Hạnh phúc gia đình từ vùng xa xôi
Ở miền xa xôi, cuộc sống gắn bó núi rừng có phần cực nhọc lại cho họ thời gian để bù đắp khoảng trống vật chất ấy bằng sự gắn kết tình vợ chồng, con cái bền chặt…
Trong cuộc sống bộn bề nhiều lo toan, chúng ta, ngày càng ít đi khoảng thời gian quí giá dành cho gia đình. Ở thành phố, một ngày trọn vẹn thoải mái vui chơi cùng những người thân yêu nhất đã là điều hạnh phúc hiếm. Với miền xa xôi, cuộc sống gắn bó núi rừng có phần phần cực nhọc lại cho họ thời gian để bù đắp khoảng trống vật chất ấy bằng sự gắn kết tình vợ chồng, con cái bền chặt.
Hạnh phúc với họ có khi chỉ là việc đi ăn món thắng cố với cơm nguội một lần cùng vợ con ở chợ phiên, hay cứng cỏi dựa vào nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết. Khó khăn hàng ngày đã vô tình cho họ có được thời gian bên gia gia đình thường xuyên hơn, và giúp họ vượt qua thiếu thốn. Hạnh phúc bình dị đầy rẫy khó khăn của người miền núi xa xôi đôi khi làm họ chạnh lòng, song lại là niềm mơ ước của không ít người thành phố.
Gia đình anh Sùng Tráng Páo (huyện Quản Bạ – Hà Giang) đang rất phấn khởi vì vừa kiếm được một gốc cây mục, anh Páo đang dự định sẽ cưa cái gốc để làm ít ghế ngồi cho các con.
Người mẹ trẻ đang khom người che mưa cho con khi cùng chồng bắt tôm trên sông (huyện Phù Yên – Sơn La).
Gia đình người Mông đi chợ phiên Si Ma Cai – Lào Cai để mua sắm quần áo cho con gái. Đây là khoảng thời gian thư giãn định kì sau một tuần lao động vất vả.
Một cử chỉ lãng mạn của đôi vợ chồng người Mông bán ngựa ở chợ Bắc Hà – Lào Cai.
Video đang HOT
Một đôi vợ chồng già trên đường về nhà. Trước đó, họ đi chợ Đồng văn – Hà Giang, vợ mua sắm, còn người chồng thì chơi chim và uống rượu cùng bạn.
Một đôi vợ chồng người Mông ở huyện Si Ma Cai đang hỏi ý kiến nhau khi đi chợ phiên mua mõ trâu.
Cảnh thường thấy ở các chợ phiên vùng cao, người vợ có thể chờ cả buổi để chồng uống rượu và tán chuyện cùng bạn bè.
Giây phút nhàn nhã và vui vẻ của gia đình người Mông với bữa thắng cố kèm cơm nguội ở chợ Đồng Văn – Hà Giang.
Anh chồng đang hôn trộm đứa con địu trên lưng vợ khi đi chơi chợ phiên Si Ma Cai – Lào Cai.
Những đứa trẻ lăn lóc bên ruộng bậc thang trong khi bố mẹ bận công việc ở xã Chế Cu Nha huyện Mù Cang Chải – Yên Bái.
Những cặp vợ chồng người Mông ở xã Ma Lé huyện Đồng Văn – Hà Giang đang rất vui vẻ thu hoạch cây cải.
Vợ chồng Hầu A Sáng người Mông (xã Y Tý – Lào Cai) vừa bị mất trắng 3000 gốc thảo quả vì đợt rét kèm tuyết rơi vào tháng 1/2014. Trong bữa cơm thân mật tiếp khách, anh Sáng vẫn rất lạc quan và nói, sẽ quyết tâm trồng lại thảo quả để thu hồi vốn và lấy tiền mua sắm cho gia đình.
Đôi vợ chồng người Mông đi làm nương về trên con đường bồng bềnh giữa biển mây ở xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà – Lào Cai.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Người Mông chua xót về cái chết rét của trâu, bò
Băng tuyết, rét lạnh cùng với sương muối là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trâu, bò, hoa màu chết nhiều ở Lào Cai.
Trâu, bò chết la liệt ở Lào Cai do thời tiết rét lạnh và sương muối
Sáng sớm 20/2, vượt qua cung đường cua tay áo trong tiết trời băng giá, chúng tôi tìm đến thị trấn Sapa (Lào Cai), nơi có tuyết rơi trong 2 ngày 18 - 19/2. Dọc hai bên đường từ thành phố Lào Cai đi qua huyện Bát Xát rồi hướng thẳng theo đường 4Đ về Sapa xuất hiện nhiều thịt trâu, bò được bày bán. Vây quanh những miếng thịt trâu, bò phần lớn là những người dân tộc Mông và lác đác những du khách tạm dừng xe trả giá mua thịt.
Anh Giàng A Sứng (xã Y Tý, huyện Bát Xát) cho biết: "Trời rét quá nên trâu nhà chết 4 con. Nhà tôi đã mổ bán được 2 con rồi, giờ còn 2 còn nữa đang mổ để mang xuống huyện bán. Nếu ai mua cả con tôi bán 6 triệu đồng không thì tôi bán 180 nghìn đồng/kg".
"Cách đây 2 năm, mấy anh em nhà tôi góp tiền mua được hai cặp trâu, bò để thả lên đồi nuôi. Giờ chúng lăn ra chết rét, thế là lỗ rồi. Mong sao bán được thịt trâu để lấy tiền mua trâu, bò mới", anh Giàng A Sứng nói thêm.
Ông Sí Trung Kiên (Phó trưởng phòng nông nghiệp huyện Bát Xát) cho biết: "Theo thống kê mới nhất của phòng, sau đợt rét này, cả huyện thiệt hại 36 con trâu, 7 con bò. Phần lớn, trâu bò bị chết do nhiệt độ xuống thấp, lạnh rét và sương muối. Nhiều hộ dân không kịp đưa trâu từ đồi về nên đã xảy ra tình trạng này".
Do trâu, bò chết đột ngột vì lạnh nên những hộ dân nuôi trâu, bỏ đã mổ thịt ngay tại chỗ và bày bán ngay trước cửa nhà, giá thịt ở đây sẽ thấp hơn (170 nghìn đồng/kg) so với việc đưa thịt trâu, bò xuống huyện bán (230 nghìn đồng/kg).
Ông Sàng A Lìn (xã Sapa, huyện Sapa) cho biết: "Nhà nước đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi làm chuồng trại cho gia súc trong mấy năm qua. Chỉ những hộ nào không làm tốt nhà ở cho trâu, bò; không lo đủ thức ăn, đốt lửa sưởi ấm hoặc vẫn thả rông thì nó mới chết thôi. Lạnh thế này, không mặc ấm thì người cũng chết".
Còn anh Ma A Vành ở xã Chung Chải (huyện Sapa) chia sẻ: "Mấy hôm trước trên vô tuyến đã phát hình cảnh cáo trâu bò chết do lạnh, cán bộ địa phương cũng đã đi đến từng nhà nhắc rồi nhưng vì tranh thủ chưa tới mùa làm nương nên thả rông trâu, bò vào rừng sâu cho chúng ăn cỏ tự nhiên. Thấy tuyết rơi mới đi tìm thì nó đã chết vì lạnh".
Ngày 19/2, huyện Sapa đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để bàn biện pháp giảm thiểu thiệt hại trong giá rét. Theo đó, huyện triển khai ngay việc che đậy cây cối, hoa màu; tăng cường chăm sóc gia súc đang được nuôi nhốt trong chuồng; phía công an tăng cường đảm bảo an toàn giao thông tại những tuyến đường trọng điểm...
Trâu, bò chết được người dân mổ thịt đem đi bán.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tuyển - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho biết: "Chỉ tính 2 đợt rét trong tháng 2, toàn tỉnh đã có 272 con trâu, bò bị chết rét, tập trung chủ yếu tại các huyện Sapa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát và Si Ma Cai, nâng tổng số trâu, bò bị chết rét từ đầu năm đến nay lên 799 con. Ngoài ra còn nhiều diện tích rau, hoa quả, cây dược liệu và cây trồng khác bị ảnh hưởng nặng nề...".
"Đến sáng ngày 20/2, hầu hết lãnh đạo ngành NNPTNT các tỉnh miền núi phía Bắc đã chia thành nhiều đoàn xuống cơ sở để đôn đốc, kiểm tra tình hình phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm và cây trồng. Đây cũng là thời điểm chuẩn bị cho vụ lúa xuân, do đó bà con cần áp dụng những biện pháp chống rét triệt để, nhằm đảm bảo sản xuất thắng lợi", ông Nguyễn Văn Tuyển cho biết thêm.
Có khả năng trong những ngày sắp tới, trên địa bàn của tỉnh Lào Cai sẽ xuất hiện dày đặc sương muối cùng với thời tiết rét đậm, rét hại. Bởi vậy, chính quyền địa phương và người dân cần chủ động, dự phòng công tác bảo về súc vật, gia cầm và hoa màu. Tránh tình trạng để trâu, bò chết la liệt khắp các đồi núi mà không ai biết.
Theo Khampha
Mãn nhãn xem ngựa đua Bắc Hà sải vó tại Thủ đô Chiều 16/2, lễ hội đua ngựa truyền thống của người Mông tại Bắc Hà - Lào Cai đã được tái hiện lại trong khuôn khổ ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" tại Làng văn hoá - du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, lễ hội...