyền vượt sông để tìm chồng. Câu chuyện về hành trình của Isabel chỉ được nhắc đến trong bức thư của Godin gửi thầy giáo mình sau này.
Chắc là Isabel hạnh phúc. Bà tìm lại được Godin, may sao ông vẫn còn đợi bà. Bà không bao giờ kể lại chuyến đi của mình. Ngay cả khi sống với Godin ở Pháp, với căn bệnh nấm da không thể chữa được – hậu quả của những ngày lang thang trong rừng Amazon, những cơn ác mộng vẫn lặp lại, chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, và không thể có thêm người con nào, chắc là bà vẫn hài lòng với lựa chọn của mình. Chỉ vài tháng sau khi Godin mất, Isabel cũng qua đời.
Hẳn Isabel chưa bao giờ hối hận vì hành trình của mình. Cái hành trình mà ngay cả trong thế kỷ hiện này vẫn xứng đáng là điều kỳ diệu, hành trình của người đàn bà vượt 3000 dặm từ thượng nguồn sông Amazon, một mình sống sót giữa rừng già với niềm tin mãnh liệt về cuộc đoàn tụ.
Những câu chuyện về Isabel rất ngắn. Nhưng rất lâu sau này, người ta dựng tượng bà ở một khu vườn nước Pháp, người ta kể về bà trong những câu chuyện kì lạ vùng Nam Mỹ, còn nhiều hơn cả về người chồng – nhà địa lý học Godin.
Đó là hành trình của người đàn bà cương quyết bước ra khỏi dãy núi dài nhất thế giới trước mặt, để đi tìm hạnh phúc mà bà tin.
Fansipan hơn cả một giấc mơ
Với những cán bộ, kỹ sư tham gia kiến tạo nên tuyến cáp treo Fansipan 5 năm về trước, những dòng ký ức về chuỗi ngày đầu tiên vạch núi, mở đường còn lớn hơn cả một giấc mơ.
Giấc mơ chạm đỉn h Hủa Xi Pan
Fansipan, trong tiếng bản địa còn có một tên gọi khác là Hủa Xi Pan, nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh, có niên đại từ hơn 250 triệu năm về trước. Đây cũng là dãy núi có địa hình phức tạp bậc nhất Tây Bắc nên việc chinh phục Fansipan chưa bao giờ là chuyện dễ.
Đỉnh Fansipan là giấc mơ chinh phục của biết bao người
Năm 1964, trong bức thư gửi Tô Hoài từ Fansipan, nhà văn Nguyễn Tuân có viết: "Hoài. Mình leo Hoàng Liên Sơn cả lên cả xuống mất 5 ngày. Người đang mệt và đầu gối rất đau. Mình ở trên đỉnh cao nhất được thấy hoa đỗ quyên nở rất đẹp... Trong đời mình, trong mọi mùa xuân, mình chưa bao giờ thấy mây và hoa nhiều đến thế. Lên đây lạnh, mưa gió như bão, túi luôn phải có chai rượu mạnh để chống khí núi..."
Phải một năm sau đó nữa, đoàn công tác chính thức để đo đạc, khảo sát mới được thành lập. Cũng kể từ đây, lối mòn dẫn lên điểm cao nhất của 3 nước Đông Dương dần được phát lộ.
Lê Hồng Quang - một phượt thủ kỳ cựu cũng đồng thời là người đã "khai sinh" ra đỉnh chóp kim loại trên đỉnh Fansipan lắc đầu quầy quậy mỗi lần nhắc lại hành trình leo Fansipan. Anh bảo cực nhất là những lúc gặp mưa. Nước từ trên những tán rừng lớn đổ ồng ộc xuống phía dưới khiến cho con đường trở nên trơn tuột. Gió Ô Quy Hồ từ sườn Lai Châu cũng ào ạt lùa về, tạt thẳng vào mặt những gã trai đã ướt đầm và đang run lập cập. Rất nhiều người đã buộc phải bỏ cuộc giữa chừng vì không thể chịu được hành trình kéo dài 3-4 ngày đêm như thế.
"Cuộc chơi" với nóc nhà Đông Dương khi đó chắc chắn chỉ dành riêng cho những gã có đủ máu liều, đủ đam mê và cả ý chí lẫn sức bền phi thường. Tuyệt nhiên chẳng ai dám nghĩ tới viễn cảnh xa xôi rằng có một ngày bất cứ ai đều sẽ có thể chạm tay vào cột mốc đánh dấu độ cao 3.143 m.
Gian nan vẽ... đường bay trên thung lũng Mường Hoa
Giấc mơ chinh phục Fansipan dành cho số đông cứ thế ngủ vùi cho tới cuối năm 2013, khi công trình xây dựng cáp treo Fansipan chính thức được khởi công. Từ khắp nơi, hàng trăm cán bộ, kỹ sư và công nhân của Sun Group mang theo ý chí, quyết tâm cao độ trong nỗ lực "không tưởng" để kéo một con đường riêng nối thẳng từ thị trấn Sa Pa lên đỉnh trời.
Hành trình khai mở Fansipan lúc này đã không còn được tính bằng cây số nữa mà bằng cách đếm số con dốc và trảng rừng đã leo qua. Lối đi chằng chịt cây rừng níu chặt lấy chân người. Dốc nối dốc toàn những đoạn đá dựng đứng như sống lưng ngựa chồm lên, chỉ cần sẩy chân đã có thể bị trượt dài xuống phía dưới cả chục mét. Để di chuyển qua vực sâu, các kỹ sư, công nhân phải tự đóng thang bằng cây rừng hoặc buộc dây vào các gốc cây cổ thụ rồi đu mình vượt núi. Chuyện người bị lạc trong "trận đồ bát quái" rừng Hoàng Liên cũng không phải hiếm.
Thi công cáp treo Fansipan
Đi đã khổ một, ăn ở tại Fansipan giai đoạn 2013-2016 còn khổ gấp trăm lần. Do đặc thù công việc, hầu hết thời gian của những người xây cáp như Má A Tông hay Trịnh Văn Hà... đều phải lưu trú trong rừng sâu. Những "phòng ở" di động được họ dựng lên chỉ bằng tre nứa uốn cong thành mái vòm, phía trên được phủ sơ sài bởi lá cây và bạt dứa. Gặp những ngày gió lớn hay mưa tuyết đổ về, căn phòng đơn sơ ấy cũng oằn mình, phập phồng chờ sập. Những lần băng tuyết ghé thăm thì phải mất mấy ngày đồ tiếp tế mới tới nơi. Đến lúc mở ra, cá khô, thịt thà đã chảy nước, bốc mùi không sử dụng được. Thậm chí, trong nhiều giai đoạn, anh em trong rừng chỉ còn biết chia nhau vài gói mì tôm cầm hơi hoặc ăn tạm rau rừng để có sức tiếp tục làm việc.
Từng ấy thứ khắc vào ký ức những người ôm giấc mơ vẽ đường bay lên đỉnh trời một ấn tượng chẳng thể nào phai nhạt. Nhưng cũng không vì thế mà ý chí sắt đá của những người Fansipan bị mài mòn. Đầu năm 2016, tuyến cáp kỳ vĩ dài hơn 7 km đã chính thức được đưa vào vận hành, quãng đường di chuyển từ Sa Pa lên nóc nhà Đông Dương giờ chỉ còn 15 phút. Mồ hôi, nước mắt, máu và cả thanh xuân của những người Sun Group khai mở đã cho quả ngọt khi một huyền thoại mới mang tên Fansipan đã chính thức bắt đầu....
5 năm đã qua đi kể từ ngày đó. Sa Pa từ một vùng đất đang "ngủ quên" nay đã thôi không còn lặng lẽ. Và Fansipan thậm chí còn vươn mình trở thành "viên ngọc quý" của du lịch Việt Nam khi lần lượt chinh phục những giải thưởng danh giá như "Điểm đến du lịch văn hoá hàng đầu thế giới" (2019, 2020), "Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới" (2020) do World Travel Awards trao tặng. Còn riêng với những người như A Tông, anh Trịnh Văn Hà..., phần thưởng lớn nhất là được quay trở lại "trận địa xưa", chứng kiến những nụ cười viên mãn của hàng nghìn du khách trên đỉnh Fansipan mỗi ngày.
Đánh thức tiềm năng du lịch ở Trung Tiến Có tiềm năng phong phú và đa dạng từ hệ thống thác nước, cảnh quan thiên nhiên cùng giá trị văn hóa bản địa, xã Trung Tiến (Quan Sơn) đã thực hiện chủ trương phát triển ngành 'công nghiệp không khói' bằng những việc làm thiết thực. Người dân tắm mát ở thác Ba, xã Trung Tiến. Nét chấm phá tươi xanh Trong...