Hành khách chụp ảnh “selfie” cùng không tặc máy bay Ai Cập
Lý giải về hành động của mình, Ben Innes cho biết anh làm như vậy vì nếu quả bom của tên không tặc là thật thì anh sẽ “chẳng còn gì để mất”.
Theo Guardian, Ben Innes, 26 tuổi, là một trong ba hành khách và bốn thành viên tổ bay bị kẻ bắt cóc chuyến bay MS181 giữ đến cuối cuộc bắt con tin, sau khi không tặc khống chế chiếc máy bay của hãng hàng không EgyptAir đang trong hành trình từ Alexandria tới Cairo, buộc nó chuyển hướng hạ cánh xuống CH Síp.
Ben Innes (phải) chụp ảnh cùng Seif Eldin Mustafa – kẻ bắt cóc máy bay mang số hiệu MS181 của EgyptAir. (Ảnh: Sky News)
Trong khi chiếc máy bay đang bị không tặc khống chế ở sân bay Larnaca, CH Síp, Ben Innes đã tranh thủ chụp ảnh cùng Seif Eldin Mustafa – đối tượng đeo đai nghi là bom, thủ phạm vụ bắt cóc máy bay Airbus A 320.
Quả bom sau đó được xác định là bom giả, tuy nhiên, ở thời điểm bức ảnh được chụp, điều này vẫn chưa được xác nhận.
Lý giải về hành động của mình, Ben Innes cho biết: “Tôi không rõ vì sao mình lại làm như vậy, tôi chỉ gạt bỏ sự thận trọng, tỏ ra vui vẻ trước nghịch cảnh đó. Tôi nghĩ rằng nếu quả bom là thật thì tôi cũng chẳng còn gì để mất, vì vậy tôi tận dụng cơ hội để có thể quan sát nó ở cự ly gần hơn”.
“Tôi nhờ một thành viên tổ bay phiên dịch hộ và hỏi hắn liệu tôi có thể chụp ảnh selfie với hắn được không. Hắn chỉ nhún vai và nói OK, và tôi đứng cạnh hắn, cười trước ống kính khi nữ tiếp viên bấm máy. Đây chắc chắn là bức ảnh selfie tuyệt nhất từ trước đến giờ”, Innes nói thêm.
Innes cho biết, sau khi đã quan sát kỹ hơn, anh nghi ngờ thiết bị nổ Mustafa đeo trên mình là giả. Innes nói: “Vì vậy, tôi quyết định quay trở lại chỗ ngồi và hình dung chặng được tiếp theo mình sẽ đi”.
Video đang HOT
Ngay sau khi bức hình Ben Innes chụp cùng kẻ không tặc lan truyền trên mạng xã hội, bạn bè anh đã mô tả Innes là “nhân vật đóng thế” của lực lượng an ninh để vô hiệu hóa kẻ bắt cóc máy bay; đồng thời dành cho Innes những lời khen tặng.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, hành động của Innes là điên rồ.
Innes là một chuyên gia đánh giá chất lượng an toàn và y tế từ thành phố Leeds, sống ở Aberdeen, Scotland. Anh trở về nhà sau một chuyến công tác khi chuyến bay MS181 của hãng hàng không EgyptAir bị khống chế.
Vụ không tặc Ai Cập: Triệu tập trưởng cơ quan an ninh sân bay
Vụ bắt cóc chiếc máy bay Airbus 320 mang số hiệu MS181 của hãng hàng không Ai Cập đã kết thúc lúc gần 2h chiều 29/3 (giờ địa phương), tức hơn 5 tiếng sau khi máy bị buộc phải hạ cánh xuống sân bay Larnaca của Síp theo yêu cầu của kẻ bắt cóc.
Nghi phạm là một công dân Ai Cập có tên gọi Seif El Din Mostafa, đã chấp nhận đầu hàng lực lượng an ninh Síp mà không cần đến biện pháp can thiệp bằng vũ lực. Toàn bộ 62 người có mặt trên máy bay gồm 55 hành khách thuộc nhiều quốc tịch khác nhau và 7 thành viên phi hành đoàn, đều được an toàn.
Theo Bộ trưởng Hàng không dân dụng Ai Cập Sherif Fathi, Seif Eldin Mustafa – kẻ bắt cóc chiếc máy bay không phải là khủng bố và người này có những biểu hiện của bệnh tâm thần. Tuy nhiên, động cơ thực sự đứng đằng sau vụ bắt cóc vẫn chưa được làm sáng tỏ./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Hành khách giải thích việc chụp ảnh với không tặc máy bay Ai Cập
Chàng trai người Anh bị bắt làm con tin trên chiếc máy bay EgyptAir đã giải thích hành động liều mình khi chụp ảnh cùng tên không tặc được cho đang đeo đai thuốc nổ.
Ben Innes chụp ảnh cùng không tặc Seif Eldin Mustafa trên máy bay EgyptAir - Ảnh chụp màn hình The Guardian
Chiếc máy bay của hãng hàng không EgyptAir (Ai Cập) bị không tặc khống chế vào ngày 29.3 khi đang trên hành trình từ thành phố Alexandria (Ai Cập) đến thủ đô Cairo. Phi công đã buộc phải hạ cánh xuống sân bay Larnaca ở Cộng hoà Síp (Cyprus).
Anh chàng Ben Innes (26 tuổi) là một trong 3 hành khách cùng 4 thành viên phi hành đoàn bị giữ làm con tin trên chiếc máy bay Airbus A320 sau khi nghi phạm Seif Eldin Mustafa cho hầu hết hành khách xuống sân bay, theo The Guardianngày 30.3.
Kể lại hành động liều lĩnh của mình khi chụp ảnh "tự sướng" (dù sau đó mẹ anh ta nói đó không phải ảnh tự sướng, vì nhờ người khác chụp) cùng tên không tặc nguy hiểm đang đeo đai thuốc nổ, Innes cũng tỏ ra bối rối. "Tôi không chắc vì sao lại làm vậy nữa. Tôi nghĩ rằng nếu quả bom là thật thì mình cũng chẳng còn gì để mất, vậy thì cứ chộp cơ hội tiếp cận để nhìn rõ nó", chàng trai sống ở Aberdeen (Scotland) nói.
Innes đang trên đường về nhà sau một chuyến công tác thì chuyến bay MS181 của anh bị không tặc.
Ba hành khách cuối cùng xuống chiếc máy bay Ai Cập bị không tặc, Ben Innes là người ở giữa - Ảnh: AFP
Innes kể đã nhờ một thành viên phi hành đoàn phiên dịch giúp và hỏi liệu có thể chụp ảnh với không tặc hay không. "Ông ta nhún vai nói OK, vì thế tôi đứng cạnh và cười trước ống kính để cô tiếp viên chụp. Đó là tấm ảnh tuyệt nhất từ trước đến giờ", Innes kể.
Sau khi chụp ảnh, Innes nghi ngờ đai thuốc nổ của Mustafa là giả nên anh quay lại chỗ ngồi và tính toán hành động tiếp theo. May mắn là sau đó anh này và các con tin còn lại được thả, tên không tặc cũng đầu hàng.
Innes gửi bức ảnh cho bạn bè tại Anh khi còn đang trên máy bay. Một người bạn tên Chris Tundogan nói với Daily Mail rằng Innes chẳng ngại việc gì cả. Một người thân của Innes thì viết trên Twitter rằng rất tự hào và chỉ có Ben Innes mới có thể chụp ảnh trong hoàn cảnh như vậy.
Còn về phần tên không tặc Mustafa (người Ai Cập), sau khi thả hết hành khách và phi hành đoàn, người này cũng đầu hàng cảnh sát. Một quan chức Bộ Ngoại giao Ai Cập bình luận rằng: "Hắn không phải là khủng bố, hắn là một tên ngốc. Khủng bố là những kẻ điên nhưng chúng không ngu ngốc như tên này".
Đai thuốc nổ của nghi phạm cũng được cho là giả, còn động cơ thực hiện vụ không tặc của ông này được cho là nhằm đến gặp... vợ cũ đang sống ở đảo Síp.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Chiến thuật thương lượng với những kẻ không tặc Phong tỏa các lối tiếp cận máy bay, thiết lập liên lạc, và xác định động cơ của không tặc là những bước giới chức thường làm để đảm bảo an toàn cho con tin. Seif Eldin Mustafa, kẻ khống chế máy bay EgyptAir hôm 29/3. Ảnh: Reuters Máy bay của hãng hàng không EgyptAir đang trong hành trình đến Cairo hôm qua...