Hành lang an toàn cho đào tạo từ xa
Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ ĐH Bộ GD&ĐT ban hành tạo ra hành lang thống nhất để thực thi các chương trình đào tạo từ xa hiệu quả.
Nền tảng công nghệ hiện đại giúp đẩy mạnh công tác dạy và học từ xa. Ảnh minh họa
Đồng thời bảo đảm chất lượng theo tinh thần tự chủ ĐH; nâng dần vị thế của loại hình đào tạo này trong tư duy và nhận thức xã hội.
Điều kiện tiên quyết
Theo ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cùng với sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo nguồn nhân lực của nước ta đang chuyển biến mạnh mẽ. Giáo dục từ xa ngày càng phát triển mạnh và trở thành xu hướng quan trọng để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế. Quyết định số 1559/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015 – 2020 đề ra mục tiêu triển khai kiểm định đối với tất cả chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng.
Vì vậy, Thông tư số 39/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ ĐH được ban hành là cần thiết. Thông tư được áp dụng với các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện chương trình đào tạo từ xa trình độ ĐH hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Quy định trên tác động tích cực với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo từ xa.
“Thông tư 39/2020/TT-BGDĐT gồm 3 chương 21 điều, trong đó bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gồm 11 tiêu chuẩn và 55 tiêu chí (nhiều hơn 5 tiêu chí so với bộ tiêu chuẩn ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT). Về nguyên tắc, các tiêu chí đều quan trọng, bao quát đầy đủ yêu cầu (đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra và bối cảnh) mà cơ sở giáo dục ĐH và chương trình đào tạo phải đáp ứng để bảo đảm và nâng cao chất lượng.
Do đào tạo từ xa có điểm đặc thù, khác biệt nhất định với thực hiện chương trình đào tạo tập trung (mặc dù không có sự khác biệt về chất lượng đào tạo), nên bộ tiêu chuẩn đánh giá có những nội dung khá đặc thù; nhất là ở các tiêu chuẩn về mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (tiêu chuẩn 1); hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học (tiêu chuẩn 4); đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng (tiêu chuẩn 5) và cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị và học liệu (tiêu chuẩn 8)” – ông Lê Mỹ Phong cho hay.
Khẳng định sự cần thiết phải ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo từ xa trình độ ĐH, PGS. TS Hồ Thúy Ngọc, Trưởng khoa Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương, nhấn mạnh: Rất cần quy chuẩn về kỹ thuật, chuyên môn, cơ sở vật chất, về giám sát chất lượng với hình thức đào tạo này để cơ sở đào tạo tuân thủ, xã hội giám sát.
Thông tư 39 ra đời đáp ứng mong mỏi này của những người làm chương trình, người học và xã hội. Thực hiện nghiêm túc quy định của Thông tư là điều kiện tiên quyết để bảo đảm chất lượng hình thức đào tạo từ xa. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về chất lượng của trường đối tác cũng như biện pháp giám sát chất lượng của trường đối tác là hành lang an toàn cho hình thức đào tạo này.
Video đang HOT
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội triển khai học online cho các sinh viên đăng ký các lớp học phần được giảng dạy theo hình thức Blended Learning.
Khẳng định chất lượng đào tạo
“Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện chương tình đào từ xa, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cần nghiên cứu kỹ để thực hiện theo các quy định của Thông tư 39″. Nhấn mạnh điều này, ông Lê Mỹ Phong cho biết: Về thực tiễn, có điểm khác biệt nhất định (đối tượng người học, cơ sở hạ tầng, không gian học tập và nghiên cứu…) giữa việc thực hiện chương trình đào tạo từ xa và đào tạo tập trung, nhưng vẫn phải bảo đảm không có sự khác biệt về chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra…
Do vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị, triển khai thực hiện chương trình để bảo đảm hiệu quả, chất lượng, đáp ứng chuẩn đầu ra. Trong đó lưu ý việc đáp ứng tốt nhu cầu người học; quan tâm nhiều hơn tới chất lượng đội ngũ giảng viên… Người học chương trình đào tạo từ xa đa dạng, trong đó có nhiều người vừa làm, vừa học; do vậy, trong quá trình dạy học cần quan tâm nhiều hơn khả năng ứng dụng để giải quyết “bài toán” thực tế mà họ từng trải.
Giảng viên đào tạo từ xa cùng lúc có thể đào tạo nhiều người học nên sức ảnh hưởng rất lớn, cần tuyển chọn được những người có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học. Hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thư viện điện tử… cần đặc biệt chú trọng để người dạy, người học có thể sử dụng hiệu quả mọi lúc, mọi nơi…
Với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, ông Lê Mỹ Phong lưu ý: Khi tổ chức đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá khách quan, không “hạ thấp” yêu cầu so với đánh giá các chương trình đào tạo truyền thống. Đồng thời, chú ý đến những đặc điểm đặc thù của chương trình đào tạo từ xa, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra như đánh giá các chương trình đào tạo truyền thống.
Nhận định về Thông tư 39, TS Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, cho rằng: Thông tư tạo cơ hội để các trường có thể triển khai phương thức đào tạo mới phù hợp với điều kiện hiện nay. Về cơ bản, nội dung Thông tư phản ánh rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn thực hiện đánh giá chất lượng chương trình. Tuy nhiên, TS Tôn Quang Cường hy vọng trong thời gian sớm nhất Bộ GD&ĐT sẽ có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để các cơ sở giáo dục ĐH dễ dàng tiếp cận và triển khai theo đúng tinh thần của Thông tư.
Ví dụ: Yêu cầu cụ thể về năng lực đội ngũ giảng viên tham gia chương trình này, điều kiện để thực hiện triển khai về mặt kỹ thuật, hạ tầng, lựa chọn mô hình đào tạo từ xa, các điều kiện liên thông chuyển đổi, chấp nhận tín chỉ giữa chương trình đào tạo từ xa và chương trình chính quy hiện hành của đơn vị…
Nhiều trường ĐH danh tiếng trên thế giới đã đề nghị thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với Trường ĐH Ngoại thương theo hình thức đào tạo từ xa, như ĐH Macquire (Úc), nhưng nhà trường chưa thực hiện vì thiếu hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng. Thông tư 39 là căn cứ quan trọng để trường đàm phán với đối tác và thực hiện các chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tạo thuận lợi cho người học, đặc biệt là người đi làm mong mỏi theo đuổi việc học tập ở bậc cao hơn. - PGS.TS Hồ Thúy Ngọc
Kiểm soát thế nào chất lượng dạy học trực tuyến ở các trường đại học
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho rằng, đào tạo trực tuyến thời điểm dịch là biện pháp tình thế, nhưng trước mắt các trường phải có trách nhiệm giải trình về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc
Trao đổi với báo chí về làm thế nào để kiểm soát việc đảm bảo chất lượng dạy - học trực tuyến ở khối đại học, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng: Việc đào tạo trực tuyến thời điểm này có thể chấp nhận như biện pháp tình thế để phòng chống dịch. Trước mắt, Bộ GD&ĐT chưa đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, nhưng các trường phải có trách nhiệm thực hiện giải trình về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đầu ra của các học phần dạy trực tuyến.
Thứ trưởng Phúc cho hay, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng quy chế mới về đào tạo chính quy bậc đại học, theo đó sẽ bổ sung các quy định theo hướng mở rộng cho phép các khoá chính quy, vừa làm vừa học có thể đào tạo trực tuyến kết hợp với đào tạo trực tiếp (gọi là blended learning).
Việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam sẽ là một trong những phương thức đào tạo phổ biến trong thời gian tới của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế để ứng phó với Dịch Covid-19.
Thưa thứ trưởng, trong đợt dịch Covid-19 này, các trường đại học đã triển khai dạy trực tuyến như thế nào?
Theo số liệu báo cáo nhanh về tình hình các cơ sở đào tạo (CSĐT) triển khai đào tạo từ xa (ĐTTX) về Bộ GDĐT, đến đầu tháng 4/ 2020, cả hệ thống GDĐH hiện có 98 cơ sở GDĐH đang tổ chức giảng dạy trực tuyến. Bức tranh ĐTTT của các cơ sở GDĐH Việt Nam hiện có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm các trường đã có kinh nghiệm triển khai về ĐTTX, ĐTTT. Đây là những trường đã sớm quan tâm đầu tư đến hình thức đào tạo này. Họ đã xây dựng và phát triển được hệ thống quản lý học tập (LMS), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS), đã cung cấp được đầy đủ nội dung học tập, quản lý được việc học và sự tiến bộ của người học, có phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập một cách chính xác, khách quan bằng CNTT.
Nhóm này chỉ là số ít các cơ sở đào tạo có kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình ĐTTX cấp văn bằng điển hình là 2 trường đại học Mở.
- Nhóm các trường chưa có hệ thống quản lý học tập (LMS), nhưng bắt đầu triển khai sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy - học trực tuyến theo thời gian thực (Giảng viên giảng dạy qua mạng internet trực tiếp cho sinh theo đúng thời khóa biểu của CSĐT) khá hiệu quả như Zoom, Google Hangouts Meet, Webex, Micorsoft Teams,...
- Nhóm các trường chưa triển khai, chưa sẵn sàng cho việc tổ chức ĐTTT đối với sinh viên chính quy, mới chỉ ở diện cung cấp tài liệu sinh viên tự học.
Có thể thấy, ĐTTX theo phương thức đào tạo trực tuyến (ĐTTT) tại Việt Nam không phải là mới mẻ. Thực tế, nhiều CSĐT đã quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng và phần mềm, đào tạo nhân sự, chuẩn bị giáo trình, học liệu điện tử bài bản.
Sinh viên trường ĐH Mở Hà Nội hát bài chào mừng ngày thành lập Đoàn trong một giờ học online
Vậy khó khăn chung mà các trường gặp khó khăn trong triển khai dạy trực tuyến như thế nào, thưa thứ trưởng?
Khó khăn chung mà các CS GDĐH đang phải đối mặt hiện nay là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chưa đầy đủ và đồng bộ; thiếu học liệu phù hợp cho đào tạo trực tuyến; thiếu kinh nghiệm quản lý và các quy trình quản lý phù hợp với đào tạo trực tuyến;
Sinh viên, giảng viên mới được bắt đầu tiếp cận về phương pháp, cách thức đào tạo, học theo hình thức trực tuyến, cần có thời gian thích ứng với công nghệ, phương pháp;
Khả năng tự học, đọc tài liệu và lĩnh hội kiến thức của sinh viên còn hạn chế trên môi trường mạng; Hiệu quả chưa cao đối với những nội dung/học phần cần sự tương tác giữa giảng viên và người học; Kiểm tra, thi kết thúc học phần còn gặp khó khăn;...
Bộ GD& ĐT s ẽ có giải pháp gì giúp các cơ sở giáo dục đại học tháo gỡ khó khăn?
Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH khắc phục bớt những khó khăn trong việc triển khai đào tạo trực tuyến, Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) đã hợp tác tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ các trường. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ký kết nhận sự giúp đỡ của bốn doanh nghiệp viễn thông lớn đối với các CS GDĐH.
Cụ thể: Viettel và VNPT sẽ hỗ trợ miễn phí hạ tầng, công nghệ gồm máy chủ, đường truyền băng thông đủ lớn đảm bảo dạy và học trực tuyến.
Viettel, VNPT, Vietnamobile và Mobifone sẽ cung cấp miễn phí cước data di dộng cho học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh khi sử dụng các giải pháp đào tạo trực tuyến do Bộ TTTT và Bộ GDĐT công bố trong giai đoạn dịch bệnh.
Tất cả các cơ sở GDĐH có nhu cầu hỗ trợ, cung ứng hạ tầng dịch vụ, giải pháp ĐTTT có thể liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp để được hỗ trợ và cung ứng tối đa.
Như vậy, với sự tham gia của các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel, VNPT,... hỗ trợ các trường về hệ hạ tầng kết nối cũng như hệ thống phần mềm quản lý ĐTTT.
Tôi hy vọng, các trường sau mùa dịch này sẽ thực sự quan tâm đến việc đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và tổ chức hoạt động đào tạo, không chỉ để ứng phó trong mùa dịch mà còn là tiền đề để phát triển trong tương lai, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
Bộ GDĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy hình thức đào tạo trực tuyến và xây dựng học liệu mở. Đồng thời, tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học, về phát triển đào tạo từ xa và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.
Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!
Hồng Hạnh
Năm học đặc biệt Thông lệ hằng năm, Hội nghị tổng kết công tác ngành diễn ra vào giữa mùa hoa phượng, nhưng năm nay, lần đầu tiên, sự kiện được tổ chức vào một ngày cuối thu. Ảnh minh họa/INT Bởi chúng ta lần đầu tiên trải qua một năm học đặc biệt, năm học bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Không chỉ...