Hạnh phúc
Bạn níu mình ở bậc tam cấp: “Phải T. không?”. Mình thoáng chút ngần ngừ, nét mặt quen quen, trên tay bạn là đứa bé xíu xiu nhưng cái đầu to quá.
Cháu sạch sẽ và gương mặt sáng. “H. nè, không nhớ mình sao? Hồi tụi mình học lớp 12″. À… mười năm có lẻ, bao nhiêu sự việc dồn dập trong cuộc đời, chả trách kẻ nhớ người quên.
Oái ăm chưa, hôm nay bạn đưa con đi nhận quà Tết dành cho nạn nhân chất độc da cam, mình lại là người của… ban tổ chức. Con bạn, cậu bé tám tuổi mà trông dáng vóc cứ như đứa trẻ lên ba. Bạn kể, phát hiện con bị phơi nhiễm từ khi tròn một tuổi, dù trước đó bé phát triển rất bình thường. Bao ngày tháng gian nan, suy sụp tưởng chừng như hố sâu vực thẳm trước mặt khi biết tin con bệnh, bạn đã vượt qua. Còn bây giờ, với bạn, thời gian là chuỗi ngày hạnh phúc.
May mắn còn lại chút ít cho bạn là đứa bé khá thông minh. Dáng vóc bé xíu mà cứ đòi đi học. Nhìn đôi tay gồng lên mới cầm được chiếc bút chì của con mà bạn rớt nước mắt. Tám tuổi, sức khỏe kém vì phải qua hai lần phẫu thuật van tim, nhưng con của bạn vẫn là học sinh giỏi hai năm liền. Điều bạn và mọi người không ngờ là con rất có năng khiếu với máy vi tính. Cơ thể khiếm khuyết, dáng vóc nhỏ xíu, chứng tim bẩm sinh luôn chực “làm khó”, nhưng bé khá thành thạo việc đánh máy và vẽ.
Chồng bạn làm thuê với thu nhập 180.000đ/ngày. Anh không bia rượu, thuốc lá, cờ bạc gì. Khu đất nhà 5m x 30m của bạn như một mảnh vườn xanh bởi bàn tay chăm bón của chồng. Trên lớp lưới rào anh thả đầy mồng tơi, mướp hương, vừa có rau sạch vừa đỡ tiền chợ. Các ngóc ngách trong sân là các chậu to chậu nhỏ, thùng vuông thùng tròn để trồng rau cải. Cải ngọt, cải xanh, dền đỏ, rau đay, rau muống… Rảnh rang, anh lại giặt phụ vợ thau đồ, tiện tay dẹp luôn đống chén.
“T. biết không, lâu lâu gặp lại bạn bè, hỏi ra nhiều bạn than chồng không nhậu nhẹt thì cờ bạc, bồ bịch. Nhà cao cửa rộng, mỗi đứa thu nhập hàng chục triệu một tháng mà hạnh phúc cũng tiêu tan, con cái dạt về nội về ngoại. Chồng mình thu nhập mỗi tháng chỉ hơn bốn triệu mà phải nuôi một vợ hai con. Thiếu thốn vật chất nhưng “khéo co thì ấm” T. ạ”.
Video đang HOT
Mình nhìn kỹ, thấy vài sợi tóc bạc đã lấp ló trên mái tóc người phụ nữ sắp 40. Nhưng hình như bạn không quan tâm điều đó, bạn bảo, mỗi ngày được sống bên chồng bên con là đã đủ hạnh phúc. Cảm ơn bạn, người mẹ giàu nghị lực. Tâm tình của bạn đã cho mình chiếc “phao cứu sinh” giữa dòng đời chìm nổi.
Theo VNE
Chàng sinh viên khiếm thị cùng lúc học hai trường đại học
"Tương lai mình muốn trở thành một luật sư giỏi và xây dựng trung tâm bảo trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh như mình" - Đó là ước mơ của chàng sinh viên khếm thị Cao Duy Đạt.
Cao Duy Đạt sinh năm 1991 tại một làng quê nghèo huyện Tam Nông - Phú Thọ. Ngay từ khi mới chào đời Duy Đạt đã không may bị khiếm thị vì ảnh hưởng bởi cơn sốt virut khi còn trong bụng mẹ.
Thương cậu con trai út tật nguyền, gia đình đã phải bán mọi thứ quý giá trong nhà để chạy chữa mong giữ lại chút ánh sáng cho Đạt. Từ khi mới 8 tháng tuổi đến nay Đạt đã phải trải qua 6 cuộc phẫu thuật nhưng kết quả không như mong muốn. Lớn lên không được như các bạn cùng trang lứa, có đã thời gian Đạt đã cảm thấy rất buồn, tự ti và đôi khi còn nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên với sự động viên của gia đình, bạn bè, người thân, Cao Duy Đạt đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất của mình để hòa nhập với cuộc sống.
Chàng trai khiếm thị giàu nghị lực Cao Duy Đạt
Nghị lực của chàng trai khiếm thị
Thế nhưng Đạt không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình, muốn được học chữ như bạn bè. Năm 8 tuổi, Đạt phải xa gia đình một mình đến học tại trường Bảo trợ trẻ em mồ côi và khuyết tậtthành phố Việt Trì. Nhờ có một giọng hát vàng rất có tố chất nên Đạt đã được chuyển lên Thái Nguyên học tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
Đến năm cấp 3, không có chương trình học cho người khiếm thị, Đạt phải học chung với các bình thường khác. Điều này đã khiến cậu học trò khuyết tật gặp không ít khó khăn. Đạt không chép kịp bài cô giáo giảng, hay chép được bài trên bảng. Đặc biệt với môn hình học vô cùng trừu tượng lại càng thử thách tính kiên trì của cậu.
Đạt phải nhờ bạn bè đọc lại các cuốn sách giáo khoa thành tài liệu âm thanh hoặc đọc cho Đạt để chép ra chữ nổi, 1 trang chữ thường tương đương với 5 trang chữ nổi nên công việc này phải mất đến hàng tháng trời. Bên cạnh đó việc đi lại cũng gặp nhiều khó khăn bởi Đạt không thể tự mình đi lại bằng các phương tiện cá nhân, đi xe bus mất rất nhiều thời gian. Nhiều khi Đạt phải đi xe ôm hoặc taxi, tiền đi lại một tháng của Đạt có khi lên tới gần 1 triệu đồng. Đạt tâm sự: "Giờ đây mình không còn cảm thấy mặc cảm và tự ti như trước nữa, thầy cô, bạn bè, gia đình đã giúp đỡ mình rất nhiều trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giờ mình đã có thể hòa nhập với mọi người và tự tin hơn trong cuộc sống với những ước mơ về tương lai mà mình đang ấp ủ".
Ươm ước mơ Luật sư và thầy giáo
Như bao nhiêu bạn bè khác, học xong cấp 3 Cao Duy Đạt muốn được học tiếp trên giảng đường Đại học. Kì tuyển sinh năm 2012, Đạt mang hồ sơ đến nộp ở nhiều trường ĐH nhưng đều bị từ chối vì lí do chưa có chương trình dạy cho người khuyết tật. Cùng năm đó, bố của Duy Đạt bị tai nạn giao thông phải nằm liệt giường gần 1 năm khiến cho cậu gần như sụp đổ.
Tuy nhiên, chàng trai khiếm thị giàu nghị lực vẫn không bỏ cuộc, Đạt quyết tìm một cánh cổng đại học cho mình. Đạt nộp hồ sơ vào trường Đại học Mở Hà Nội vào khoa Luật kinh tế và may mắn mỉm cười khi cậu được trở thành tân sinh viên của trường. Đạt chia sẻ: "Giờ Đạt đang là sinh viên năm hai rồi. Đạt muốn học Luật kinh tế vì muốn giành lại công bằng cho mọi người và Đạt nghĩ công việc luật sư cũng rất tốt với mình giúp mình tự tin hơn trong cuộc sống".
Bên cạnh chương trình học tại ĐH Mở, anh chàng này còn học tại chức ngành Công tác xã hội tại trường ĐH Lao động. Đối với người thường học hai trường một lúc đã là khó khăn thế nhưng Đạt vẫn đang cố gắng để hoàn thành tốt việc học tập hai chuyên ngành hoàn toàn khác nhau và còn hướng tới một chuyên ngành thứ 3 nữa. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Nghệ thuật chuyên ngành đàn và Đạt lại tiếp tục nộp hồ sơ liên thông lên ĐH để viết tiếp tục ước mơ làm giáo viên dạy đàn cho các em khuyết tật.
Không chỉ đàn giỏi mà Đạt còn hát rất hay
Ít ai biết rằng, chàng trai 9X khiếm thị có dáng người nhỏ bé ấy lại là chủ nhân của giải Vàng Liên hoan tiếng hát người khuyết tật toàn quốc. Chất giọng ấm áp, truyền cảm của Đạt luôn khiến người khác bị thu hút lạ kì. Cũng chính vì vậy mà Đạt đã trở thành MC thân quen của chương trình Blog Radio trên Đài tiếng nói Việt Nam. Công việc ấy giúp cho Đạt hòa nhập hơn với cuộc sống, san sẻ yêu thương với mọi người và đặc biệt là truyền niềm tin yêu, nghị lực vượt khó đến cho những số phận bất hạnh khác trong cuộc sống. Ngoài ra Đạt còn đang làm thêm nhiều nghề từ dẫn MC chương trình, đến làm việc tại quán cafe, tẩm quất... để tự trang trải cuộc sống nơi thủ đô.
Đạt đang học cách tẩm quất
"Tương lai mình muốn trở thành một luật sư giỏi và còn muốn xây dựng trung tâm bảo trợ cho các em nhỏ có hoàn cảnh như mình. Khi ấy mình sẽ đứng lớp làm giáo viên đem tiếng đàn đến cho các em" - Đó là ước mơ thật đẹp của chàng trai khuyết tật giàu nghị lực này.
Theo TTVN
Lê Thị Trang - Cô gái khiếm thị giàu nghị lực được tuyển thẳng ĐH Lê Thị Trang được tuyển thẳng vào khoa Báo chí truyền thông trường Nhân văn TP.HCM trong kì thi ĐH vừa qua. Họ và tên: Lê Thị Trang Năm sinh: 1995 Được tuyển thẳng vào Đại học năm 2013 Hiện là sinh viên năm I khoa Báo chí truyền thông ĐH KHXH&NV TP.HCM Sở thích: hát, múa, đọc truyện, trò chuyện với bạn...