Hạnh phúc khi có anh đi phía sau
Tôi và anh là bạn học cùng đại học. Anh là người ít nói, tính tình hiền lành, dễ gần, đặc biệt là rất hay cười bởi thế nên ngay từ lần đầu tiếp xúc tôi đã rất mến anh.
Tuy vậy mãi đến năm thứ 3 chúng tôi mới bắt đầu chính thức nói lời yêu nhau và làm đám cưới. Anh rất yêu tôi và chiều theo mọi yêu cầu, đòi hỏi của tôi. Bất kể điều gì làm được cho tôi anh đều sẵn sàng. Tôi nhận thấy ở anh một tình yêu chân thành mà giản dị. Duy chỉ có một điều mà tôi không thể hiểu nổi đó là anh không bao giờ đi song song với tôi mà luôn đi phía sau. Không hiểu tôi liền hỏi: “Có phải anh không thích đi cùng em không?”, anh cười dịu dàng và nói: “Đâu có, anh rất vui là đằng khác”. Dù sao tôi vẫn luôn có cảm giác cô đơn, thiếu an toàn. Nhưng thay vào đó tôi lại luôn nhận được những lời nhắc nhở của anh: “Phía trước có hố đấy em” hay “Bên cạnh có xe kìa”. Đến khi chiếc xe phóng qua, anh liền kéo tôi sang một bên.
Hạnh phúc khi anh ở phía sau em – Ảnh minh họa
Đi ở phía bên nào?
Tôi từng đem chuyện của anh kể cho cô bạn thân nghe, cô ấy bảo: “Lấy người nào luôn đi bên trái cậu là chuẩn nhất vì người đó sẽ đem lại cho cậu cảm giác an toàn, còn đi đằng sau thì có ý nghĩa gì nhỉ, mình cũng không rõ nữa?”. Cả hai chúng tôi đều không tìm ra câu trả lời. Cho dù vậy thì cuối cùng tôi và anh cũng cùng nhau bước trên tấm thảm đỏ của ngày cưới. Sau khi lấy nhau, anh vẫn trước sau như một, luôn đi phía sau tôi. Tôi hỏi anh: “Anh như vậy là có ý gì?” , anh trả lời: “Khi em đi, anh chỉ cần đi theo là được rồi”. Tự nhiên tôi thấy anh như thiếu dũng khí của một người đàn ông, bởi thế, chúng tôi bắt đầu cãi nhau. Kết quả sau những lần cãi nhau đó, tôi đòi li thân và chuyển ra ngoài thuê nhà ở một mình. Tuy vậy anh vẫn thường xuyên gọi điện cho tôi, hỏi xem tôi có gặp khó khăn gì không. Hành động này của anh không khiến tôi vui vẻ mà còn càng cảm thấy coi thường anh hơn.
Một hôm tự nhiên tôi lăn đùng ra ốm, lúc đó tôi thấy mình thật cô đơn vì không có ai ở bên chăm sóc. Có tiếng gõ cửa, thì ra là anh. Trong tay anh cầm một gói thuốc: “Anh nghe nói em bị ốm nên mua ít thuốc đến cho em”. Sự xuất hiện của anh khiến tôi vô cùng ngạc nhiên, tôi bảo anh: “Sao anh biết em ốm?”. Anh thật thà trả lời: “Vì anh muốn quan tâm đến em từ phía sau mà”. “Từ phía sau?”, trong lòng tôi bỗng xao động nhìn anh không chớp mắt.
Hạnh phúc khi anh ở phía sau em
Một hôm, khi đi cùng mẹ tôi, tôi cũng thấy mẹ luôn đi phía sau, cảm thấy hơi kỳ quặc tôi liền hỏi mẹ: “Mẹ, việc đi sau người khác thì có gì là hay đâu ạ?”, mẹ tôi cười nói: “Có như vậy thì hình bóng của con mới có thể nằm gọn trong mắt mẹ được”. Đến lúc này tôi chợt nhớ đến anh, trái tim tôi rạo rực, nước mắt không hiểu từ đâu cứ thế tuôn trào. Về đến nhà tôi nằm vật ra giường, trái tim thổn thức nghĩ đến anh. Tôi muốn có anh ở bên lúc này. Muốn được nằm trong vòng tay ấm áp của anh và nói cho anh biết rằng, em luôn muốn anh là người đi phía sau em.
Có lẽ trong cuộc sống không phải ai cũng thích đi phía sau bạn. Những người đi phía sau bạn chính là những người luôn đặt hình bóng của bạn trong con mắt của họ và bạn nên cảm thấy hạnh phúc vì điều đó.
Theo GĐVN
Vừa cưới xong, mẹ chồng đã đập cửa: 'Vàng đưa mẹ giữ hộ không mất đấy', ai ngờ nàng dâu cao tay làm một việc khiến bà chưng hửng...
Yêu nhau 2 năm, "tỏ hết đường đi lối về" rồi thì Hiền mới quyết định về một nhà với Minh. Trước khi cưới, cô thường năng sang chơi, tìm hiểu kỹ lượng tính tính bố mẹ chồng tương lai để sau này còn dễ sống.
Video đang HOT
Qua quan sát, Hiền thấy bố chồng tính tình hiền lành, tốt bụng. Nhưng mẹ chồng thì có vẻ là người giữ của, nói thẳng ra là hơi tham lam. Ngoài ra cô cũng thấy, em chồng cô đi làm về lương đều phải đưa hết cho mẹ giữ, muốn chi tiêu gì thì bảo bà đưa cho. Ngay cả Minh, chồng sắp cưới của cô như vậy.
Điều này khiến Hiền khá để tâm. Nếu sau này lấy nhau về, mẹ chồng cũng đòi cầm hết tiền lương của 2 vợ chồng cô thì sao? "Đồng tiền đi liền khúc ruột", gì chứ tiền nong thì vẫn nên của ai người nấy giữ, có gì chi tiêu cũng dễ hơn.
Thế là Hiền bàn với Minh, tiền lương sau này sẽ trích ra đưa sinh hoạt phí hàng tháng cho bố mẹ, rồi biếu thêm ông bà một khoản chi tiêu thôi, còn lại mình giữ hết, không thì gửi tiết kiệm khi nào có việc thì dùng. Mình thấy có lý nên đồng ý luôn với cô.
Ngày cưới cuối cùng cũng đến. Vì gia đình Hiền khá giả nên bố mẹ rồi cả họ hàng cô cho nhiều nữ trang, tiền và vàng lắm. Hôm ấy, cả cổ tay, cổ chân Hiền phải đeo đến hơn 2 cây vàng. Chốc chốc, Hiền lại thấy mẹ chồng cô quay sang liếc đống nữ trang và vàng trên người con dâu...
Kết thúc đám cưới, Hiền mệt mỏi rã rời. Cô định bụng toàn bộ tiền mặt thì đưa hết cho bố mẹ 2 bên còn nữ trang và vàng thì là bố mẹ cho riêng cô nên sẽ giữ lại làm của phòng thân.
Ấy vậy mà Hiền vừa tắm xong, đang định nghỉ ngơi một lúc thì nghe tiếng mẹ chồng gọi cửa:
- Hiền à, con đang làm gì đấy? Ra đây mẹ bảo.
- Dạ, có chuyện gì thế mẹ?
- À, đám cưới xong mẹ biết con đang mệt nhưng mà mẹ vẫn phải bảo cái này. Mẹ thấy con được cho nhiều vàng, mà các con còn trẻ mẹ sợ hay sơ sẩy rồi cất giữ không kỹ ấy. Rồi chẳng may mà mất thì chết! Đưa mẹ, mẹ giữ hộ cho, khi nào cần dùng thì mẹ đưa.
Thật ra, với tính cách của mẹ chồng, Hiền biết ngay không sớm thì muộn bà sẽ lên "dò la" của hồi môn của cô, nhưng mà chỉ không ngờ là bà lại "ra tay" sớm như vậy. Vừa mới xong đám cưới có mấy tiếng thôi mà! Đưa vàng cho mẹ chồng, muốn đòi cũng chẳng dám! Hiền đâu có ngu như vậy.
Cô đang định nói với mẹ chồng thì điện thoại đổ chuông:
- Ai đấy... à.. à vâng. Anh đến rồi à. Vâng, đúng địa chỉ rồi, anh chờ một chút.
Cúp điện thoại, Hiền quay sang cười đon đả với bà:
- Dạ, mẹ nói đúng, bọn con còn trẻ nên hay sơ sẩy lắm. Con cũng lo vậy nên may quá hôm trước con có đặt mua một cái két sắt nhỏ trên mạng, có gì bỏ vào đây rồi khóa lại là yên tâm. Người ta vừa gọi điện giao hàng đến đấy mẹ ạ.
Nói xong, Hiền chạy luôn xuống nhà để nhận két. Mẹ chồng Hiền nghe vậy thì chưng hửng, thất vọng lắm. Mặt bà cố tỏ ra vẻ vui nhưng giọng thì lạc cả đi:
- Thế à... ừ, con chu đáo vậy thì tốt... Ừ...
Tưởng vậy là xong, ai ngờ mấy hôm sau, lúc Hiền đang ngủ thì mẹ chồng lại gõ phòng một lần nữa:
- Con này, ngại quá. Mẹ có chuyện muốn nói con.
- Dạ mẹ, chuyện gì vậy ạ.
- À số vàng của con ấy. Con chưa dùng thì cho vợ chồng chú Nam vay được không, chú thím đang sửa nhà mà lại kẹt tiền giữa chừng con ạ...
Lại chuyện vàng, sự nhăm nhe của mẹ chồng cô vẫn chưa chấm dứt! Chú Nam là em trai ruột bố chồng Hiền, nhà chú còn giàu gấp mấy lần nhà Hiền, làm sao có chuyện không có tiền mà phải đi vay được. Mẹ chồng cô có muốn kiếm cớ thì cũng phải hợp lý tí chứ!
Ảnh minh họa
Cũng may, Hiền đã lường trước được tình huống mẹ chồng chưa có ý định buông tha cho số vàng của cô nên đã chủ động làm trước một việc này. Thế là Hiền cười khổ:
- Ôi thế ạ! Thế sao mẹ không nói với con sớm. Hôm qua còn lại vừa mang hết vàng ra ngân hàng gửi kỳ hạn mất rồi. Vừa an toàn mà vừa có lãi mẹ ạ. Đây là chủ ý của chồng con đấy, anh ấy trông vậy mà biết lo xa lắm.
Thực ra việc gửi vàng là ý của cô, nhưng Hiền cứ tạm thời đổ cho chồng cái đã. Nếu nghe là con trai mình bảo thì trăm phần trăm mẹ chồng cô sẽ không nói gì được nữa. Có gì chốc cô sẽ gọi điện bảo chồng nếu mẹ có hỏi thì phải bảo là ý của mình sau.
Y như rằng, vừa nghe con dâu bảo đây là chủ ý của con trai, mẹ chồng cô mặt ngắn tũn lại, bà chẹp miệng mấy lần:
- Ừ thế thì thôi vậy. Ừ.. đành thôi chứ biết làm sao...
Nhìn bà trông có vẻ mất hứng mà hụt hẫng lắm, chẳng khác gì vừa bị ai móc túi khoắng mất một số tiền lớn!
Ngoài vụ vàng, thì có một hôm, mẹ chồng Hiền cũng gọi cô ra, nói muốn "giữ hộ" tiền lương cho 2 vợ chồng cô. Vẫn cái điệp khúc, vì vợ chồng cô trẻ người non dạ nên sợ sơ sẩy rồi mất tiền. Cũng may là Hiền đã bàn từ trước chuyện này với chồng nên cô khéo léo nói với bà:
- Dạ, trước anh Nam đã khiến bố mẹ vất vả nhiều, từ giờ có thêm con về. Con xin phép được cùng anh chăm sóc bố mẹ. Bố mẹ cũng có tuổi rồi nên chúng con sẽ cố gắng tự lập, không để bố mẹ phải lo toan nhiều nữa.
Thế nên tiền lương thì chúng con tính như thế này: Hàng tháng con với anh Nam sẽ đưa sinh hoạt phí với biếu bố mẹ thêm ít đồng để chi tiêu. Còn lại thì chúng con gửi tiết kiệm, để sau này sinh em bé thì dùng. Đây cũng là chủ ý của anh Nam đấy ạ.
Lại một lần nữa Hiền đổ tội cho chồng mình. Nghĩ cũng buồn cười nhưng nếu mà nói đây là ý của cô thì thể nào mẹ chồng cũng kiếm cớ phản đối nhưng nói đây là ý của con bà thì cục diện nó khác ngay.
Có một chân lý vô cùng đúng đắn khi đối phó với mẹ chồng! Đó là nếu bà có bắt bạn làm gì mà bạn không muốn làm: Luôn luôn nói phải xin thêm ý kiến chồng hoặc đây là ý kiến của anh ấy. Có gì thì nói chuyện với chồng sau. Thường thì các bà mẹ chỉ phản đối con dâu chứ hiếm khi phản đối con trai mình!
Quả nhiên, mẹ chồng nghe Hiền nói vậy thì không vui ra mặt, nhưng bà cũng chẳng nói thêm được gì nữa, vì đây ngoài việc là ý của con bà thì cách trình bày của Hiền cũng rất nhẹ nhàng, có tình có lý nữa.
Thế là từ hôm ấy, bà không đả động thêm gì đến tiền nong của vợ chồng cô. Nói chung, nếu mẹ chồng thoải mái thì Hiền cũng chả tính toán gì nhưng khổ nỗi mẹ chồng cô hơi tham. Vậy nên là Hiền phải thể hiện thái độ thật dứt khoát!
Với lại Hiền xử sự khéo léo, không hỗn láo, cô lại làm đúng nên mẹ chồng không nói được gì là đúng rồi...
Theo WTT
Đi chơi với tôi mà các bạn khác giới của em gọi liên tục Tính em ham nhậu nên bạn bè nhiều, hầu hết là con trai, tôi khó chịu vì điều đó. Ảnh minh họa Tôi 29 tuổi, xuất thân nghèo khó từ tỉnh lẻ thuộc miền Trung. Sau khi thi rớt đại học tôi xin vào trường nghề học trung cấp 2 năm rồi vào Nam lập nghiệp với ước mơ thoát nghèo. Đã hơn...