Hành động từ bố của người yêu đã khiến tôi chết điếng
Khi tôi đứng nhận tiền, ông đã cố tình nhét vào ngực tôi 2 tờ 500 ngàn và nói: “Vậy đủ chưa cô bé? Một gái nhậu thuê như cô chỉ có thể nhận tiền bồi thế này. Cô không xứng đáng bước chân vào nhà tôi”.
Ngày bước chân lên thành phố để tiếp tục ước mơ học đại học, tôi biết mình sẽ rất khổ. Tôi sẽ phải làm thêm thật nhiều để khiến tiền trang trải học phí và sinh hoạt. Tất cả vì nhà tôi rất nghèo.
Thế nhưng, lang thang tìm việc suốt 5 ngày, tôi vẫn chẳng kiếm được việc gì có thể có nhiều tiền. Rửa bát, phục vụ, làm nhân viên quán cà phê, cao lắm lương chỉ hơn 1 triệu 1 tháng. Tôi cần số tiền nhiều hơn. Thế rồi, khi đến hỏi một quán nhậu, tôi nhận được câu hỏi từ chủ quán: “Nếu em chịu làm người nhậu thuê, em có thể kiếm vài triệu mỗi tháng”. Tôi khá bất ngờ và nói cần thời gian suy nghĩ. Nhưng tôi đã nhanh chóng nhận lời, vì tôi đang cần tiền đóng học phí. Thế là từ đó, tôi chính thức trở thành “gái nhậu thuê”.
Tôi khác với những cô tiếp thị bia. Họ có thể uống, cũng có thể không cần phải uống cùng khách. Nhưng tôi thì khác, nếu có bàn khách gọi, tôi phải đến uống cho đến khi họ tan tiệc mới thôi. Những ngày đầu, tôi say đến mức chẳng biết trời đất gì, thậm chí còn nôn đầy trong nhà vệ sinh. Nhưng dần dần, tôi quen và biết cách đong đưa đùn đẩy để khách say trước. Từ ngày làm việc này, tôi dư dả hơn, có tháng còn gởi được tiền về giúp ba mẹ mình.
Tôi quen Thành cũng trong quán nhậu này. Khi đó, Thành vừa chia tay người yêu nên buồn chán và đến nhậu giải sầu. Anh gọi tôi ra uống cùng cho vui. Chúng tôi đã uống rất nhiều, và càng uống, mắt anh càng đỏ. Anh bắt đầu kể lể về cuộc tình 3 năm của mình, về chuyện người yêu anh chia tay anh vì không thể chịu đựng nổi ba mẹ anh. Tôi lúc đó chỉ ngồi im lặng nghe anh tâm sự. Cuối cùng, anh say đến mức không thể ra về được và phải ngủ lại quán.
Từ sau hôm đó, Thành hay đến quán tôi hơn, và mỗi lần đến đều gọi tôi ra nói chuyện. Nếu tôi đang bận ngồi với bàn khác, anh sẵn sàng đợi tôi, dù biết rất lâu. Rồi anh mời tôi đi ăn đêm khi tôi tan giờ làm. Chúng tôi cứ thế xích lại gần nhau hơn. Hầu như, đêm nào anh cũng đến. Anh nói, anh không đến, không nhìn thấy tôi, anh lại thấy buồn buồn, nhơ nhớ rất khó chịu. Lời anh nói khiến một cô gái mới tròn 20 tuổi như tôi rất vui mừng. Hơn 6 tháng sau, Thành ngỏ ý muốn tôi làm người yêu anh. Chúng tôi cứ thế thành một cặp.
Video đang HOT
Thành hay dẫn tôi bề nhà anh chơi. Nhà anh rất giàu có, nhưng ba mẹ anh cũng rất khó tính. Tôi nhớ như in ngày đầu tiên tôi đến. Tôi đã mặc bộ váy hồng nhạt, tranh điểm kĩ càng, mua thêm ít trái cây. Khác với tưởng tượng của tôi, ba mẹ anh tỏ ra khá hờ hững với việc con trai dẫn bạn gái về nhà. Họ chỉ hỏi tôi đang làm gì và khi biết tôi vẫn là sinh viên thì họ cũng thôi không nói gì thêm nữa. Trong bữa ăn, không ai nói với ai tiếng nào, không khí cứ nặng nề trôi qua khiến tôi sợ hãi.
Sau đó, anh dẫn tôi về nhà vài lần nữa, nhưng lần nào tôi cũng sợ hãi. Bởi ba mẹ anh luôn nhìn tôi đầy soi mói và áp đặt. Tôi bắt đầu hiểu được nguyên do dẫn đến cuộc chia tay của anh lần trước. Vì thế, mỗi lần anh gợi ý về nhà anh chơi, tôi lại kiếm cớ từ chối.
Sau khi yêu anh, tôi vẫn làm công việc cũ. Tôi luôn tự hào nói với anh là tôi sẽ không sa ngã, tôi sẽ giữ được mình vì tôi làm ở đây hơn một năm mà chẳng xảy ra chuyện gì. Tôi không muốn nhận tiền giúp đỡ của anh. Vì vậy, hàng đêm, anh vẫn đến đợi tôi như một thói quen.
Cho đến một hôm, tôi gặp ba anh trong quán nhậu. Ông đi cùng một vài người nữa, và một trong số họ là khách quen của quán đã gọi tôi ra tiếp bia. Lúc đó, người yêu tôi chưa tới. Tôi đi ra, và sững lại khi thấy ba anh ngồi đó, nhìn tôi với vẻ mặt đáng sợ. Tôi vội vã đi vào và tìm lí do để không ra bàn đó nữa. Nhưng chính ba anh lại là người vào kéo tôi ra.
Họ chỉ ngồi một lát rồi ra về. Trước khi về, ba anh thanh toán tiền. Khi tôi đứng nhận tiền, ông đã cố tình nhét vào ngực tôi 2 tờ 500 ngàn và nói: “Vậy đủ chưa cô bé? Một gái nhậu thuê như cô chỉ có thể nhận tiền bồi thế này. Cô không xứng đáng bước chân vào nhà tôi”. Tôi chết lặng trước hành động và lời nói đó của ông. Khuôn mặt tôi đỏ bừng, tôi thật sự xấu hổ.
Ba anh ra về được một lát thì anh đến và mua thức ăn cho tôi. Tôi vẫn giấu anh chuyện vừa gặp ba anh khi nãy, nhưng tôi đang hoảng sợ. Ba mẹ anh vốn dĩ không thích tôi rồi, bây giờ lại biết tôi làm cái nghề này, liệu họ có còn chấp nhận tôi nữa không? Nhớ lại cảnh ông nhét tiền cho tôi, tôi thấy nhục nhã quá. Nhưng bảo tôi rời xa anh, tôi không làm được vì đã quá yêu anh. Tôi cũng không thể bỏ nghề, vì tôi vẫn đang học năm 3, cần rất nhiều tiền. Tôi có nên đến gặp ba anh để giải thích không mọi người?
Theo Trí thức trẻ
Ly hôn trước khi ngày cưới
Đằng đẵng 10 năm, Thuỷ và Lâm như hình với bóng bên nhau. Cuối năm nay, họ dự định sẽ về chung sống một nhà. Nhưng cái đám cưới được chờ đợi mãi ấy có lẽ sẽ chẳng bao giờ được diễn ra...
Cũng như những người con gái khác, khi đã có công ăn việc làm ổn định, Thuỷ cũng chỉ có một mong muốn giản đơn là đã chọn được người yêu rồi thì phải tạo lập gia đình riêng, sinh con đẻ cái. Thuỷ yêu Lâm từ thời học Đại học, thời gian đủ để họ hiểu nhau và đi đến hôn nhân. Tháng 8 vừa rồi, Lâm đã cầu hôn Thuỷ, hai nhà cũng đã gặp gỡ và dự tính ấn định đám cưới vào tháng 12 này.
Cả hai đều không tìm được tiếng nói chung.
Từ ngày nhận lời cầu hôn của Lâm, hạnh phúc càng nhân lên gấp bội trong lòng Thuỷ. Cùng với niềm hạnh phúc này, cả hai người đều rất bận bịu và mệt mỏi cho công việc tổ chức đám cưới. Vốn sinh ra trong một gia đình thuộc hạng khá giả của thành phố, trước sự việc "trăn năm có một" của con gái, bố mẹ Thuỷ rộng rãi: "Con cứ làm theo ý mình, thích mua sắm gì đừng ngần ngại, bố mẹ sẽ chu cấp cho con đầyđủ, không để con phải thua thiệt với bạn bè".
Ngược lại với Thuỷ, Lâm sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, cuộc sống rất tằn tiện. Dưới Lâm, còn một đàn em với gánh nặng lo toan đặt lên vai bố mẹ già. Đám cưới của cậu con trai cả, bố mẹ Lâm không muốn cũng đành phải giao toàn bộ cho chính cậu trai con tự lo liệu.
Nếu trước kia, Lâm Thuỷ vốn rất hợp nhau từ suy nghĩ đến hành động, từ cách làm đến kiểu chơi, thì đến khi phải đối mặt với thực tế của cuộc sống, những vấn đề mâu thuẫn mới bắt đầu phát sinh. Từ những chuyện đơn giản nhất như mẫu thiếp mời, đến chuyện chọn váy cưới, chọn khách sạn, lựa món ăn trong tiệc cưới... họ đều không tìm được tiếng nói chung.
Trước tiên là chuyện chụp ảnh cưới. Lâm muốn họ ghi dấu hình ảnh đẹp nhất cuộc đời của mình trong một studio, vừa không phải mệt mỏi quan tâm đến thời tiết mà lại tiết kiệm nữa. Nhưng Thuỷ thì không đồng ý, cả đời người chỉ chụp có một lần, phải chụp cho đẹp. Thuỷ muốn có một bộ ảnh cưới chụp bên biển. Chỉ tốn có hơn 10 triệu, nhưng đổi lại là những bức hình như lấy ra từ phim Hàn. Thuyết phục thế nào, Thuỷ cũng không nhận được sự đồng tình của vị hôn phu.
Đến chuyện váy cưới, Lâm nhất nhất bảo Thủy ra hiệu thuê một chiếc, mặc một vài tiếng trong đời, cần gì phải mua riêng. Nhưng Thuỷ lại có quan điểm: Ngày trọng đại nhất, mặc cái áo người này, người kia đã mặc rồi, chẳng hay ho gì. Thuỷ muốn mua một chiếc, mặc hôm cưới rồi cất đi, mỗi năm kỷ niệm bỏ ra mặc lại xem người mình thay đổi ra làm sao. Khi nào có con gái, sẽ dành tặng nó.
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm là khi bố Thuỷ nhờ quan hệ, "chen ngang" đặt chỗ được ở một khách sạn tầm cỡ trong thành phố. Thuỷ háo hức báo tincho Lâm, những tưởng sẽ được gia đình chồng tương lai hồ hởi chia vui, nào ngờ, Lâm xa sầm mặt: "Gia đình anh không có ý định tổ chức ở khách sạn, khu tập thể anh ở cho mượn nhà văn hóa với giá rất rẻ, chứ khách sạn nhà anh không có tiền lo, khách khứa toàn người bình dân, đi ăn ở nơi sang trọng như vậy họ cũng chẳng có khả năng, cố quá thì khổ thân họ."
Thuỷ nói nhà cô sẽ lo hết, nhưng lại càng làm sự tự ái của Lâm trào lên: "Em đừng có mở miệng ra là nhà em, nhà em nữa đi. Đám cưới của hai đứa chứ có phải của riêng em đâu mà cái gì cũng nhà em?"
Từ ngày quyết định cưới tình cảm của họ càng nhạt dần bởi những cuộc cãi vã không dứt. Mâu thuẫn này chưa giải quyết xong, mâu thuẫn kia đã lại tới. Và đỉnh điểm của mâu thuẫn là khi bố mẹ Thuỷ ngỏ ý muốn Lâm ở rể vì Thuỷ là con một, nhà lại rộng quá, gần chỗ làm của hai đứa. Nhưng Lâm không đồng ý, Lâm nhất mực yêu cầu Thủy phải về chung sống cùng gia đình Lâm. Bố mẹ Lâm cũng đã nhiều tuổi. Lâm muốn Thuỷ về sống cùng để làm tròn chữ hiếu.
Không thể đồng quan điểm dù chỉ với những vấn đề nhỏ nhặt nhất, Thuỷ và Lâm quyết định hoãn đám cưới. Cũng nhanh chóng như khi vừa nhận lời cầu hôn, Thuỷ đòi Lâm ra toà huỷ giấy chứng nhận kết hôn. Họ li dị khi chưa một lần là vợ chồng.
Theo PLVN
"Phục vụ em sướng hơn hẳn phục vụ con gà mái xòe nhà anh" Tôi quỵ ngã và biết mình đã gần mất chồng rồi. Đây có phải quả báo mà ông trời dành cho người đàn bà hám tiền là tôi? Tôi đã sai khi suốt ngày chì chiết, so sánh anh với người khác (Ảnh minh họa) Chúng tôi cưới nhau sau 4 năm yêu thương gắn bó. Chúng tôi đều là dân tỉnh lẻ....