Hành khách Việt đi máy bay: Từ thóa mạ đến… xé áo nhân viên hàng không
“Họp chợ” trên khoang hành khách, nói chuyện điện thoại ồn ào ngay cả khi máy bay chuẩn bị cất cánh, thóa mạ tiếp viên khi bị nhắc nhở và thậm chí rượt đuổi, xé áo nhân viên tại cửa lên máy bay… là những hành vi hành khách đi máy bay đã từng gây ra. Tập quán tư duy thiên lệch trong bao nhiêu năm qua là các “thượng đế” đòi hỏi các hãng hàng không phải phục vụ tận tình chu đáo, nhưng lại quên rằng “thượng đế” cũng phải có cách hành xử văn minh, lịch sự và có văn hóa chứ không thể… hành xử tùy tiện.
Nữ tiếp viên trưởng chuyến bay VJ8389 từ Đà Nẵng đi TPHCM ngày 22.4.2013 bị một nam hành khách chửi bới, thoá mạ buộc phải rúc vào một góc trên khoang. Ảnh: T.H.T
Bị từ chối vận chuyển, xé áo nhân viên hàng không…
Anh Ngô Đức H, nhân viên Hãng Hàng không Vietjet Air vẫn còn nhớ rõ sự việc xảy ra mà anh bị một nữ hành khách hung hãn xé rách toạc áo. Chuyến bay VJ 8687 từ Hà Nội đi TPHCM dự định cất cánh lúc 22 giờ. Thời điểm 21 giờ 20 phút, tại cửa ra tàu bay số 15, anh H thấy hành khách Trương Thị Thiên Tr (sinh 1980, quê quán Bình Định) mang theo hành lý cồng kềnh vượt quá số lượng quy định nên đã yêu cầu cân lại hành lý. Tuy nhiên hành khách này lại không muốn ký gửi theo đúng quy định và còn tỏ thái độ bất hợp tác.
Anh H phải thực hiện quy định của hãng và thông báo từ chối vận chuyển đối với chị Tr ngay lập tức nhân viên này bị chị Tr xông vào hành hung và rượt đuổi, kéo giật áo đến rách. Sự việc chỉ dừng lại khi an ninh sân bay tới can thiệp. Cuối cùng, Cảng vụ Hàng không miền Bắc đã ra quyết định xử phạt hành khách Trương Thị Thiên Tr số tiền 7.500.000 đồng và xem xét cấm bay đối với nữ hành khách này.
Theo đại diện Cục Hàng không VN những trường hợp khách hành hung nhân viên như Trương Thị Thiên Tr không còn là hy hữu. Trước đó, trên chuyến bay từ TPHCM đi Bangkok, ngày 5.5.2014, hành khách Lê Thị Ngọc Q cũng mang theo hành lý quá cước, khi bị nhắc nhở đã thoá mạ nhân viên của hãng và không ngừng gào thét đòi lên máy bay. Khi được “nhân nhượng” cho lên máy bay, nữ hành khách này tiếp tục ngang nhiên để hành lý quá cước sai vị trí.
Khi bị tiếp viên nhắc nhở, Q lại tiếp tục gây sự, thoá mạ nhân viên của hãng khiến an ninh cụm cảng phải can thiệp, đưa nữ hành khách này trở lại sân bay Tân Sơn Nhất.
Chính người viết bài này đã từng chứng kiến một tiếp viên bị thóa mạ đến… thất thần. Chuyến bay VJ8389 từ Đà Nẵng đi TPHCM ngày 22.4.2013 theo lịch trình khởi hành lúc 9 giờ. Tuy nhiên chuyến bay khởi hành muộn hơn 1 giờ đồng hồ khiến gần 200 hành khách phải chờ đợi chỉ vì do nhân viên kỹ thuật của sân bay Đà Nẵng bê trễ trong việc ký vào biên bản kỹ thuật để máy bay có thể cất cánh.
Video đang HOT
Thế là một nam hành khách trung niên, lôi cô tiếp viên trưởng ra mắng nhiếc với đủ thứ ngôn từ nặng nề, nào là “đồ ngu”, “kém học thức”, “kém văn hóa”, “không biết cách ăn nói” v.v… Không chịu nổi, cô tiếp viên mặt tái mét phải đứng lùi vào phía trong khoang chịu trận.
Vietnam Airlines cũng “đau đầu” trước vấn nạn hành khách gây rối tại sân bay. Mới đây, tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, hành khách Phạm Văn T đã chửi bới, lăng mạ nhân viên của hãng và nhân viên an ninh tại cửa ra máy bay. Tại sân bay Cam Ranh, hành khách Vũ Quang H khi qua cửa soi chiếu đã gây rối với nhân viên an ninh và bị từ chối hoàn tất các thủ tục an ninh. Không ít hành khách nồng nặc mùi bia rượu, vì thế khi chỉ bị nhắc nhở nhẹ thì đã bức xúc và nặng lời ngay với nhân viên an ninh sân bay và hãng hàng không.
Vô tư như ở… ngoài đường
Tới thời điểm hiện nay, ngành hàng không đã xử phạt không ít trường hợp hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm làm bung phao trượt. Gần đây, trên chuyến bay VN 270 từ TPHCM đi Thanh Hóa, khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Thọ Xuân thì một hành khách 61 tuổi bỗng dưng tự ý mở cửa thoát hiểm để… đi xuống.
Một hành khách khác trên chuyến bay Vietnam Airlines từ Hà Nội đi TPHCM cũng tự ý mở cửa thoát hiểm khiến bung phao trượt chỉ vì… để hít khí trời. Hậu quả của những hành động thiếu ý thức và thiếu hiểu biết đó làm hãng hàng không phải tốn chi phí 10.000USD cho mỗi lần ra nước ngoài cuộn lại phao, đóng lại cửa thoát hiểm, chưa kể thiệt hại do phải dùng máy bay khác thay để khai thác chuyến…
Nói chuyện điện thoại khi máy bay đang chuẩn bị cất/hạ cánh và ồn ào, nhốn nháo trên khoang hành khách là chuyện thường xảy ra trên các chuyến bay ở Việt Nam. Các vụ việc vi phạm còn có nguyên nhân là nhiều hành khách thường lơ là trước các hướng dẫn bay và những quy định cấm mà tiếp viên đã thông báo, nhắc nhở.
Dịch vụ hàng không ở nước ta tuy chưa thực sự hoàn hảo, song cũng cần nhìn nhận rằng, việc khiến cho môi trường dịch vụ hàng không chưa hoàn hảo đó cũng có một phần lỗi từ những khách hàng thiếu ý thức, thiếu văn hóa và văn minh hàng không. Chúng tôi đã từng chứng kiến cảnh hai người đàn ông hăm he và suýt nữa choảng nhau chỉ vì việc xếp hàng làm thủ tục không trật tự và chen lấn trong một chuyến bay của Vietjet Air từ TPHCM đi Hà Nội, may mà sau đó nhân viên an ninh kịp thời đến can thiệp và nhắc nhở.
Theo LDO
Vì em... phận đàn bà
Cũng vì là phụ nữ nên khi em mắc sai lầm thì đừng mong nhận được tha thứ của người khác. Giá như cuộc đời này, em có thể lựa chọn, em sẽ chọn làm đàn ông.
Ngày bé, em thường bắt gặp mẹ khóc trộm mỗi khi bố say ngật ngưỡng trở về nhà. Mẹ len lén lau nước mắt khi thấy chị gái và em, mẹ sợ những câu hỏi của chị gái và ánh mắt không hiểu chuyện của em. Có lần chị gái hỏi: "Sao mẹ phải khổ sở như thế", nước mắt mẹ thi nhau rơi xuống, ôm hai chị em vào lòng: "Rồi sau này lớn các con sẽ hiểu".
Lớn hơn một chút, em hiểu những giọt nước mắt ngày ấy của mẹ, những cơn say bí tỉ của bố. Tất cả cũng chỉ vì em là con gái! Sinh ra làm con gái út, em dập tắt bao hi vọng có một thằng cu nối dõi tông đường của gia đình nội, của bố. Lớn lên, bố thường thở dài nhìn em: "Giá mày là thằng cu thì tốt biết mấy". Em bắt đầu hiểu mình là nguyên nhân của tất cả mọi chuyện, nói đúng hơn vì em là con gái nên bố mẹ mới có những buồn phiền.
Lớn lên nữa, em trở thành cô gái xinh xắn trẻ trung. Em mang theo lời dạy về "công dung ngôn hạnh" của mẹ làm hành trang bước vào cuộc đời mình. Em chẳng thể hiểu hết được công dung ngôn hạnh là gì, nhưng lần đầu tiên em thấy là con gái thật rắc rối. Những đứa bạn trai cùng lứa tuổi với em, chúng nó đâu phải học mấy thứ "công dung ngôn hạnh" kia đâu, vậy mà người ta vẫn khen chúng ngoan đấy thôi. Em đã ước mình là con trai giống như chúng bạn.
Rồi em biết yêu, mối tình đầu nhẹ nhàng và lãng mạn. Đi học xa nhà, xa gia đình khiến em trở nên cô đơn và yếu đuối. Khi được người khác giới quan tâm, lần đầu tiên em biết những cảm xúc rung động đầu đời. Em thấy cuộc sống vui hơn, có ý nghĩa hơn. Người bạn trai đó là chỗ dựa tinh thần cho em trong những ngày xa nhà. Và trong tình yêu thì luôn có những đòi hỏi. Đó là khi bạn trai muốn em chứng minh tình yêu của mình dành cho hắn. Hắn hứa hẹn, thề thốt và vẽ lên một tương lai tươi sáng phía trước. Ở bên hắn em thấy rất ngọt ngào, nhưng lời mẹ dạy "con gái phải biết giữ thân" luôn nhắc nhở em. Em rất sợ mỗi khi nhớ đến lời dạy của mẹ về sự trinh tiết của người con gái và sự phũ phàng của người đàn ông. Thôi thì vì là con gái, nên em sẽ nghe lời mẹ dạy mà biết "giữ thân". Em nói sẽ giữ gìn cho hắn đến đêm tân hôn. Vậy là mối tình đầu bỏ em sau gần một năm yêu thương không một lời từ biệt. Em biết đó cũng vì cái việc "giữ gìn" kia, nhưng biết làm sao được, ai bảo vì em là con gái cơ chứ.
Em nói sẽ giữ gìn cho hắn đến đêm tân hôn. Vậy là mối tình đầu bỏ em sau gần một năm yêu thương không một lời từ biệt. (ảnh minh họa)
Em cứ tưởng mình sẽ đau khổ vật vã khi chia tay mối tình đầu, nhưng chẳng hề như vậy. Nó dễ hơn em nghĩ, em chỉ thấy "sáng mắt" ra về tình yêu của người đàn ông mà thôi. Hóa ra khi yêu, họ cũng muốn "nhận" được cái gì đó chứ không đơn giản chỉ vì tình cảm. Vậy thì em càng quyết tâm "giữ thân" cho cái bến đỗ cuối cùng của cuộc đời mình, đó là anh - người chồng của em.
Ngày cưới, mẹ lo lắng dặn dò em trước khi về nhà chồng: "Là phụ nữ, phải biết bao dung, phải biết yêu thương và hy sinh con nhé!". Em hiểu những điều mẹ lo lắng, bởi mẹ cũng từng đi làm dâu, cũng là người phụ nữ. Em đang chuẩn bị bước chân vào một cuộc sống mới, cuộc sống mà người phụ nữ chỉ có thể dùng "công dung ngôn hạnh" làm mục tiêu của cuộc đời mình.
Ngày cưới, em trở thành người phụ nữ. Ánh mắt anh hoan hỉ, giọng nói anh vui mừng: "Cảm ơn em đã giữ gìn cho anh. Em chính là người phụ nữ của cuộc đời anh". Nghe anh nói những lời cảm ơn ấy mà em tự hào lắm, tự hào vì mình đã "giữ thân" được cho anh, tự hào vì mình đã là người phụ nữ đích thực và đáng được trân trọng.
Vì là phụ nữ, em phải biết yêu thương. Yêu thương anh, có nghĩa là em phải yêu thương tất cả những gì liên quan đến anh như gia đình anh, họ hàng nhà anh, rồi cả bạn bè anh,... Mẹ chồng nàng dâu muôn đời đã có tiếng xấu. Chẳng phải ngẫu nhiên người ta dựng chuyện đâu, cũng đều là những tấm gương người thật việc thật đấy thôi. Mẹ chồng và em cũng có mối quan hệ không được tốt lắm. Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không được lòng mẹ chồng. Cũng là phận đàn bà phụ nữ với nhau, nhưng mẹ chồng lại không hiểu cho em.
Em tủi thân trong một gia đình xa lạ, em khóc lóc với anh khi bị cả nhà chồng săm soi bắt nạt. Nhưng anh cũng chỉ nghe để đấy chứ anh chẳng có cách nào giúp em. Vậy là em tức tưởi kể cho mẹ đẻ nghe những chuyện vô lý bị đối xử ở nhà chồng. Mẹ đẻ lại rơm rớm nước mắt khuyên em: "Con ơi mình là phận đàn bà phụ nữ, phải biết nhường nhịn và yêu thương". Em nghe lời mẹ dạy, lại cố gắng nhường nhịn những điều vô lý kia và yêu thương gia đình chồng như chính gia đình mình. Mặc dù ở đó chẳng ai yêu thương em, có chăng chỉ là anh, người đàn ông của cuộc đời em, nhưng cũng chỉ biết nói lời yêu thương trên đầu môi. Em ấm ức sống trong nhà chồng, nhưng biết làm sao được, ai bảo vì em là phụ nữ cơ chứ.
Cái thứ duy nhất em chỉ cần nhớ, đó là lo cuộc sống cho con. Vì với người phụ nữ thì chồng con là tất cả. (ảnh minh họa)
Vì là phụ nữ, em phải biết hy sinh và chắt chiu từng đồng nuôi con. Phụ nữ bao đời nay vẫn phải biết hy sinh cho chồng con. Đó là hy sinh ước mơ, hy sinh đam mê, hy sinh tuổi thanh xuân để đánh đổi lấy một gia đình, dù gia đình đó có hạnh phúc hay không. Mẹ thường kể ngày xưa, biết bao người phụ nữ ở vậy thờ chồng nuôi con. Vậy thì phụ nữ ngày nay cũng phải thế thôi, đó là truyền thống rồi. Thế nên em chẳng còn là cô gái tự do làm những điều mình thích nữa rồi. Hãy quên đi những sở thích cá nhân, hãy quên đi những buổi tụ tập bạn bè, hãy quên đi những thói quen mua sắm cho bản thân mình và cũng hãy quên đi rất rất nhiều điều khác.
Cái thứ duy nhất em chỉ cần nhớ, đó là lo cuộc sống cho con. Vì với người phụ nữ thì chồng con là tất cả. Có lần em vô tình đi qua hàng quần áo, nhìn chiếc váy treo bên trong mà em thầm ước ao. Em đứng ngắm một hồi rất lâu rồi quyết định bước vào thử, nhưng khi nhìn thấy cái giá in trên mác em lại len lén quay ra. Cái giá đó chưa phải quá đắt đỏ gì, nó có thể chỉ là một, hai bữa bia anh ngồi lai rai với bạn bè hàng tuần nhưng với em nó lại mua được vài món đồ chơi nhỏ cho con. Vậy là em chẹp miệng tiếc nuối "thôi để khi nào có tiền thì mua". Vậy đó, khi đã là phụ nữ, những điều em làm đều phải nhìn về phía anh và con.
Vì em là phụ nữ, em phải biết tha thứ và bao dung. Tha thứ cho đôi lần anh quên đón em khi em đang mang bầu, lúc anh ngồi uống bia đâu đó với bạn bè, còn em đứng chờ dưới cơn mưa phùn giá rét trước cổng cơ quan. Tha thứ cho những cái tát của anh trong những đêm anh đi uống rượu say về gọi cửa mà em chưa kịp chạy ra vì còn đang ru con ngủ. Tha thứ cho những lần hiểu lầm mà anh mắng chửi sỉ vả em thậm tệ. Tha thứ cho cả những lần anh "say nắng", anh bỏ đi cả đêm không về mặc kệ con sốt ốm, một mình em đưa con vào viện. Em biết là phụ nữ phải bao dung cho người đàn ông của mình một con đường để quay trở về. Và vì con, em đã làm thế. Em hiểu được nỗi lòng của mẹ ngày nào, hiểu được những giọt nước mắt thầm lặng của mẹ ngày nhỏ em vô tình thấy được.
Và cũng vì em là phụ nữ mà em trở nên yếu đuối vô cùng khi phải tha thứ cho anh hết lần này đến lần khác. Anh chẳng thể từ bỏ được những cô bồ của mình, chẳng thể dứt ra được những cảm giác mới mẻ ở bên ngoài hôn nhân. Vậy là anh cứ mãi "say nắng", thậm chí càng về sau anh càng "say" hơn những lần trước. Anh quên đi trách nhiệm làm chồng, làm cha mà luôn đòi hỏi em phải là người vợ, người mẹ đúng mực. Điều đó làm em chán nản mệt mỏi vô cùng. Và rồi sự yếu đuối của người phụ nữ trong em đã phản bội cái triết lý "công dung ngôn hạnh" theo em cả cuộc đời. Em yếu đuối trước sự quan tâm của một người đàn ông khác.
Em chẳng đủ tỉnh táo để tiếp tục làm một người phụ nữ chuẩn mực. Sự yếu đuối đã làm em sống nửa tỉnh nửa mơ, sống trong ảo tưởng về hạnh phúc. Điều đó anh dễ dàng nhận ra, và vì là đàn ông, anh không thể có đủ bao dung để tha thứ cho em một con đường quay về. Và rồi người ta sẽ chẳng bao giờ quên được cái lỗi lầm kia của em. Nếu ai đó hỏi vì sao gia đình tan vỡ, họ sẽ chỉ nói vì em là đồ đàn bà hư hỏng mà thôi. Cái tiếng xấu ấy, cả đời này sẽ đi theo em.
Vậy đó, vì là phụ nữ em phải biết yêu thương, biết hy sinh và biết thứ tha. Nhưng cũng vì là phụ nữ nên khi em mắc sai lầm thì đừng mong nhận được tha thứ của người khác. Giá như cuộc đời này, em có thể lựa chọn, em sẽ chọn làm đàn ông.
Theo Khampha
Khi vợ là 'thánh buôn' Bao nhiêu nét duyên của vợ mất dần cũng chỉ vì tính hay buôn chuyện này. Nhìn ngoài mọi người hay nói anh may mắn khi lấy được chị. Chị nhìn khá duyên, tính thân thiện, mau mồm mau miệng, trong khi anh có phần trầm tính, ai khen chê gì thường cười xòa. Anh nghĩ đúng thật. Chị tháo vát, lo vun...