Hành hung người cha tát con và trào lưu ‘nhân danh công lý’ của cộng đồng mạng
Người cha tát con là sai, nhưng một số người lại nhân danh công lý mạng để chửi bới, hành hung người đàn ông ấy lại càng sai hơn và có thể bị xử lý theo pháp luật.
Mới đây, mạng xã hội lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh ông bố say rượu liên tiếp tát vào mặt con mình. Sau khi đoạn video được lan truyền, cộng đồng mạng đã tỏ ra rất bức xúc trước hành động bạo lực của người bố. Nhiều người nói rằng họ sẽ tìm ra danh tính, địa chỉ của người đàn ông trên và “dạy dỗ” cho anh ta một bài học.
Ông bố trẻ tát vào mặt con nhỏ khiến nhiều người phẫn nộ
Không lâu sau những tuyên bố từ cư dân mạng, ngày 17/10, rất đông người đã tìm đến tận dãy nhà trọ, lao vào đánh người đàn ông được cho là ông bố trẻ trong đoạn video đánh con nói trên để xả giận.
Trong đoạn clip ghi lại sự việc, người bố chỉ ngồi im, ôm mặt chịu trận trước vòng vây của gần 20 người. Nhiều người liên tục chửi bới, dùng chân đạp vào người bố đang ngồi dưới đường.
Nhân danh cộng đồng mạng là nhân danh ai?
Lâu nay, chúng ta vẫn thường dùng từ “cộng đồng mạng” để chỉ những người đang sử dụng mạng xã hội và tham gia bình luận, đưa ra ý kiến về một sự việc nào đó. Cứ mỗi khi một cuộc tranh luận hay một vấn để nổ ra, ta sẽ thấy hàng loạt người nhân danh “cộng đồng mạng” để phát xét mọi thứ, thậm chí là “ thay trời hành đạo” như việc hành hung người cha nói trên.
Người ta vẫn tự hỏi “Cộng đồng mạng có quyền lực gì mà có thể nhân danh như thể chính nó mới là công lý?”. Thực chất, cộng đồng mạng chẳng là ai cả, chỉ là một đám đông không thể chịu trách nhiệm cụ thể lại càng không có quyền hạn thực thi công lý, thi hành pháp luật.
Thế nhưng, chỉ qua một đoạn clip vài phút, gần 20 cá nhân nhân danh “cộng đồng mạng” ấy đã tìm đến xông thẳng vào nhà, bắt giữ, tra hỏi, xúc phạm và hành hung người bố trẻ. Hành động của nhóm người này khiến người ta tưởng rằng họ nắm tất cả quyền hành trong tay, muốn ai chết thì kẻ đó không được quyền sống.
Người bố trong đoạn clip bị một nhóm thanh niên hành hung
“Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, nhưng người ta lại nhầm lẫn giữa nghĩa hiệp và hành vi côn đồ. Hành vi nghĩa hiệp không có nghĩa là chúng ta được phép xâm phạm đến nơi ở, danh dự và thân thể người khác khi chưa được người đó và pháp luật cho phép. Đó hoàn toàn là phạm pháp.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên cộng đồng mạng thể hiện “sức mạnh” của mình. Tháng 4 vừa rồi, trong vụ lùm xùm giữa YouTuber Khoa Bug và resort Aroma Phan Thiết, dân mạng đã thể hiện “quyền sinh sát” của mình bằng cách đánh giá 1 sao, bình luận “Lừa đảo” và tẩy chay tất cả những khách sạn có tên Aroma. Tuy nhiên, những khách sạn này lại chẳng phải là chi nhánh hay liên quan gì đến Aroma Phan Thiết. Từ Sapa, Đà Lạt cho đến Nhật Bản xa xôi, những khách sạn có cùng tên đều bị “dính đạn” dù chẳng làm gì cả.
Dân mạng tẩy chay tất cả những nơi có tên Aroma
Hay gần đây nhất, cũng bằng cách tẩy chay như trên, sau khi nghe theo những lời nói của một thầy giáo dạy Hóa có 350 nghìn lượt theo dõi trên Facebook, cư dân mạng đã vote một sao và báo cáo ứng dụng Airvisual trên Google Play, App Store vì “tội” xếp Hà Nội vào top 1 thành phố ô nhiễm. Sau khi mọi việc rõ ràng, một lần nữa, cộng đồng mạng lại quay sang trút giận ngược lại người thầy dạy Hóa nọ.
Xa hơn một chút, vào tháng 3/2019, một cô giáo ở Bình Thuận bị chồng tố có quan hệ bất chính với học sinh lớp 10 gây xôn xao dư luận. Chưa cần biết đầu đuôi ra sao, cộng đồng mạng đã đăng ảnh, xới tung trang cá nhân của nam sinh T.C.M lên để bôi nhọ, bêu riếu. Tuy nhiên, nam sinh này hoàn toàn không liên quan gì đến câu chuyện trên. Những dòng bình luận ác ý và tàn nhẫn đến mức khiến M bị hoảng loạn, không dám đến lớp.
Những sự việc trên chỉ là 3 trong số hàng loạt vụ bắt nạt tập thể bởi “cư dân mạng”, và sau vụ hành hung người cha vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chỉ cần một chút thông tin, cộng đồng mạng đã có thể dậy sống và sau đó sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của luật pháp để kết tội và trừng phạt người khác.
Video đang HOT
Xã hội chỉ văn minh khi con người biết tôn trọng pháp luật. Nếu ai cũng được phép đánh người, xã hội sẽ trở nên loạn lạc. “Cộng đồng mạng” chỉ đơn giản là một cộng đồng người tham gia mạng xã hội, không có quyền lực, lại không thể nhân danh để xử lý bất cứ ai.
Dùng bạo lực để “dạy dỗ” người dùng bạo lực có phải là cách hay?
Không thể phủ nhận rằng hành động đánh con của người cha trong đoạn clip là một hành động bạo lực, xét về tình, về lý, bên nào cũng đều sai. Nhưng dùng bạo lực để “dạy dỗ” người dùng bạo lực có phải là cách xử lý thỏa đáng?
Nói ra điều này, nhiều người cho rằng chúng ta đang giáo điều, thánh thiện. Nhưng khoan xét về mặt đạo đức, chỉ riêng ở pháp luật, những người trên đã không được phép sử dụng bạo lực với người khác. Người sai đến mấy cũng đã có luật pháp trừng trị.
Người bố van xin cộng đồng mạng dừng lại hành động của mình
Ở xã hội văn minh, dùng bạo lực để đối xử với nhau chính là hành vi côn đồ. Việc hành hung người khác chẳng khiến họ nhận ra lỗi của mình. Sau khi bị đánh, người đó sẽ càng trở nên hung hăng và bạo lực hơn gấp bội.
Những người nhân danh cộng đồng mạng trên đã lên án một hành động mang tính bạo lực, cho rằng đó là sai trái, là hiện thân của “quỷ dữ”. Để rồi cuối cùng, chính họ lựa chọn trở thành loài “quỷ dữ” mà trước đây mình từng căm ghét. Đem bạo lực để xử lý bạo lực về lâu về dài chỉ khiến nó trở thành một cái vòng luẩn quẩn – luẩn quẩn trong bạo lực.
Ở góc độ người con, nhìn thấy cảnh bố mình bị một đám người cùng nhau chửi bới, đánh đập đến bầm dập, chảy máu có khiến đứa trẻ ấy cảm giác được bảo vệ, hạnh phúc? Ai dám chắc rằng đứa trẻ lớn lên mà không mang cảm giác tội lỗi vì cho rằng chính mình là nguyên nhân khiến bố bị đánh “thừa sống thiếu chết” như thế? Hành động được cho là bảo vệ trẻ nhỏ của nhóm người kia lại trở thành thứ sát thương đứa trẻ ấy.
Cuối cùng, nhóm thanh niên kia có thật sự muốn đòi lại công lý, biết được sự thật như cách họ nói hay chỉ vì muốn thể hiện? Nếu vì công lý, sao họ lại đem công lý ra làm “trò hề” để nhân danh đánh đập người khác? Còn nếu muốn biết được sự thật, sao khi ông bố phân trần họ lại không chấp nhận lý do đã nói mà lại tiếp tục hành hung để nghe một lý do khác? Liệu có phải họ chỉ muốn nghe thứ họ muốn được nghe?
Cả người bố và nhóm thanh niên “nhân danh công lý” đều có thể bị xử lý bởi pháp luật
Trao đổi với Saostar, Luật sư Nguyễn Quốc Cường, (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định cả ông bố trong đoạn video và nhóm hành hung người bố đấy mới đây đều có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Về trường hợp của người bố, người đàn ông này có thể bị xử lý theo Điều 140 của Bộ Luật Hình sự về tội Hành hạ người khác, cụ thể là đối xử tàn ác và làm nhục người lệ thuộc mình.
Riêng về trường hợp của nhóm người hành hung ông bố, Luật sư Nguyễn Quốc Cường cho biết họ có thể bị xử lý về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ Luật Hình sự nếu thương tật của ông bố trên 11%. Tuy nhiên, người bố phải trình báo với cơ quan chức năng và đi giám định thương tật. “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” – Khoản 1, Điều 134, Bộ Luật Hình sự 2015.
“Hành vi của ông bố là sai nhưng những người nhân danh cộng đồng mạng cũng không được vì lý do đó mà hành hung người khác” – Luật sư Cường nói thêm.
Xuân Tuyền
Theo saostar
PewPew, Khoa Pug, tiệm bánh mì 1 sao và bức xúc không làm ta vô can
Ẩn danh dưới chiếc avatar bé nhỏ, họ lẫn vào đám đông. Họ cho rằng việc lên tiếng bình phẩm, chỉ trích, ném đá,... sẽ khiến họ trở thành người vô tội, người thuộc về lương tri để "thay trời hành đạo". Họ chẳng bao giờ hình dung đằng sau chiếc avatar đó, còn có những khuôn mặt biết buồn, biết vui.
Nhiều người sẽ không cần biết ai là kẻ khơi mào lùm xùm vừa qua của PewPew và Khoa Pug. Nhiều người chưa bao giờ đọc được hoặc đọc hết status "hùa nhau report, đòi tẩy chay chỉ vì 1 - 2 khách sạn". Nhiều người khi nhìn thấy PewPew nghẹn ngào trong livestream đính chính, mặt họ vẫn lạnh tanh: "nước mắt cá sấu", "giả mèo khóc chuột".
Nhưng họ sẽ luôn sẵn sàng like, share, comment một bài lăng mạ PewPew mà chẳng cần bất kì lý do nào. Chỉ biết đó là đám đông và họ dễ dàng "ném đá" giấu tay trong thứ năng lượng giận dữ khổng lồ ấy.
Việc ném đá theo đám đông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người trong cuộc.
Tối, khi đọc qua những chia sẻ của PewPew, tôi và người chị chung cơ quan đã có một cuộc cãi vã không hề nhẹ. Tôi đồng quan điểm với PewPew, rằng ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc theo hàng loạt đơn vị na ná tên bị đánh giá 1 sao? Người phụ nữ mang bầu ấy có lỗi, nhưng chồng con cô ấy có đáng bị đem ra trước dư luận để chửi bới? Chị tôi thì vẫn khăng khăng: "Resort sai rành rành, PewPew đã im hơi lặng tiếng còn dính vào đó làm gì?".
Mấy phút sau, PewPew xoá status. Nhưng nhiều toà soạn đã nhanh chóng screenshot và cho lên những tít bài mà như Pew kể " đã cắt xén, lái sang, đổi ý câu chuyện", gây chấn động cộng đồng mạng.
PewPew nói đúng. "Con người chúng ta có 2 sự lựa chọn: một là bạn vận hành xã hội này, hai là chấp nhận nó. Mình chỉ là một hạt cát trong xã hội thôi nên từ nay mình sẽ sống theo điều thứ hai".
PewPew lên tiếng trong livestream đính chính của mình.
Cách đây hơn 5 tháng, tôi gặp PewPew trong một bài phỏng vấn Tết. Ngồi mệt nhừ giữa căn phòng bừa bộn, vừa chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ làm việc, PewPew kể rất nhiều. Đó là năm tháng ở Úc, để không nghĩ về gia đình anh đã cắm mặt trong cửa hàng MC' Donal; chàng trai quyết định đột ngột trở về Việt Nam, vào Sài Gòn lập nghiệp với cái nghề mà "hồi ấy chẳng ai biết nó là cái quái gì"... Bố mẹ anh từ mặt cậu con trai sau nhiều đêm khóc ròng.
Đến hiện tại thứ giúp anh vẫn còn trụ lại ở Sài Gòn là ước mơ được mở một tiệm bánh mì, đưa nó ra thị trường quốc tế. "Nó ngon hơn thức ăn nhanh ở nước ngoài nhiều" - anh bảo.
"Anh đã làm được rồi em. Giờ thì anh sẽ nghỉ ngơi, dành thời gian bù đắp cho gia đình và kiếm một cô người yêu mập mạp, sống đời sống bình thường (?!)" - anh nói tiếp.
5 ngày trước, PewPew đã hoàn thành ước mơ đó.
Nhưng 2 hôm trước, chỉ vì một sự "vạ miệng", lên tiếng về thói quen "h ùa nhau report, đòi tẩy chay chỉ vì 1 2 nhân viên'", PewPew bị lôi ngược lên các mặt báo, chịu sự chửi rủa thậm tệ của một bộ phận đám đông. Vài tiếng đồng hồ sau, tiệm bánh mì PewPew anh ấp ủ 7 năm trời trong chớp mắt bị đánh sập. Hơn 2000 report, spam khiến nó rớt hạng nghiêm trọng.
Nhiều câu chuyện đã khiến cho vụ việc ngày nghiêm trọng, 2000 đánh giá 1 sao chỉ vì câu nói của PewPew.
Sự kiện đang xảy ra ấy, theo định nghĩa xã hội học là một hiệu ứng đám đông, là sự bất lực khi tiếng nói và phương tiện truyền đạt của chúng ta gần như vô nghĩa trước số lượng.
Câu chuyện hiệu ứng đám đông ấy không chỉ xảy ra với PewPew, nó đã đang sẽ xảy ra hàng ngày hàng giờ trên mạng xã hội, nơi con người dễ dàng đem ra mổ xẻ, tranh luận, rồi lăng nhục chỉ qua vài chiếc icon giận dữ, khóc, haha, share, comment.
Hôm qua, khi bàn luận về lùm xùm kêu gọi vote 1 sao cho tất cả khu nghĩ dưỡng na ná giống Aroma Resort, chị tôi vẫn khuyên rằng: "Tham luận làm gì, biết thì biết thôi, còn chúng ta nên im lặng". Tôi đã gay gắt phản bác ngay lập tức. "Không! Khi cái ác, cái xấu vẫn còn đó, nếu chúng chấp nhận với nó thì chẳng khác nào chúng ta là kẻ tiếp tay, là đồng phạm, là mụ Thu trong vụ việc giết hại nữ sinh giao gà chiều 30 Tết" - tôi nói.
Trong livestream đính chính của PewPew, nhiều người cũng khẳng định: "Report không phải vì anh sai. report bởi lo chuyện bao đồng, đó đâu phải việc của anh?". PewPew gượng cười: "Việc lôi những người không liên quan, đơn vị không liên quan vào sự việc này, mình không bao giờ đồng tình dù lí do là gì đi chăng nữa". Câu nói của anh tuột không phanh sau hàng trăm bình luận nhảy đến hoa mắt.
Hàng loạt khu nghỉ dưỡng trong và ngoài nước cũng bị đánh giá xấu chỉ vì na ná tên.
Tôi lại nhớ đến câu chuyện TS. Đặng Hoàng Giang kể trong cuốn sách Thiện, ác và smartphone, khi chuyến máy bay từ Áo trở về Việt Nam còn chẳng chông gai, "sỏi đá" bằng một phát ngôn trước dư luận.
Đầu tháng 3 năm 2014, TS. Đặng Hoàng Giang tham gia trả lời một cuộc phỏng vấn trên báo Lao động. Nội dung xoay quanh lý do ông trở về Việt Nam, quan điểm cá nhân về Phương Tây và cái nhìn về khát vọng hướng ngoại của người Việt. Ông tâm sự rằng ông rời bỏ châu Âu vì sự lạnh lùng và máy móc của nó, rằng tuy Việt Nam có nhiều bất an nhưng nó cũng đầy rẫy những thú vị bất ngờ. Và rằng nhiều phụ huynh ước mơ cho con đi du học, thờ phụng cái "văn minh" phương Tây, thì mặc khác cũng đang mắt kẹt trong tư duy cổ hũ phương Đông về bằng cấp và xã hội. Do đó, Đặng Hoàng Giang cho rằng giấc mơ phương Tây là một giấc mơ hời hợt - ý kiến cá nhân của ông.
Bài viết lên 15h ngày 15/3 với cái tít: Phương Tây - giấc mơ hời hợt, đã gây nên làn sóng dư luận mạnh mẽ trên các diễn đàn mạng xã hội.
Nhiều người Việt ở Mỹ, châu Âu bức xúc, đưa ra hàng trăm bình phẩm tiêu cực: "Một tên no cơm, thèm sữa lại thèm chút cơm cháy đáy nồi đây mà", "Lại một thằng cha 'chiết da' quốc doanh nữa", "Đây là một tiến sĩ thất nghiệp ở Phương Tây và không có cơ hội tiếp xúc với 1 gia đình tử tế nào cả", "Bằng TS của anh ta cũng là học mót từ Phương Tây đó thôi"...
Giờ đây, ai là người đủ can đam để đứng trước mặt PewPew và nói mình là người ném đá.
Cứ thế, đám đông ở trong đám đông nhanh chóng trở thành những kẻ ném đá giấu tay, tự cho mình cái quyền được hành quyết người khác. Ẩn danh dưới một chiếc avatar bé nhỏ, đôi khi là tấm ảnh nhặt đâu đó trên mạng xã hội, thông tin không rõ ràng, họ lẫn vào trong đám đông. Họ cho rằng việc lên tiếng bình phẩm, nhận xét, chỉ trích,... sẽ khiến họ trở thành những người vô tội, người thuộc về lương tri để "thay trời hành đạo".
Việc ẩn danh, không nhìn nhìn thấy xuất xứ, tên tuổi, màu da, ánh mắt của nhau ấy, cho họ sự dễ dàng buông ra lời lăng nhục. Họ chẳng bao giờ hình dung được đằng sau chiếc avatar đó, còn là những khuôn mặt bằng xương, bằng thịt, biết buồn, biết vui. Nếu giờ đây, được đứng trước mặt một PewPew ngoài đời thật, liệu có mấy ai đủ can đảm để lên tiếng: "Tôi là người đã chửi anh, ném đá, report anh chỉ vì vạ miệng"?
Một thời gian sau đó, khi sự việc ấy nguôi ngoai, những con "quái vật" thời internet cũng sẽ lặng lẽ rời bỏ con mồi, và tiếp tục cho một chuyến đi săn mới. Họ thèm khát được đứng giữa đám đông và hành quyết dưới năng lượng giận dữ khổng lồ được tạo ra ấy. Có nhiều giả thuyết xã hội học cho rằng nguyên nhân cho những vụ việc "ném đá" mạng xã hội, là vì: họ bức xúc với xã hội hiện tại, họ cũng từng là nạn nhân của những trận "ném đá" điên cuồng ấy nên thèm khát cảm giác phục thù, họ nghĩ việc ẩn danh vào đám đông sẽ khiến họ trở nên vô can,...
Đám đông cuồng nộ đã trao cho họ quyền lực hành quyết khổng lồ.
Chỉ trong ngày hôm qua, tôi đã viết 3 bài liên tiếp xoay quanh vụ việc PewPew lên tiếng đính chính lùm xùm, gửi lời xin lỗi tới Khoa Pug và sự "giã từ" mạng xã hội vì không còn tìm được tiếng nói sẻ chia.
1000 lượt xem sau 2 giờ đồng hồ. Sau đó là 29 like, 8 comment khi được một fanpage 400.000 follow chia sẻ lại. Con số ấy bằng 1/100 lượt tiếp cận mà tôi đã đạt được khi đặt tít bài: Lên tiếng 'hùa theo report, đòi tẩy chay chỉ vì 1 2 nhân viên' vụ tố lừa đảo của Khoa Pug, PewPew nhận sự chỉ trích từ cộng đồng mạng.
Chúng ta có quyền đẩy PewPew, Khoa Pug, Aroma Resort,... vào những cuộc hành quyết cộng đồng, nhưng sự quay về thì chẳng mảy may quan tâm. Bức xúc làm ta không vô can, nhưng lãnh cảm thì làm ta trở nên tốt đẹp hơn chăng?
Lần cuối, tôi nhắc lại lời PewPew khuyên nhủ thế hệ trẻ: "Ngày mai, ngày kia hoặc năm sau nữa, các bạn thấy mình chạy Grab, bán bánh mì dạo hay làm gì đó thì cũng không có gì lạ. Cứ bình tĩnh sống, sau này rồi các bạn sẽ chiêm nghiệm được những điều mình nói hôm nay..."
Anh nói trong livestream xin lỗi của mình. Gần như bất lực, như mếu.
*Bài viết tham khảo quan điểm trong cuốn sách Thiện ác và smartphone của TS. Đặng Hoàng Giang.
Theo saostar
Dân mạng choáng váng với đề thi năng lực tiếng Việt tại Nhật: 'Bạn đúng được mấy câu?' Cộng đồng mạng được một phen ngơ ngác trước một đề thi được cho là thi năng lực tiếng Việt tại Nhật Bản: 'Nhìn đề thi không biết mình có phải người Việt không nữa'. Các cụ xưa đã có câu 'Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam'. Câu nói quen thuộc này mỗi khi đặt vào những trường hợp...