Hạnh phúc cho tất cả
Người đàn bà đó tìm đến tận nhà tôi. Nghe chị ta đề nghị chuyện đó, thoạt đầu tôi đã nghĩ chị ta thần kinh. Bởi chẳng ai bình thường lại yêu cầu một người đàn bà khác ngủ với chồng mình.
Ảnh minh họa
Tôi lấy chồng rồi bỏ chồng chỉ vẻn vẹn chưa đầy một năm. Chồng tôi là một tên vũ phu, vì thế tôi và hắn li dị một cách chóng vánh. Tôi chuyển đến một tỉnh xa để sống. Từ ngày đó cho tới giờ, đã 5 năm có lẻ. 5 năm với 3 người đàn ông đi qua đời và 3 lần tôi chuyển nơi ở.
Trở thành một người đàn bà cô độc khi tuổi còn quá trẻ, lại sống một mình nơi đất khách, tôiđã nghĩ phải kiếm cho mình một gã mà nương tựa. Tôi chẳng dại gì nghĩ tới chuyện kết hôn bởi sợ những trận đòn roi mà cuộc hôn nhân đầu tiên mang lại. Vì thế, tôi cho rằng, thà sống cái cảnh già nhân ngãi non vợ chồng còn hơn. Họ sẽ vẫn chu cấp cho tôi tiền, mà lại không có cái quyền quản thúc tôi. Tôi cũng chẳng phải trăn trở với vai trò và nghĩa vụ làm vợ.
Nghĩthế nào tôi làm thế đấy. Chuyển đến nơi ở mới không lâu, tôi “bắt” được một người. Sống với ông ta được hơn năm thì vợ ông ta tìm đến nhà đánh tôi thừa sống thiếu chết. Và tôi lại chuyển đi. Lần hai, một kịch bản tương tự lại diễn ra, dù lâu hơn. Tôi giấm giúi đi lại với một lão tầm ngoài 50, hơn 3 năm, con cái lão biết cho người đến “dằn mặt” tôi vì sợ tôi nhăm nhe chiếm đoạt tiền của bố chúng.
Lần này, tôi đến một tỉnh mới và gặp chồng của người đàn bà đó. Tôi mở một quán bia nhỏ. Ngày hè, trời nóng nực, quán của tôi cũng khá đông khách, tất nhiên toàn là nam giới. Tôi chú ý đến người đàn ông đó. Tầm 40 tuổi, cao ráo, phong độ. Chiều nào cũng uống bia một mình, khuôn mặt có vẻ buồn buồn.
Video đang HOT
Không mất nhiều thời gian tôi tiếp cận được với người ấy. Anh ta xem chừng có vẻ xuôi xuôi. 5 lần ở lại nhà tôi tới khuya rồi đột ngột anh ta lại phóng về. Có nỗi sợ nào đó trong anh ta khiến anh ta không dám tiến tới. Cho đến đêm thứ 6, anh ta ở lại và chuyện gì đến đã phải đến…
Sáng anh ta mặc vội mặc vàng quần áo về mất. Hôm sau người đàn bà đó tìm đến tận quán nhỏ của tôi. Khi nghe chị ta giới thiệu là vợ anh, tôi toan chạy thật nhanh. Kinh nghiệm 2 lần bị đánh ghen dạy cho tôi điều đó. Nhưng chị nắm tay tôi lại, điềm đạm nói:
- Côcó thể mời tôi vào nhà được không, tôi có chuyện muốn nhờ cô!
Chịta đi một mình, phong thái và cách nói chuyện không có vẻ gì là muốn “dạy cho tôi một bài học” cả. Không hiểu sao sự sợ hãi trong tôi không còn, tôi mời chị vào nhà.
Chị bắt đầu kể. Họ lấy nhau hơn chục năm nhưng không có con. Lỗi là ở chị. Chị không có được cái thiên chức làm mẹ. Khi biết điều đó, chị viết đơn li dị yêu cầu anh kí. Không có con, đó không chỉ là nỗi đau với người đàn bà, mà với chồng họ đó cũng là sự bất công quá lớn. Chị không muốn tàn nhẫn, ích kỉ, giữ chặt anh cho mình để chồng không có được hạnh phúc làm cha. Nhưng anh không chịu. Có lẽ tình yêu anh dành cho chị đủ lớn để cân bằng điều đó. Chị đồng ý không li hôn với điều kiện anh phải kiếm một đứa con cho mình. Và chị sẽ là người sắp xếp tất cả. Có lẽ niềm mong mỏi trong anh cũng quá nhiều nên anh gật đồng đầu ý.
Tôi bắt đầu hiểu ra, việc anh đến uống bia thường xuyên ở quán tôi là anh cố tình tiếp cận tôi. 5 lần anh ở lại tới khuya rồi lại ra về có lẽ là lúc anh thấy cắn rứt lương tâm với người vợ mà anh yêu thương. Ngay cả tối qua, anh có gì đó như cam chịu chứ không vồ vập như những gã đàn ông trốn vợ đi tìm của lạ khác.
Chịnói đã tìm hiểu chuyện của tôi. Biết tôi không vướng bận gia đình. Chị cầu xin tôi sinh cho anh một đứa con. Chị nói sẽ chăm sóc cho nó tử tế, chu cấp cho tôi đầy đủ và cũng sẵn sàng san sẻ anh nếu tôi muốn. Vì chị nghĩrằng, việc anh không bỏ chị đã chứng minh tất cả. Và vì điều đó chị chấp nhận chịu thiệt thòi, miễn là anh được làm bố.
Giá mà chị cầm vài chục triệu đến ném vào mặt tôi. Bảo tôi hãy sinh cho anh một đứa con rồi biến đi như chưa từng tồn tại. Thì tôi sẽ nhận tiền, sinh con nhưng đừng hòng tôi bỏ đi. Tôi sẽ vì thế mà bấu víu thật chặt để có được cái địa vị của một người đàn bà biết sinh con. Nhưng đằng này chị nói tôi hãy ở lại và sẵn sàng san sẻ anh cho tôi, chấp nhận tôi như thể tôi là một người vợ hai của anh.
Tôi đến với anh không phải vì tình yêu, chỉ muốn dựa dẫm mà thôi nhưng sao nghe chị đề nghị tôi bỗng nhiên cảm thấy mình có tư cách của một người đàn bà được xem trọng. Tôi quyết định đồng ý. Khi gật đầu tôi hoàn toàn không nghĩ đến tôi có thể nhận được một số tiền kha khá, không nghĩ đến sẽ chiếm tình cảm của anh mà đơn giản tôi chỉ thấy mình cần làm thế giúp chị. Vì chị và tôi đều là đàn bà.
Tôi mang thai. Ngày nào chị cũng chuẩn bị đủ thứ nào là gà tần, bê hấp, hoa quả, thôi thìđủ loại. Hôm chị trực tiếp cầm sang, hôm thì bảo anh mang tới. Nhiều lần anh ở lại cùng tôi. Thấy anh có vẻ ngượng ngùng, tôi biết có lẽ chị bắt anh sang đây. Vì thế tôi bảo anh về. Rồi tôi sinh con, một bé trai kháu khỉnh…
Giờ thì tôi đang ở một tỉnh khác. Cách xa anh chị cả nghìn cây số. Tôi gửi con lại cho anh chị rồi ra đi. Tôi tin con tôi cũng hạnh phúc khi được chị và anh nuôi dạy. Lần ra đi này không phải vì chạy trốn, đơn giản vì tôi cần làm thế để giữ gìn hạnh phúc, cho tất cả.
Theo Dantri
Nhớ tiếng gọi đò
Nhà tôi ở bờ Bắc sông Vu Gia (Quảng Nam), còn huyện lỵ nằm phía bờ Nam nên chuyện đi lại khó khăn thập phần, nhất là vào mùa mưa lụt. Trước năm 1995, học sinh cấp 3 (thời của tôi là cấp 2) quê tôi phải ở trọ nhà bà con hoặc quen biết bên bờ Nam chứ không thể đi về hằng ngày được bởi đò giang cách trở.
Mỗi làng có dăm ba ngôi nhà ngói là nhiều, trong đó phân nửa là nhà ngói quà (mái lợp ngói, vách bằng phên tre trét cứt trâu), còn lại là nhà tranh, phên tre, cột bằng gốc tre. Nhà nào có được cái chuồng cu (4 cây cột gỗ ghép mộng xuyên trính ở gian giữa), còn lại là tranh tre đã thuộc vào hạng khá giả. Đò ngang là chiếc ghe đan trét dầu rái. Người chèo đò là dân vạn chài ven sông. Người trong làng đi đò không phải trả tiền, tới mùa họ đến nhà lấy lúa. Tôi không nhớ bao nhiêu song nghèo cả làng, cả xã chắc họ cũng nghèo theo. Mấy người con gia đình vạn chài đi học với tôi hồi nhỏ, dường như tới lớp ba rồi nghỉ. Tôi biết tóm lưỡi câu, cắm câu là nhờ những người bạn ấy.
Ảnh : TRẦN CHÍ KÔNG
Sau ngày giải phóng, người dân vạn chài ở quê tôi được cấp đất ruộng như người trên bờ nên cuộc sống họ dần dần khá lên nhờ có thêm nghề làm cá và đưa đò. Mưa ở quê tôi cứ sùi sụt suốt ngày nên đường lầy lội, có nơi bùn ngập ống quyển. Hồi nhỏ, mẹ tôi phải nhờ mấy anh lớn hơn trong xóm cõng giúp khi tôi đi học mà gặp phải những chỗ bùn sâu. Hòa bình lập lại, đường làng quê tôi cũng thế. Và đến thời điểm ấy, tôi mới hiểu thế nào là "mưa đen trời thối đất". Bây giờ, mỗi lần nghĩ về quê nhà, tôi vẫn nhớ đến những mái nhà tranh với khói lam chiều, nhớ những ngày "mưa đen trời thối đất", nhớ gian bếp nhà ai trong mùa mưa lụt vừa để nấu ăn vừa chất củi rều (những cành khô trôi từ thượng nguồn xuống) xung quanh ông kiềng cho khô để làm chất đốt nên khói mịt mù...
Trời tháng 10 khoảng 4-5 giờ chiều là đã tối om. Đường trơn như thoa mỡ mà ai cũng vội vội vàng vàng. Tới bến sông thấy nước đục ngầu chảy xiết nhưng vẫn tin mình sẽ được đến nhà. Bên kia sông, mấy ánh đèn dầu trong nhà hắt ra lập lòe cứ như ánh đuốc ma trơi. Gió rít trên đầu, nước dập dềnh trước mặt và khản giọng kêu đò. Nếu nghe tiếng mái dầm hoặc con sào đụng vào be ghe lộp cộp là mừng; còn chỉ có tiếng gió, tiếng mưa quất vào ruộng dâu, vào bờ tre thì tiếp tục... đò ơi! Nghe tiếng người chèo đò hoặc người trong gia đình băng gió vọng tới báo nước chảy xiết đò qua không được thì phải quay trở lại tìm nhà người quen tá túc qua đêm.
Năm 1995, vùng B (các xã thuộc huyện Đại Lộc nằm bờ Bắc sông Vu Gia) được Liên Hiệp Quốc tài trợ kinh phí cải tạo đồng ruộng, mở đường, xây cầu qua sông. Liền đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam tiến hành bê-tông hóa đường nông thôn. Bến đò quê tôi được cầu Quảng Huế bắc ngang qua nối đường trải nhựa chạy khắp vùng. Từ đó, đời sống tinh thần, vật chất của bà con quê tôi khá lên thấy rõ. Bây giờ, xe hơi lên xuống ào ào. Mùa mưa lụt, xe cũng chạy vào tới tận nhà, giày dép chẳng phải xách tay lội bùn như trước. Đêm hôm, dù có mưa gió bão bùng, người hai bên bờ sông Vu Gia vẫn qua lại bình thường - điều mà trước năm 1995 nằm mơ cũng không thấy. Người chèo đò năm xưa vẫn ở nơi bến sông ấy nhưng nhà cửa khang trang, đẹp đẽ; lắm người ở phố thị không bằng. Đã đôi lần, tôi về đứng trước cổng nhà anh, thấy dấu tích của bến cũ mà tưởng đến tiếng gọi đò trong đêm vắng...
Quê tôi bây giờ không còn nhà tranh, có nhiều nhà cao tầng. Và dưới những mái nhà ấy, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng học bài, vẫn thấy làn khói thơm lan ra chuẩn bị cho bữa cơm chiều...
Theo VNE
Một tiếng "nhà" Trong khi khuyên nhủ chúng ta phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở rằng đó là cái vốn ngàn đời của dân tộc. Và trong cái vốn rất phong phú ấy, chúng ta có thể tìm thấy thêm được nhiều điều vê dân tộc mình. Có lẽ ngôn từ đầu tiên đã khiến...