Hành lý bị rút ruột ở sân bay
Gần một giờ chờ đợi, chị Minh mới nhận được hành lý ký gửi tại sân bay. Khi về nhà kiểm tra chị phát hiện hành lý bị bẻ khóa, một vài món đồ cũng không cánh mà bay.
Hành lý đang được chuyển từ nhà ga ra máy bay bằng xe chuyên dụng ở Nội Bài. Ảnh: H.A.
Chị Minh tham gia chuyến bay thẳng của Hãng hàng không Quốc gia VN từ London (Anh) về sân bay Nội Bài mới đây. Sau hành trình bay kéo dài 11 giờ đồng hồ, chị cùng hàng trăm hành khách khác phải chờ gần một giờ đồng hồ mới nhận được hành lý. Trong khi đó, chuyến bay chiều ngược lại từ Việt Nam sang Anh cách đó khoảng một tuần, thời gian chờ đợi để lấy hành lý kéo dài độ 5 phút.
Do mệt mỏi nên khi nhận được hành lý, chị Minh cho luôn lên xe đẩy mà quên kiểm tra. Về đến nhà, chị mới thấy valy ký gửi của mình đã bị bẻ mất khóa. Tá hỏa mở ra xem và đếm kỹ từng vật dụng một, chị phát hiện bị mất 2 chiếc đồng hồ đeo tay và 3 bịch mỹ phẩm nhãn hiệu Body Shop, cùng một số áo làm quà lưu niệm.
Trong chuyến bay VN144 từ Anh về Việt Nam ngày 14/12 vừa qua, khá nhiều hành khách cũng gặp trường hợp hành lý bị rút ruột giống như chị Minh. Thậm chí, một vị lãnh đạo của ngành hải quan cũng bị mất khá các vật phẩm có giá trị mà ông mua để tặng vợ, anh em, bạn bè…
Vị lãnh đạo này cho hay thủ tục soi chiếu hành lý này không do hãng vận chuyển thực hiện mà thuộc thẩm quyền của nhân viên sân bay. “Đây không phải là lần đầu mà thường xuyên xảy ra. Vấn đề là chúng tôi phải điều tra thêm chuyện hành lý bị rút ruột này do đầu sân bay nước bạn hay do phía sân bay Nội Bài”, ông nói.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Hải quan Nội Bài cho biết cơ quan này không dung túng đối với các cá nhân vi phạm. Liên quan đến chuyện hành lý bị rút ruột của khách đi chuyến bay VN144, ông sẽ chỉ đạo kiểm tra để làm rõ. Cách đây không lâu, lãnh đạo cấp cao của hãng cũng mất cả 2 chiếc laptop để trong valy nhưng cũng không có cách nào lấy lại được.
Trên thực tế, tình trạng chậm lấy được hành lý ký gửi, hành lý bị hỏng, mất cắp…đã trở thành nỗi bức xúc của nhiều hành khách tham gia các chuyến bay đi và đến Việt Nam. Khi sự cố xảy ra, hành khách thường đổ lỗi cho các hãng hàng không trong khi thực tế chuyện soi chiếu và vận chuyển hành lý lại thuộc về nhân viên sân bay.
Video đang HOT
Bản thân nhà chức trách hàng không cũng đưa ra nhiều khuyến cáo với những hàng hóa có giá trị như tiền, máy ảnh, máy tính, điện thoại di động… hành khách không nên để trong hành lý ký gửi. Tuy nhiên, theo chị Minh, số đồng hồ chị mua dùng làm kỷ niệm đựng trong hộp khá cồng kềnh và có giá trị chưa tới 100 bảng. Vì thế chị nghĩ bỏ hành lý và khóa cẩn thận là có thể yên tâm. “Tôi chỉ thắc mắc tại sao 5 cái đồng hồ lại bị mất 2. 6 bịch mỹ phẩm cũng chỉ bị mất một nửa…”, chị Minh nói.
Một số chuyên gia hàng không cũng cho rằng tình trạng rút ruột hành lý diễn ra khá lâu nhưng chưa được giải quyết. Trong lúc chờ nhà chức trách tìm giải pháp hữu hiệu, hành khách đi máy bay cần lưu ý những khuyến cáo không để hàng có giá trị trong hành lý ký gửi. Bên cạnh đó, khi nhận đồ từ băng chuyền, khách cần kiểm tra ngay vật dụng của mình. Nếu phát hiện hành lý bị bẻ khóa, rút ruột, cần báo ngay cho đơn vị quản lý sân bay kiểm tra làm rõ.
Theo VNExpress
"Rút ruột" container
Hàng chục vụ rút ruột container đã xảy ra trong thời gian gần đây không chỉ gây thiệt hại hàng triệu USD, mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu VN.
Nhân viên Công ty cổ phần Long Sơn (TP.HCM) cẩn thận ghi lại hình ảnh trong quá trình bốc xếp hàng hóa vào container để cung cấp cho công ty vận tải và đối tác nước ngoài - Ảnh: Minh Đức
Nhiều doanh nghiệp vận tải đã chủ động lắp các thiết bị định vị toàn cầu GPS, cử người của công ty theo xe để áp tải song vẫn mất hàng như thường.
Cấu kết với tài xế
Chỉ trong vòng mười ngày cuối tháng 6-2011, Công ty xuất khẩu gỗ TTP bị kẻ trộm ba lần lấy cắp hơn 14 tấn gỗ trắc trên đường vận chuyển hàng đến cảng Cát Lái (TP.HCM) để xuất khẩu qua Trung Quốc. Do container còn nguyên niêm chì nên công ty không cho kiểm kê lại hàng hóa trước khi xuất khẩu, chỉ khi hàng được chuyển sang Trung Quốc và đối tác cho hay lô hàng thiếu số lượng công ty mới tá hỏa rà soát lại quá trình vận tải hàng ra cảng.
Mất hàng triệu USD Theo thống kê của Hiệp hội Điều VN (Vinacas), tổng thiệt hại từ các vụ "rút ruột" hàng hóa trong container từ năm 2007 đến nay đã lên đến gần 2 triệu USD. Đây mới chỉ là các vụ mất hàng được doanh nghiệp trình báo, còn những vụ mất hàng với số lượng nhỏ hơn thì xảy ra liên tục nhưng doanh nghiệp sợ ảnh hưởng uy tín nên không làm lớn chuyện.
Nghi ngờ tài xế công ty vận tải cấu kết với kẻ gian để thực hiện trộm và tiêu thụ hàng hóa, công ty tiếp tục thuê chính đơn vị vận tải và tài xế trước đó từng chở hàng cho mình. Ngày 2-10, lô hàng gỗ trắc tiếp theo được vận chuyển đến cảng Cát Lái nhưng trước khi đem xuất khẩu, đại diện công ty yêu cầu phía cảng cân lại container do tài xế H. vận chuyển thì phát hiện thiếu 1 tấn hàng. Ngay lập tức, tài xế H. (thường trú An Giang) bị bắt giữ.
Tại cơ quan điều tra, tài xế H. thừa nhận toàn bộ hành vi rút ruột container và khai thêm ba lần thực hiện trót lọt trước đó với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng. Bản thân H. được hưởng lợi 110 triệu đồng. H. khai trước đó không hề có ý chủ động ăn cắp hàng, nhưng bị một số đối tượng dụ dỗ nên nảy lòng tham. N
hững lần sau, H. chủ động liên lạc với các đối tượng khác để rút ruột container. Các vụ ăn cắp đều diễn ra nhanh chóng tại các khu vực vắng vẻ vùng ven như Bình Chánh, Thủ Đức (TP.HCM). Khi chở hàng đến những điểm trên, H. chỉ cần bỏ xe lại, đi uống cà phê. Khoảng một giờ sau, H. quay lại nhận tiền hưởng lợi từ việc giả vờ "mất cảnh giác".
Trước đó, một công ty xuất khẩu điều tại TP.HCM mất hơn 6 tấn điều nhân khi xuất hàng qua Thái Lan, dù trên xe vận tải có lắp đặt thiết bị định vị toàn cầu GPS. Mặc dù biết xe có dừng trên tuyến quốc lộ 1A khoảng một giờ, nhưng đơn vị này không kiểm tra lại do thấy container không có dấu hiệu gì khác biệt.
Chỉ đến khi các đối tác Thái Lan thông báo lô hàng thiếu số lượng lớn thì cũng là lúc tài xế trốn mất, hồ sơ cá nhân của kẻ gian được làm giả hoàn toàn. Công ty phải chấp nhận bồi thường hơn 2,5 tỉ đồng cho đối tác để giữ uy tín.
Được cảnh báo nhiều lần về tình trạng "ăn hàng", nhiều công ty chấp nhận tốn thêm chi phí cử người giám sát quá trình vận tải hàng từ công ty đến cảng. Tuy nhiên, mới đây một công ty xuất khẩu điều khác tại Tây Ninh đã mất liên tiếp lượng hàng lớn trong bảy container giá trị đến gần 4 tỉ đồng. Đến nay, người vận tải lô hàng đã bỏ trốn.
Kẻ trộm lần lượt sa lưới
Theo Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM, tính từ đầu năm đến nay đơn vị tiếp nhận hàng chục vụ rút ruột container xảy ra. Không chỉ dừng lại ở việc lấy cắp cao su, tiêu, điều, các đối tượng chuyên rút ruột container chuyển qua trộm gỗ, vải, thủy sản đông lạnh... Đặc biệt, số lượng các vụ trộm ngày càng có chiều hướng gia tăng và hầu hết được thực hiện trên đường vận tải hàng hóa đến cảng.
Thủ đoạn của các đối tượng này là tìm cách dụ dỗ, liên kết với các tài xế tìm nơi vắng vẻ để "ăn hàng". Việc mở container mà không ảnh hưởng đến các niêm chì không quá khó khăn. Chỉ với các dụng cụ đơn giản như: kìm sắt, khóa mở ốc, tuýp sắt, miếng vải jean... kẻ gian có thể mở các chốt niêm chì, thậm chí phá bung các cánh cửa container. Sau khi lấy hàng trót lọt chúng dùng bình xịt sơn cùng màu, đất cát để "hóa trang" cho thùng hàng trở lại như cũ. Các đối tượng "ăn hàng" container còn mang theo cân bàn để bán hàng tại chỗ.
Mới đây, sau thời gian theo dõi, mật phục tại cây xăng trên quốc lộ 1A, phường Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, đội 4 PC45 Công an TP.HCM đã bắt quả tang năm đối tượng đang trộm hạt điều, bột mì với số lượng lớn. Các đối tượng này cũng thừa nhận đã thực hiện hàng loạt vụ rút ruột container trước đó.
Trung úy Lê Văn Thanh Tâm, đội 4 PC45 Công an TP.HCM cho biết đã có nhiều vụ trộm bị cơ quan chức năng triệt phá, tuy nhiên hiện nay các vụ rút ruột container vẫn diễn ra phổ biến. Chiêu thức trộm không mới, chủ yếu xuất phát từ sự sơ suất của chủ hàng và lỏng lẻo trong quản lý lái xe của đơn vị vận tải. Việc mất cắp bị phát hiện khi hàng đã được vận chuyển đến đối tác. Do đó, sẽ rất khó cho cơ quan điều tra cũng như đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm cho chủ hàng.
"Bên cạnh việc cử người tin tưởng áp tải theo xe để tự bảo vệ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có thêm động tác yêu cầu cảng cân trọng lượng, soi container trước khi xuất cảng. Với hai động tác này, kẻ gian khó lòng thực hiện trộm hàng và việc điều tra được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi" - ông Tâm cho biết.
LÊ SƠN
Sẽ có dịch vụ cân container
Ông Đặng Hoàng Giang, tổng thư ký Hiệp hội Điều VN (Vinacas), cho biết để rút ruột container không bị phát hiện, nhóm trộm cắp sau khi có sự hỗ trợ của lái xe thường mua chuộc (hoặc chuốc thuốc mê) cán bộ áp tải hàng của các công ty tại các điểm dừng chân trong quá trình vận chuyển hàng. Sau đó những người này dùng kìm cộng lực, đèn khò và các thiết bị hỗ trợ bấm ngay vít chốt của gạt khóa cửa container để cửa container vẫn mở mà niêm chì còn nguyên vẹn.
Trước tình hình cao su xuất khẩu trong container bị rút ruột, Hiệp hội Cao su VN (VRA) vừa có công văn gửi Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp chống mất cắp hàng xuất khẩu. Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết sẽ quy hoạch riêng khu vực chuyên đóng hàng cao su xuất khẩu có lực lượng bảo vệ 24/24 giờ. Sau khi đóng hàng, Tân Cảng sẽ cung cấp dịch vụ cân container trực tiếp tại bãi đóng hàng.
Theo Tuổi Trẻ
Cột mốc km làm bằng bê tông cốt tre Chạy với tốc độ khá cao khi đổ đèo, một lái xe gắn máy là phụ nữ đã đâm vào cột mốc km 5, thuộc tỉnh lộ 671, nối từ thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đến xã Ngọc Wang. Cột mốc km đổ ra lề đường Cú tông xe này khiến cột mốc này bị gãy và đổ ra...