Hành lang Bắc Nam sẽ trở thành dự án hội nhập tiềm năng trên lục địa Á – Âu
Để phát huy hết tiềm năng của Hành lang Bắc-Nam, không chỉ cần phát triển cơ sở hạ tầng thuần túy, mà còn phải thiết lập các hành lang vận tải kỹ thuật số; đồng thời cần hợp tác để tăng tốc hiện đại hóa công nghệ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại phiên thảo luận “Hợp tác khu vực Á-Âu trong thời kỳ hậu COVID-19″ trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF 2021), Bộ trưởng Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á-Âu Andrei Slepnev cho rằng Hành lang Bắc-Nam kết nối Tây Âu với Ấn Độ thông qua các quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và các nước đối tác (đặc biệt là Azerbaijan và Iran), có thể trở thành một trong những dự án hội nhập sáng giá nhất trên lục địa Á – Âu.
Quang cảnh phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF 2021) tại thành phố St. Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ông Andrei Slepnev nhấn mạnh để phát huy hết tiềm năng của Hành lang Bắc-Nam, không chỉ cần phát triển cơ sở hạ tầng thuần túy, mà còn phải thiết lập các hành lang vận tải kỹ thuật số; đồng thời cần hợp tác để tăng tốc hiện đại hóa công nghệ và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Andrey Slepnev cũng cho biết các quốc gia thành viên EAEU và Iran đang đẩy mạnh quá trình đàm phán về thương mại tự do để sớm đạt được một thỏa thuận đầy đủ và chính thức, có tính đến khả năng áp lực cấm vận của Mỹ đối với Iran sẽ giảm đi trong thời gian tới.
Video đang HOT
Chia sẻ với đánh giá trên, Phó Thủ tướng Liên bang Nga Alexei Overchuk cho rằng đại dịch đang thúc đẩy EAEU mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực y tế, thực phẩm và đối phó với các mối đe dọa sinh học. Theo ông Alexei Overchuk, lục địa Á – Âu rất đa dạng, không chỉ có Trung Quốc và Liên minh châu Âu, mà còn có cả Ấn Độ, Iran, Pakistan và mối quan hệ với các nước này đang phát triển. Ngoài ra, sự phối hợp với các nước Trung Á như Uzbekistan và Tajikistan cũng như với Azerbaijan cũng đang được thúc đẩy để tạo điều kiện tốt nhất cho việc luân chuyển hàng hóa trên hành lang Bắc – Nam.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Mỏ và Thương mại Iran Hamid Zadbum cho biết trao đổi thương mại với các nước EAEU đã tăng 80% trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, đồng thời nhấn mạnh rằng Iran tập trung vào các nước láng giềng với tư cách là những đối tác quan trọng.
Putin: 'Cáo buộc Nga gieo rắc mã độc là chuyện nực cười'
Tổng thống Putin nói cáo buộc Nga gieo rắc mã độc là điều vô nghĩa, nực cười và việc buộc tội là vô lý.
Phát biểu tại cuộc họp báo bên lề Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg ngày 4/6, Tổng thống Vladimir Putin bác bỏ cáo buộc Nga liên quan tới những vụ tấn công mạng nhằm vào một công ty Mỹ gần đây. "Đó là câu chuyện vô nghĩa và nực cười. Thật vô lý khi buộc tội Nga về điều này".
Tuyên bố của Putin được đưa ra sau vụ công ty đóng gói thịt JBS tại Mỹ bị tấn công mạng theo hình thức mã độc trong tuần này. Đây là vụ tấn công bằng mã độc thứ ba tại Mỹ từ khi Joe Biden nhậm chức tổng thống hồi tháng một. JBS thông báo với Nhà Trắng rằng vụ tấn công có nguồn gốc từ một tổ chức tội phạm có thể đến từ Nga.
Tổng thống Putin cho biết một số người Mỹ đã nghi ngờ về các cáo buộc Nga tấn công mạng và cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra. "Ơn trời là có những người còn lương tri đang tự hỏi chính mình điều này và đặt câu hỏi cho những ai cố gắng kích động căng thẳng mới trước cuộc gặp của chúng tôi với Biden", Putin cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg ngày 4/6. Ảnh: RIA Novosti .
Nhà Trắng ngày 2/6 cho biết Biden sẽ thảo luận với Putin về biện pháp ngăn các cuộc tấn công mạng tại cuộc gặp ở thành phố Geneva của Thụy Sĩ, dự kiến diễn ra ngày 16/6. Các quan chức Mỹ cho biết những tổ chức tội phạm ở Đông Âu và Nga có thể là thủ phạm, một số cáo buộc Điện Kremlin biết hoặc thậm chí chỉ đạo các cuộc tấn công như vậy.
Putin khen ngợi Biden là chính trị gia giàu kinh nghiệm, cho biết mong muốn hội nghị thượng đỉnh tại Geneva sẽ diễn ra trong bầu không khí tích cực song không kỳ vọng đạt được bất cứ đột phá nào. Putin cho biết cuộc gặp sẽ tập trung vào việc đưa ra lộ trình khôi phục quan hệ Nga - Mỹ, vốn đang căng thẳng xung quanh loạt vấn đề như Ukraine, Syria và việc Nga bắt thủ lĩnh phe đối lập Alexei Navalny.
Trước đó, Putin nói Mỹ đang công khai cố gắng kìm hãm sự phát triển của Nga, cáo buộc Washington sử dụng đồng USD làm công cụ cạnh tranh kinh tế và chính trị. "Chúng tôi không có bất đồng với Mỹ", Putin nói. "Mỹ chỉ có một bất đồng. Họ muốn kìm hãm sự phát triển của chúng tôi và công khai nói về điều đó. Mọi vấn đề khác đều bắt đầu từ quan điểm này".
Putin muốn cải thiện quan hệ Nga - Mỹ Tổng thống Putin hy vọng sẽ cải thiện mối quan hệ Nga - Mỹ, vốn bị tổn hại sâu sắc, trong cuộc gặp với người đồng cấp Biden. "Chúng ta cần tìm cách để mối quan hệ này diễn ra theo đúng quy tắc", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg ngày 4/6, đồng thời...