Hạnh phúc nằm trên…. mâm
Chị về sớm hơn thường lệ vì đối tác đã ăn trên máy bay. Và chị nhìn thấy cả nhà đang tụ tập dưới bếp, bố chị đang chỉ đạo cháu trai chuẩn bị bát đĩa, chồng chị hôm nay cũng về sớm đang phụ ông nấu canh.
Chị mang cái túi lên vai vội vàng ra khỏi nhà vừa bảo với ông: hôm nay con bận đi ăn với đối tác, bố đưa cháu đi ăn tạm thứ gì nhé. Ông lặng lẽ không nói gì.
Khi cháu được nghỉ hè, ông bảo con gái cho cháu về quê chơi với ông bà nhưng sau bế giảng chưa được một tuần, con trai còn chưa có thời gian “xả hơi”, chị đã xếp thời khóa biểu cho bé lịch học thêm kín mít. Ông ngoại ngậm ngùi nghe chị giải thích “Chương trình học của bọn trẻ bây giờ nặng lắm, học ở trường bọn trẻ không tiếp thu kịp được. Không tranh thủ học hè, đến khi vào năm học có vắt chân lên cổ chạy cũng không kịp”.
Trời không chịu đất, thì đất phải chịu trời. Thế là ông phải khăn gói quả mướp lên thăm cháu. Ông ở quê lên chơi với cháu mới được mấy ngày mà thường xuyên phải ăn cơm hàng cháo chợ. Hai vợ chồng con gái rất bận, sáng đi sớm, tối về muộn. Ông chợt nhớ bát cơm nóng bà nấu và thương thằng cháu như cái bóng trong ngôi nhà này…
Ông ở quê lên chơi với cháu mới được mấy ngày mà thường xuyên phải ăn cơm hàng cháo chợ vì con gái quá bận. Ảnh minh họa
Lạ thật, lúc bình thường chị thấy nhà rộng lắm, mỗi người chui vào thế giới độc lập của mình để vào mạng, xem ti vi… nên ngôi nhà 5 tầng cảm giác thênh thang lạnh lẽo, vậy mà ngay giây phút này đây, không gian như nhỏ lại trong phòng bếp đã lâu lắm rồi mới có mùi dầu mỡ khi mọi người cùng tụ tập bên nhau. Một khoảng lặng hạnh phúc hiếm hoi giữa cái bộn bề vội vã hằng ngày, một chút nhàn rỗi êm đềm đã lâu rồi chị mới cảm nhận được.
Video đang HOT
Chị cảm giác như được sống chậm hơn, nhớ và suy ngẫm về những khoảnh khắc ngọt ngào – những bữa cơm ấm áp cùng mọi người. Chị nhớ đến chiếc bàn ăn luôn đủ các thành viên trong gia đình chị ngày xưa. Nhà đông con, nên bữa cơm cũng vì thế mà đầy ắp tiếng nói cười. Chỗ ngồi của từng người trong gia đình, mẹ và chị gái ngồi cạnh nồi cơm chịu trách xới cơm, rồi đến bố và các em, một thói quen rất bình dị nhưng đó chính là một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ.
Hồi đó nhà chị còn nghèo, cơm có bữa thiếu bữa đủ, nhưng tình cảm gia đình thì luôn đong đầy. Bố chị vẫn gọi những bữa ăn gia đình là nơi để mọi người có thể gần bên bên nhau và sẻ chia những câu chuyện buồn vui hàng ngày. Chị nhớ giây phút cả nhà vui như thế nào khi thằng em chị khoe những thành tích trong học tập, hay phút chùng lòng khi bất giác nghe tiếng bố thở dài trước tin giá xăng tăng, nhớ những món ăn mẹ nấu…
Chị nhớ ngày xưa gia đình nhỏ của mình cũng rộn rã tiếng cười khi 2 vợ chồng cùng vào bếp. Ảnh minh họa
Chị chợt nhớ ngày xưa gia đình nhỏ của chị cũng rộn rã tiếng cười. Chồng chị cũng thích vào bếp cùng vợ chuẩn bị cho bữa ăn gia đình, thằng con lăng xăng phụ bếp giúp mẹ, chiếc điện thoại luôn kề kề bên tai để “tường thuật trực tiếp” những bí quyết nấu ăn của mẹ chị. Chị cảm nhận được sự đầm ấm, chia sẻ, yêu thương ngọt ngào của tổ ấm nhỏ. Hồi đó dù công việc của hai vợ chồng theo ca rất khó sắp xếp nhưng mỗi tối cả nhà vẫn cố gắng tranh thủ quây quần nấu ăn trong gian bếp ấm cúng, mâm cơm nóng sốt, trò chuyện về việc học hành của con, chia sẻ với nhau về công việc hàng ngày.
Nhưng rồi, chốn đô thị phồn hoa, cuộc sống cứ bon chen, nhộn nhịp và náo nhiệt như cơn sóng biển đã cuốn gia đình chị vào nếp sống mới. Hai vợ chồng đều theo đuổi sự nghiệp ngoài xã hội, con cái bận học thêm lớp này lớp nọ và bắt đầu những mâm cơm nguội lạnh thiếu vắng dần các thành viên trong gia đình, chỉ còn chiếc bàn ăn sang trọng nhưng rộng quá mức cần thiết lẻ loi đứng một mình…Gia đình chị đã có thêm rất nhiều thứ tiện nghi hi
ện đại nhưng đã mất đi một thứ rất quý giá đó là không khí quây quần cùng gia đình.Bữa cơm của bố đã làm cho chị nhận thức được trong cuộc sống còn nhiều thứ ý nghĩa hơn vật chất… Nếu ai thường xuyên phải xa nhà, sẽ thấy sự quý giá của bữa cơm gia đình ấm cúng, sẽ thấy trân trọng cái cảm giác được hối hả, mau chóng trở về với tổ ấm của mình để tận hưởng cảm giác bình yên sau một ngày tất bật.
Những bữa cơm quây quần mới thật sự là vô giá để tạo nên hai chữ gia đình. Ảnh minh họa
Bao nhiêu lâu rồi các thành viên trong gia đình chị không ngồi bên nhau, chị cảm giác như lâu nay vợ chồng chị về nhà như cần một chỗ ngủ qua đêm sau một ngày mệt mỏi, để rồi sáng sai lại hối hả dắt xe đi. Bao lâu rồi hai vợ chồng không có những cuộc cãi vã nảy lửa vì chẳng có trao đổi nào khi mỗi ngày chỉ lướt qua nhau như hai cá thể độc lập… Bao lâu rồi chị không được nghe tiếng con trai líu lo bên mâm cơm ngoài chuyện bài vở…
Vợ chồng chị cứ mải miết tìm kiếm vật chất nhưng không biết rằng nó chỉ có thể làm nên giá trị tạm thời mà không đảm bảo một tổ ấm hạnh phúc. Những bữa cơm quây quần, những mối quan tâm sẻ chia vui buồn của cuộc sống… mới thật sự là vô giá để tạo nên hai chữ gia đình.
Giờ đây, chị không còn loay hoay đi tìm giá trị đích thực của một gia đình hạnh phúc, mà chị đã cảm nhận được rất rõ rằng, nơi nào còn có những bữa cơm gia đình ấm cúng để chia sẻ yêu thương nơi đó sẽ chính là gia đình.
Theo St/Phununews
Đi qua những ám ảnh đã cũ
Những nỗi đau, mất mát trong cuộc sống khiến cả hai dễ dàng thông hiểu và chia sẻ với nhau hơn.
Hôn nhân tan vỡ với chị Hiền là một nỗi đau. Người đàn ông mà chị yêu thương, tin tưởng đã lạnh lùng rũ bỏ chị đi theo người đàn bà khác. Những níu kéo của chị chỉ khiến cuộc sống vợ chồng rơi vào cảnh bức bối, ngột ngạt. Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho cuộc hôn nhân nặng nề ấy.
Ảnh minh họa.
Đưa con về nhà mẹ ruột, chị vừa nuôi đứa con gái nhỏ, vừa kiếm việc làm. Nhờ chăm chỉ, nhanh nhẹn cộng với nhiệt tình, thân thiện, dần dần, chị được đề bạt lên chức vụ trưởng một bộ phận trong công ty. Hơn 3 năm nay, cuộc sống của mẹ con chị khá ổn. Chị cũng đã thôi chạnh lòng khi nghĩ đến những ngày tháng cũ. Rồi chị gặp anh Văn khi đi công tác, một người đàn ông ít nói nhưng ân cần và tốt bụng. Vợ anh bị tai nạn giao thông và qua đời khi con trai mới được 10 tuổi. Những nỗi đau, mất mát trong cuộc sống khiến cả hai dễ dàng thông hiểu và chia sẻ với nhau hơn.
Dù vậy, phải lần lữa mãi, chị Hiền mới quyết định "đi bước nữa" với anh Văn bởi những ám ảnh trong cuộc hôn nhân trước và sợ cái cảnh "con anh, con em, con chúng ta". Tình yêu và lòng chân thành của anh đã chinh phục chị. Những tưởng mọi chuyện đã ổn, nhưng sau đó họ vấp phải sự phản ứng dữ dội của Vũ, con trai anh Văn. Cậu bé suốt ngày lầm lì không chịu nói chuyện với "dì Hiền" vì ấm ức "dì cướp mất bố của mình". Nhận thấy tình cảm cậu con trai "có vấn đề", hàng ngày anh Văn tìm cách gần gũi, nói chuyện với con, chăm sóc con nhiều hơn. Anh để cho con trai thấy mình không hề "bỏ rơi con". Rồi từng ngày từng ngày, sự quan tâm, lo lắng, sự chăm sóc ân cần dịu dàng của "dì Hiền" đã khiến Vũ cảm động. Hơn nữa, cậu bé biết không hề mất bố Văn, bởi bố Văn vẫn hết lòng lo lắng thương yêu mình. Cậu lại có thêm mẹ, có thêm em Na - những người mà trước đây cậu cảm thấy xa lạ, nay đã trở nên gần gũi và thân thiết.
Ảnh minh họa.
Hơn 1 năm nay, gia đình anh Văn chị Hiền có thêm một thành viên mới là bé Bống, kết quả tình yêu giữa anh với chị. Khỏi nói cũng biết, cả nhà họ vui như thế nào. Thằng Vũ, bé Na ngoài những giờ đi học trên lớp, về nhà lúc nào cũng quấn lấy cô em bé bỏng. Trong ngôi nhà tràn ngập tiếng cười của con trẻ, chị Hiền và anh Văn cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Theo Thủy Văn/Phununews
Tại cô hàng xóm trẻ đẹp sang chơi 'không đúng lúc' nên chồng tôi 'sa chân' Tha thứ là liều thuốc hiệu nghiệm nhất để chồng tỉnh ngộ rời xa cô hàng xóm trẻ người nhưng nuôi mộng "đoạt tình" của chồng người đó chị ạ. Mặt khác chị cũng cần mạnh dạn, cứng rắn giải quyết sòng phẳng với cô gái kia, nếu cô ta vẫn duy trì kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng" với người đàn...