Hành khách mang Samsung Galaxy Note 7 lên máy bay có bị xử lý?
Cục Hàng không Việt Nam đã có chỉ thị yêu cầu các hãng hàng không tạm dừng việc cung cấp dịch vụ sạc pin đối với điện thoại Samsung Galaxy Note 7 cho hành khách trên máy bay.
Điện thoại Samsung Galaxy Note 7
Phát hành tháng 8, Galaxy Note 7 nhanh chóng tạo được tiếng vang trong làng di động và phá vỡ các kỷ lục về doanh số. Tuy nhiên, sau đó một số người dùng phát hiện pin của máy bị lỗi, gây cháy nổ.
Đến ngày 12/10, Samsung Việt Nam có thông báo dừng chương trình đổi mới Galaxy Note 7 và từ 18/10, hãng thu hồi và hoàn tiền toàn bộ sản phẩm này cho người tiêu dùng.
Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Quang Việt, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho hay, ngay khi có khuyến cáo từ nhà sản xuất Samsung về sản phẩm Note 7 bị lỗi, đơn vị đã có chỉ đạo các hãng hàng không yêu cầu hành khách không được để điện thoại Samsung Galaxy Note 7 trong hành lý ký gửi.
Đồng thời, các hãng dừng cung cấp dịch vụ sạc pin điện thoại Samsung Galaxy Note 7 trên tàu bay nhằm ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do pin của loại điện thoại này gây ra.
Video đang HOT
“Đến nay chỉ thị này vẫn đang được các hãng hàng không thực hiện nghiêm túc. Trước khi lên máy bay, sẽ có loa thông báo tới hành khách yêu cầu, khuyến cáo không được sạc, sử dụng điện thoại trên tàu bay để đảm bảo an toàn”.
Theo ông Việt, để đảm bảo an ninh, an toàn bay, nhân viên soi chiếu tại các sân bay sẽ tăng cường kiểm soát đối với sản phẩm Note 7. Khi cán bộ soi chiếu phát hiện ra hành khách mang theo Note 7 lên máy bay sẽ giải thích, nhắc nhở, khuyên hành khách không nên mang theo.
“Hiện nay, chúng tôi không thể cấm hành khách mang điện thoại Note 7 lên máy bay bởi vì chưa có quy định cấm nào. Chúng tôi chỉ cấm hành khách sạc pin điện thoại Note 7 trên máy bay và mang theo trong các hành lý ký gửi. Nếu hành khách vi phạm, chúng tôi căn cứ quy định của pháp luật xử phạt”, ông Việt chia sẻ thêm.
Theo vị Cục phó Cục Hàng không, đơn vị chưa xử phạt một trường hợp nào cố tình sạc pin điện thoại Note 7 trên máy bay mà mới chỉ là nhắc nhở, tuyên truyền cho hành khách hiểu. Ông Việt khuyến cáo hành khách nên làm theo thông báo của nhà sản xuất, mang sản phẩm bị lỗi đi đổi để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Danh tính bí ẩn của hacker tấn công web Vietnam Airlines
Nhóm hacker tấn công trang web của Vietnam Airlines có để lại tên nhưng những thông tin xung quanh nhóm này còn rất bí ẩn.
Chiều 29.7, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị hacker can thiệp, thay đổi nội dung hiển thị trên các màn hình điện tử và nội dung phát ra từ loa hướng dẫn. Song song đó, trang web của hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đã bị thay đổi giao diện, trên đó nhóm hacker 1937CN được cho là tự nhận trách nhiệm về vụ việc.
Hình ảnh quen thuộc thường được nhóm 1937CN sử dụng khi thay đổi giao diện một trang web.
Thực tế, những thông tin liên quan tới nhóm hacker 1937CN không quá nhiều trên internet. Nhóm này cũng không tích cực sử dụng Facebook, Twitter như những nhóm hacker đình đám Anonymous, Hacking Team hay Darkhotel.
Trên Twitter, chỉ duy nhất có một tài khoản tên "1937cn Team" nhưng các thông tin đã không còn được cập nhật từ khoảng 2 năm trước. Trên tài khoản Twitter này có giới thiệu trang web của nhóm là 1937cn.com. Tuy nhiên, một số thông tin cho biết nhóm 1937CN hoạt động ở tên miền1937cn.net, trên đó đăng tải nhiều thông tin liên quan tới chính trị và những vấn đề bảo mật, an ninh mạng.
Tương tự, trên diễn đàn chuyên chia sẻ mã nguồn mở GitHub.com cũng có một tài khoản mang tên "1937cn" gia nhập từ ngày 19.7.2015 nhưng chưa có bất kỳ hoạt động nào. Các tài khoản Twitter và GitHub nói trên đều chưa được xác nhận là do chính nhóm 1937CN lập ra.
Giao diện trang 1937cn.net được cho là của nhóm hacker 1937CN.
Thông tin hiếm hoi về nhóm 1937CN là trên một diễn đàn kêu gọi tập hợp hacker. Trên diễn đàn này, 1937CN tự giới thiệu một số thành viên trong đội nhưng sử dụng biệt danh như Allen Reese, BonEs, Webr0bot, SiLing, Learner, 4n0wGZ, Any9aby, Rascal. Kèm theo đó, nhóm để lại thông tin liên hệ là tài khoản Skype th4ck1937 và địa chỉ email.
Theo thống kê của hack-cn.com - trang web chuyên xếp hạng các nhóm hacker tại Trung Quốc, tính tới 8h ngày 30.7, nhóm 1937CN đã thực hiện 40.310 cuộc tấn công trên khắp thế giới, dẫn đầu danh sách và thậm chí bỏ xa nhóm đứng thứ hai là chinafans với "thành tích" 5.888 cuộc tấn công.
Trước khi tự nhận trách nhiệm vụ tấn công trang web của Vietnam Airlines, nhóm 1937CN đã từng tấn công máy chủ DNS củathegioididong.com và facebook.com.vn vào tháng 8.2013, trỏ tới trang web của nhóm tin tặc này.
Sau đó, theo báo cáo thống kê trên SecurityDaily, chỉ trong hai ngày 10 và 11.5.2014, số lượng trang web tại Việt Nam bị 1937CN tấn công đã tăng lên hơn 200 website, chủ yếu là những trang web liên quan tới giáo dục và các trang web của cơ quan nhà nước.
Cuộc tấn công dai dẳng bởi 1937CN tiếp tục kéo dài tới tháng 6.2014 và đã có hơn 1.000 website tại Việt Nam trở thành mục tiêu của nhóm này.
Không chỉ tập trung vào Việt Nam mà vào tháng 6.2015, CNN cho biết, nhóm 1937CN còn tấn công trang web của Trường Đại học Santo Tomas ở Philippines.
Theo Danviet
Vụ tấn công web VNA: Tuyên bố bất ngờ của hacker 1937CN Nhóm hacker 1937CN đã chính thức lên tiếng về vụ việc trang web của Vietnam Airlines bị tấn công mạng hôm 29.7. Ngày 30.7, trên trang web 1937cn.net, nhóm hacker 1937CN vừa có bài đăng liên quan tới vụ việc sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài và trang web Vietnam Airlines bị tấn công mạng vào chiều 29.7. Giao diện...