Hành khách hoảng loạn vì nửa tạ rắn độc trên tàu hỏa
Hàng trăm hành khách đi trên tàu SE8 đêm 26/5 đã hoảng loạn khi phát hiện 4 túi lưới đựng rắn hổ chúa, hổ mang còn sống ở dưới hàng ghế ngồi.
Lợi dụng lúc lộn xộn, chủ những con rắn độc đã bỏ trốn, trong khi dưới khoang ghế rắn hổ mang thấy động ngóc đầu bành mang đe dọa.
4 túi rắn độc bị bảo vệ ga Quảng Ngãi phát hiện khi tàu từ TP HCM ra Hà Nội dừng ở ga này. Rắn được bỏ lẫn trong những giỏ xách chứa hành lý, quần áo, đặt dưới ghế ngồi hành khách. Có khoảng 45 kg rắn hổ mang, hổ chúa trong các túi.
Những con rắn hổ mang nhốt trong các túi lưới phát hiện được dưới ghế hành khách tàu SE8. Ảnh: Trí Tín.
Video đang HOT
Trưa 27/5, lãnh đạo ga Quảng Ngãi đã bàn giao số rắn độc này cho Chi cục Kiểm lâm để thả về rừng bảo tồn. Ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Ngãi cho biết: “Trong số rắn này có con nặng gần một kg. Đây là loài động vật hoang dã quý hiếm nhóm 1B”.
Theo ông Hân, loài rắn này có nọc rất độc, nếu thoát ra ngoài sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng hành khách. Dự kiến chiều nay, toàn bộ số rắn này sẽ được thả về rừng.
Từ nay đến ngày Môi trường thế giới 5/6, Chi cục kiểm lâm Quảng Ngãi phối hợp với cảnh sát môi trường, công an tỉnh Quảng Ngãi tăng cường tuần tra, kiểm soát các phương tiện trên tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và các nhà hàng, quán ăn để truy bắt việc vận chuyển mua bán trái phép động vật hoang dã.
Theo VNExpress
'Nhạc trưởng' nuôi rắn
Gần 10 năm nuôi rắn hổ mang bành, đến nay anh Bạch Đình Thoại không chỉ là chủ trại rắn lớn nhất huyện Phú Lương, Thái Nguyên, mà còn là người đứng đầu Hội Nuôi rắn Phú Lương.
Anh Bạch Đình Thoại (phải) giới thiệu với khách thăm trại chăn nuôi sản phẩm rắn hổ mang bành.
Vốn là thợ sửa chữa đồ điện gia dụng, năm 2003, anh Thoại về làng rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) thăm một người bạn. Tại đây, anh chứng kiến cảnh người dân nuôi hàng trăm con rắn hổ mang bành. Nghề nguy hiểm, nhưng có sức hút kỳ lạ đối với anh. Nhờ bạn tư vấn, anh đầu tư nuôi 10 con rắn.
"Nhiều người trong nhà gàn, vì hổ mang là loài rắn độc, kỹ thuật nuôi chưa có, muốn nuôi phải làm thủ tục với cơ quan kiểm lâm. Mất khá nhiều thời gian, tôi mới yên tâm với nghề này. Cũng may giống rắn ít bệnh tật. Ở Phú Lương chỉ mình tôi nuôi, số lượng rắn cũng ít nên nguồn thức ăn cóc, nhái sẵn lắm. Trung bình 3 ngày mới phải cho rắn ăn một lần. Vào mùa lạnh, rắn ngủ đông 6 tháng" - anh Thoại chia sẻ kinh nghiệm.
Năm 2004, anh Thoại học kỹ thuật cho rắn giao phối, ấp nở rắn con. Một số bạn bè thấy anh nuôi thành công đã nhờ cậy anh giúp "mở nghề". Rắn sinh sản, một phần anh nhân nuôi nâng số lượng đàn, một phần bán giống.
Năm 2008, anh xuất lứa rắn đầu tiên, 150kg rắn thịt thu về 80 triệu đồng. Năm 2009- 2010, anh xuất bán nửa tấn rắn thịt, giá 550.000 đồng/kg. Số lượng rắn nuôi tăng, năm 2010, anh chuyển cơ sở từ tiểu khu Thái An, thị trấn Đu vào trong làng. Tại đây, địa hình rộng rãi, anh tăng số chuồng nuôi rắn hổ mang bành và nuôi thêm rắn ráo, cầy hương, ong mật...
"Tôi sẽ xây dựng một trang trại nuôi các loại con đặc sản. Trước mắt tập trung nuôi rắn hổ mang bành giống, thịt; nuôi rắn ráo thương phẩm và cầy hương, tiến tới nuôi ba ba, kỳ đà...
Để hình thành được một địa chỉ nuôi con đặc sản với số lượng lớn, thông qua Hội ND thị trấn, Hội ND huyện, chúng tôi đã thành lập Hội nuôi rắn Phú Lương. Hiện, với 13 thành viên. Thời gian tới, bên cạnh việc "mở nghề" thu hút hội viên mới, Hội sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi của 13 hộ thành viên hiện có"- anh Thoại cho biết.
Theo Dân Việt
Sự trả thù khủng khiếp của rắn độc khổng lồ ở An Giang Chuyện ăn thịt thú rừng phải trả giá đắt được người xưa thường nhắc nhở, cảnh báo. Trên vùng Bảy Núi xuất hiện nhiều chuyện có thật rất kỳ lạ khiến người ta phải tin vào luật nhân quả. Tưởng đá quý, hóa ra mắt rắn Hồi 20 tuổi, bà Mai Thị Nguyệt (cán bộ phụ nữ ấp Vồ Đầu, xã An Hảo,...