Hành khách bị sốt trên chuyến bay VN 594 không nhiễm MERS-CoV
Chiều 30.6, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hành khách quốc tịch Trung Quốc từ sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đi Hồng Kông trên chuyến bay của Vietnam Airlines ngày 30.6 (số hiệu VN 594), có biểu hiện sốt. Khi đến Hồng Kông đã được cơ quan y tế tại đây cách ly y tế do lo ngại nhiễm MERS-CoV.
Khai báo y tế tại sân bay nhằm ngăn chặn ca bệnh MERS-CoV – Ảnh: Ngọc Thắng
Máy bay chở hành khách này (khi từ Hồng Kông về Việt Nam có số hiệu VN 353) cũng đã được xử lý y tế, khử khuẩn. Tuy nhiên đến chiều cùng ngày, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã nhận được thông báo từ Hồng Kông cho biết, kết quả xét nghiệm khẳng định, ca bệnh trên âm tính với vi rút MERS-CoV, bệnh nhân bị sốt rét.
Theo Cục Y tế dự phòng, trên thế giới, tính đến 30.6, tổng số nhiễm MERS-CoV là 1.357 ca, trong đó có 485 ca tử vong tại 27 nước.
Video đang HOT
Nhằm tăng cường việc cách ly, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua luật mới trao quyền cao hơn cho nhân viên chịu trách nhiệm trong việc hạn chế sự di chuyển của người mắc bệnh. Người vi phạm có thể bị phạt tù 2 năm hoặc bị phạt 18.000 USD.
Việt Nam tiếp tục áp dụng khai báo y tế trên các chuyến bay về từ vùng có dịch MERS-CoV nhằm phát hiện sớm ca bệnh xâm nhập.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Đà Nẵng tăng cường công tác phòng chống MERS-CoV
Ngày 26.6, tại Đà Nẵng, đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng dịch MERS-CoV được thực hiện ở thành phố này.
Du khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng đều được kiểm tra thân nhiệt rất kỹ lưỡng - Ảnh: Bảo Nguyên
Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng, cho hay Đà Nẵng là địa phương có khá nhiều nguy cơ bởi TP này mỗi tuần đón đến 21 chuyến bay từ Hàn Quốc về.
Từ ngày 3.6 đến nay, Đà Nẵng đã đón hơn 44.900 lượt khách đến từ Hàn Quốc, nơi đang có dịch MERS-CoV diễn tiến phức tạp. Tất cả các hành khách này đều được Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Đà Nẵng thực hiện tờ khai y tế và kiểm tra thân nhiệt từ xa.
Tuy nhiên, đây chỉ là công tác phòng dịch hết sức cơ bản. Không loại trừ khả năng những người đã mắc bệnh nhưng vì không muốn phiền hà ở các cửa khẩu nên thường uống thuốc hạ sốt để khỏi gặp rắc rối trong việc kiểm tra thân nhiệt. Suy nghĩ này của họ dễ dẫn đến việc dịch bệnh có thể vào Đà Nẵng mà không kiểm soát được.
"Chúng tôi đã triển khai toàn bộ công tác kiểm soát y tế theo đúng trình tự, tờ khai y tế cũng được chúng tôi in với 3 thứ tiếng: Việt - Anh - Hàn để khỏi làm ảnh hưởng, mất thời gian của du khách. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của công tác phòng dịch là rất nhiều. Đặc biệt, sắp tới nhà ga sân bay Đà Nẵng sửa chữa mở rộng, chúng tôi cần nhiều máy móc, thiết bị y tế hơn để kiểm soát dịch" - ông Tùng cho biết thêm.
UBND TP.Đà Nẵng cũng vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện triển khai các công tác phòng chống MERS-CoV theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Cùng với biện pháp tuyên truyền, cần có biện pháp yêu cầu những người trở về từ vùng dịch bệnh phải chủ động khai báo y tế tại cửa khẩu và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày; khi có dấu hiệu ho, sốt, viêm đường hô hấp thì phải thông báo ngay cho cơ sở y tế hoặc đường dây nóng.
Văn bản cũng yêu cầu UBND các xã, phường tích cực tuyên truyền, thực hiện thống kê, lập danh sách các hộ gia đình có người thân sinh sống, học tập, làm việc tại Hàn Quốc và công dân Hàn Quốc đến làm ăn, sinh sống trên địa bàn quản lý để có kế hoạch tiếp cận, tư vấn, tuyên truyền, quản lý nhằm phòng chống dịch bệnh MERS-CoV hiệu quả.
Diệu Hiền
Theo Thanhnien
Vi rút MERS-CoV có thể lây từ người sang người Sáng 18.6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với UBND TP.Hà Nội về công tác phòng chống MERS-CoV trên địa bàn thủ đô. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra ứng phó với dịch MERS-CoV tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư - Ảnh: Dương Ngọc Sở Y tế Hà Nội...