Hành khách từ Nhật Bản vào Việt Nam dương tính SARS-CoV-2
Một thuỷ thủ xuất cảnh từ Nhật Bản, đến Việt Nam ngày 23/6 được xác định dương tính virus SARS-CoV-2. Như vậy tại Việt Nam đã ghi nhận 383 ca mắc Covid-19.
Ca bệnh 383 (BN383): Bệnh nhân nam, 40 tuổi, quốc tịch Myanmar, thủy thủ tàu IPANEMA.
Thuỷ thủ này xuất cảnh tại Nhật Bản ngày 16/6/2020, nhập cảnh cảng Hòn Gai ngày 23/06/2020 và sau đó được cách ly tại tàu không lên đất liền.
Đến ngày 6/07/2020, thuỷ thủ được đưa vào tiếp tục cách ly tại khách sạn Vân Long, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 9/07/2020, thuỷ thủ này được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Đến ngày 17/07/2020, lấy mẫu xét nghiệm lần 2 lại cho kết quả dương tính. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Như vậy đến nay Việt Nam ghi nhận 383 ca mắc Covid-19, trong đó 243 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Nhấn để phóng to ảnh
Ngoài cộng đồng, từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 19/7, Việt Nam trải qua 94 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Video đang HOT
Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 12.798, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 100
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.273
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 425
Về điều trị, đến nay đã có 357/383 ca bệnh Covid-19 được chữa khỏi. Hiện chỉ còn 26 trường hợp đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó 11 ca đã âm tính từ 1-2 lần với SARS-CoV-2.
Vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản, sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính
Sau 5 năm đàm phán mở cửa thị trường Nhật, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn khắt khe nhất, lô vải thiều tươi đầu tiên đã được xuất khẩu sang Nhật Bản thành công, khẳng định chất lượng, thương hiệu của quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đúng 8h sáng nay, chuyến vải đầu tiên của Bắc Giang đã có mặt tại sân bay Nhật Bản. Sau đó lô hàng sẽ được đưa vào các quầy hàng siêu thị tại đất nước Nhật. Việc vải thiều Lục Ngạn có mặt tại thị trường khó tính như Nhật Bản đã khẳng định chất lượng, thương hiệu của quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để quả vải Bắc Giang có mặt tại thị trường Nhật Bản đúng thời gian, 15h ngày 19/6 chuyến xe lạnh chở hơn 2 tấn quả vải tươi bắt đầu lăn bánh di chuyển đến sân bay Nội Bài.
Đây là chuyến vải thiều đầu tiên trong năm nay của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước tiến mới quan trọng trong việc xuất khẩu vải tươi sang những thị trường khó tính, bởi lô vải đầu tiên đã đáp ứng đủ các điều kiện sang thị trường Nhật Bản.
Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu - Bắc Giang lựa chọn những quả vải trước khi xuất sang thị trường Nhật Bản
Bà Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu chia sẻ: "Theo khảo sát nhu cầu thị hiếu tại Nhật Bản thì vị chua ngọt trong quả vải Việt Nam được người Nhật rất thích. Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao các lô vải đều đảm bảo chất lượng tốt nhất. Từ đó chúng ta sẽ định được mức giá cao hơn và hy vọng trong năm nay sẽ làm nên thương hiệu quả vải Việt Nam tại thị trường Nhật Bản".
Để đủ tiêu chuẩn xuất đi Nhật Bản, quả vải thiều được kiểm tra rất kỹ ở tất cả các khâu.
Để quả vải thiều đến được với thị trường Nhật Bản, toàn bộ diện tích vải này được cấp mã số vùng trồng, bảo đảm đúng quy trình sản xuất GlobalGAP, thường xuyên có chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, đánh giá, khảo sát quy trình sản xuất.
Sau khi thu mua vải, toàn bộ sản phẩm được xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4 độ, sau đó mới được vận chuyển sang Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay: Đây là hệ thống hoàn toàn do người Việt thiết kế và có nhiều điểm đặc biệt, ví dụ chúng tôi có hệ thống đảo khí tuần hoàn, cái này chuyên gia Nhật thấy lạ nhưng qua kiểm tra đánh giá cao...
Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, ông Dương Thanh Tùng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: Chúng tôi đã tập trung hướng dẫn bà con nông dân các quy trình sản xuất an toàn theo đúng yêu cầu, đáp ứng được các chỉ tiêu từ phía Nhật Bản. Hoàn thiện quy trình xông hơi khử trùng, bao gói để chúng ta có lô vải thiều đầu tiên xuất sang thị trường Nhật Bản được thành công.
Vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản được sản xuất theo quy trình GlobalGAP.
Đây là tin rất vui với bà con nông dân tỉnh Bắc Giang cũng như các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời tạo một niềm tin mới để trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo nâng cao chất lượng vải thiều theo hướng đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Từ đó mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ tới nhiều thị trường khác, đặc biệt là Nhật Bản và các thị trường Châu Âu - ông Tùng cho biết thêm.
Trước khi xuất khẩu, quả vải đã trải qua quy trình xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4 độ.
Hôm nay, 12 tấn vải tươi tiếp theo sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường biển. Dự kiến sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường cao cấp này trong niên vụ năm nay.
Về tình hình tiêu thụ vải, UBND tỉnh Bắc Giang cho hay đến thời điểm này vải thiều sớm của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết.
Vải thiều Việt Nam đã chính thức đến Nhật Bản, sẽ lên kệ các siêu thị tại đây trong nay mai.
Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ đầu năm.
Quả vải của Việt Nam đã được thị trường Nhật Bản đón nhận
Những ngày qua, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất sôi động, với trên 300 điểm cân; dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã tổ hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu trong nước và 4 điểm cầu quốc tế đã thành công tốt đẹp.
Hơn 340 công dân Việt Nam từ Nhật về nước Hơn 340 công dân Việt Nam ở Nhật Bản về nước trên chuyến bay hạ cánh tại sân bay quốc tế Đà Nẵng hôm nay. Chuyến bay hồi hương các công dân này được cơ quan chức năng Việt Nam và hãng Hàng không Quốc gia tổ chức, theo thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao. Hành khách trên chuyến bay bao...