Hành động trái ngược của con đẻ và con nuôi khi cha phải nằm liệt giường khiến ai cũng…
Huyền mang đủ số tiền đó đến ném thẳng vào mặt ông rồi tuyên bố: “Đây là số tiền đổi lấy sự tự do của mẹ con tôi. Từ nay mẹ con tôi và ông không còn liên quan gì nữa!”.
Cậu con trai ông cả đời chiều chuộng vẫn bù khú dù biết cha bệnh liệt giường, người chăm sóc ông chỉ có cô con gái riêng của vợ từng bị ông hành hạ, đánh đập (ảnh minh họa)
Ông Trịnh lấy bà Phúc khi bà đã qua 1 đời chồng và có 1 đứa con gái riêng lên 8 tuổi. Ông Trịnh ghét đứa con gái này lắm. Cái Huyền – tên đứa con gái lại là đứa ít nói, cả ngày có khi chẳng cạy miệng được nửa lời nên ông Trịnh lại càng ghét. Chuyện ông cưới người đàn bà đã qua 1 đời chồng và có con riêng đã là chuyện khiến hàng xóm cười chê rồi nên ông lại càng thêm ghét bỏ đứa con nuôi này hơn. Ông đối xử rất tệ bạc với Huyền, chửi mắng cả ngày, khi tức lên thì thượng cẳng chân hạ cẳng tay nữa.
Bà Phúc xót con nhưng chẳng dám bênh vực khi mà chồng mình lại dữ đòn như thế. Bà chỉ biết vỗ về an ủi Huyền mỗi lúc chỉ có 2 mẹ con với nhau. Hồi đầu bị dượng đánh Huyền còn khóc lóc, chạy đi mách mẹ còn về sau thì Huyền lì dần, có lần bị ông Trịnh ném cả cái nồi cơm vào đầu Huyền cũng trơ ra chẳng rơi lấy giọt nước mắt.
4 năm sau khi lấy nhau, bà Phúc sinh cho ông Trịnh 1 đứa con trai. Ông vui sướng, hân hoan lắm, chỉ muốn bế con đi khắp nơi khoe. Thằng bé giống ông như đúc, lại hay ăn chóng lớn nên kháu khỉnh, bụ bẫm lắm. Ông đặt tên nó là Gia Bảo, đúng theo nghĩa là bảo bối của ông.
Từ ngày có Bảo, Huyền lại càng bị dượng đối xử không ra gì. Ông không cho Huyền lại gần em trai, bảo là: “Tao không muốn thằng bé dính cái mùi dơ bẩn của mày”. Ông không tiếc tiền mua cho con trai bao nhiều quần áo, đồ chơi, của ngon vật lạ, còn chẳng bận tâm Huyền không có nổi cái áo mới đi học. Một lần Huyền hỏi xin tiền dượng mua sách giáo khoa, ông tát Huyền nổ đom đóm mắt rồi quát: “Mẹ mày đâu mà không hỏi? Chúng mày ăn không ở không nhà tao rồi còn đòi hỏi cái gì nữa?”.
Năm Huyền lên lớp 10, Huyền đi phát tờ rơi kiếm tiền., số tiền ít ỏi Huyền kiếm được hàng tháng đưa hết cho mẹ. Bà Phúc vốn trước đây cũng đi làm ở xí nghiệp nhưng sau 1 lần bị tai nạn ngã xe, gãy tay nên không thể làm được nữa. Không kiếm ra tiền nên bà Phúc bị chồng và nhà chồng khinh bỏ lắm. Huyền xót mẹ nên chẳng quản mưa nắng chăm chỉ đi phát tờ rơi kiếm tiền đưa mẹ. Lên lớp 12 thì Huyền kiếm được công việc ở shop mỹ phẩm, nhàn hạ hơn mà lương cũng cao hơn. Có lẽ Huyền là trường hợp duy nhất của shop không ngại nhận làm thêm giờ, chị chủ có hỏi thì Huyền chỉ nói nhẹ bẫng: “Về nhà làm gì đâu chị, với em nơi đó là địa ngục.”
Tốt nghiệp Đại học xong, Huyền kiếm được ngay 1 công việc với mức lương khá lý tưởng. Cô xin dọn ra ở riêng ngay sau khi nhận được tháng lương đầu tiên. Cha dượng bắt Huyền hàng tháng phải gửi về ít nhất 5 triệu , Huyền tức lắm nhưng nghĩ thương mẹ, nếu mình không gửi tiền về thì mẹ sẽ bị đánh nên Huyền lại cắn răng chắt bóp.
Video đang HOT
Sau đó ở nhà xảy ra chuyện. Bảo vốn được cưng chiều từ bé nên hư hỏng, đú đởn theo đám bạn xấu, suốt ngày cờ bạc rồi vướng vào 1 vụ hành hung người khác. Gia đình bị hại đòi ông Trịnh phải đền bù 500 triệu nếu không sẽ tống cổ Bảo vào tù. Ông Trịnh xoay hết của nả trong nhà vẫn còn thiếu gần 200 triệu. Trong cơn túng quẫn, ông đánh vợ đến mức phải nhập viện vì không vay được tiền cho ông. Huyền mang đủ số tiền đó đến ném thẳng vào mặt ông rồi tuyên bố: “Đây là số tiền đổi lấy sự tự do của mẹ con tôi. Từ nay mẹ con tôi và ông không còn liên quan gì nữa!”.
Huyền đón mẹ về ở trong căn nhà trọ bé nhỏ của mình, chỉ có 2 mẹ con đùm bọc lấy nhau nhưng hạnh phúc hơn trước rất nhiều. Thỉnh thoảng Bảo vẫn nhắn tin xin đểu tiền chị nhưng bị Huyền dọa báo công an nên sợ không dám nữa.
Thời gian qua đi, Huyền lấy chồng rồi đón mẹ dọn về nhà chồng ở. Bố mẹ chồng Huyền rất quý Huyền và coi bà Phúc như người nhà. Sau những năm tháng đau khổ, cuối cùng 2 mẹ con Huyền cũng có được 1 chút bình yên.
Huyền cứ nghĩ cả đời này sẽ không bao giờ phải gặp lại ông Trịnh cũng như Bảo nữa nhưng thật không ngờ 1 ngày Huyền lại nhận được cuộc điện thoại từ bệnh viện. Ông Trịnh bị tai biến mạch máu não, đã qua cơn nguy kịch nhưng sẽ phải nằm liệt giường 1 thời gian. Nhìn người cha dượng từng đánh đập mình giờ nằm 1 chỗ bất động trên giường bệnh, không hiểu sao bao căm ghét, thù hận trong Huyền cũng không còn nữa.
20 ngày ông Trịnh nằm viện thì cả 20 ngày Huyền đều vào chăm sóc, cả chồng Huyền cũng đỡ đần nhiều việc. Đứa con trai ông Trịnh cả đời cưng như trứng mỏng thì chẳng thấy ló mặt đến lần nào, chỉ có duy nhất 1 lần Bảo đến nhưng lại hẹn Huyền ra cổng bệnh viện để xin tiền ăn. Ông Trịnh đã khóc khi nghe Huyền kể lại chuyện đó.
Sau nửa năm thì ông Trịnh cũng bình phục phần nào nhưng sức khỏe không còn như trước. Ông tìm đến nhà Huyền, xin được đưa bà Phúc về nhà để nhà cửa đã trống vắng, quạnh quẽ. Mọi người ai cũng can ngăn nhưng bà Phúc thì đồng ý, bà bảo: “Thôi, đã đến cuối đời rồi, chẳng nên oán thán, thù hận gì nhau nữa, tôi vẫn là vợ danh chính ngôn thuận của ông ấy, tôi về chăm ông ấy cũng đúng thôi.”
3 năm sau ông Trịnh mất, chẳng ai ngờ căn nhà ông lại di chúc cho Huyền. Bảo biết chuyện thì quậy phá 1 trận lớn nhưng cũng phải bất lực vì giấy trắng mực đen đã rõ ràng. Huyền quyết định bán căn nhà đó đi rồi lấy 1 phần tiền đưa cho Bảo, đồng thời cắt đứt quan hệ luôn với người em trai cùng mẹ khác cha này.
Theo blogtamsu
Hận mẹ mười mấy năm qua không nhận con ruột
Tôi phát hiện mình không phải con nuôi mà là con ruột của mẹ năm tôi 12 tuổi. Lần đó cậu gọi điện thoại báo tin ngoại bệnh nhưng mẹ và cha dượng đi nghỉ mát ở nước ngoài, tôi quyết định thay mẹ về thăm ngoại.
12 tuổi, lần đầu đi xa một mình, tôi rất lo lắng. Tuy vậy, tôi tự nhủ, mình là con trai, phải cứng rắn, mạnh mẽ lên, không có gì phải sợ. Nghĩ vậy mà tôi lấy hết can đảm nhờ bác xe ôm gần nhà chở ra bến xe, mua vé xe cho tôi về thăm ngoại.
Con đường từ Sài Gòn về Mỹ Tho chẳng xa xôi gì nhưng vì là lần đầu đi một mình nên tôi rất sợ. Lên xe tôi khư khư ôm cái ba lô có mấy bộ quần áo và mấy trăm ngàn như một bảo vật. Tôi quan sát những người chung quanh xem có ai khả nghi, có ai có dáng vẻ như "mẹ mìn" hay không...
Có lẽ nhìn tôi lạ lắm nên người phụ nữ ngồi bên cạnh ân cần hỏi: "Cháu về tới đâu? Sao đi có một mình vậy?". Tôi ngờ vực nhìn bà: "Cháu về thăm bà ngoại...". Khi nghe tôi nói ra địa chỉ nơi mình sẽ đến, bà ta cười hiền lành: "Vậy hả? Bác cũng ở đó. Lát nữa xuống xe, còn phải đi xe ôm một chặng nữa mới tới nhà. Vậy chớ cháu là con cháu của ai?". Tôi đã yên tâm hơn nên nói ra tên bà ngoại. Nghe xong, bà ta lại cười: "Ủa, vậy ra cháu là cháu ngoại bà Năm Thiên. Chắc là con của con Ngọc đây". Tôi nói nhanh: "Dạ, không phải. Cháu là con của mẹ Châu". Người phụ nữ nhíu mày: "Châu nào? Bà năm Thiên chỉ có con Ngọc với thằng Quân. Vậy thì không phải rồi". Tôi bắt đầu hoang mang: "Dạ, cháu đúng là cháu ngoại bà Năm Thiên, dì ba con tên Ngọc, cậu út tên Quân; còn mẹ con là thứ hai, tên Châu. Mẹ con mất hồi mới sanh con...".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Lúc đó xe đã tới bến nên câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang ở đó. Tuy vậy, tôi vẫn mang nỗi thắc mắc trong lòng. Khi lên xe ôm, tôi bị dồn vô giữa trên chiếc xe chở ba nên không kể thêm được gì. Xe chạy chừng 20 phút thì bà ta nói với chú xe ôm: "Em cho thằng nhỏ xuống chỗ Ngã ba Cây Khế nghen".
Tôi không biết chỗ đó tên gọi là Ngã ba Cây Khế nhưng nhìn con đường đê ngoằn nghèo, hai bên là hàng trâm bầu, tôi nhớ ngay đường về nhà ngoại. Tôi cám ơn người phụ nữ đã chỉ đường, cám ơn bà đã trả tiền xe cho tôi rồi chạy một mạch về nhà ngoại.
Trong thấy tôi, cậu út hết hồn: "Trời ơi, tưởng cháu nói chơi, ai dè mày về thiệt. Vô đây, vô đây... Ngoại yếu lắm rồi". Cậu kể mấy bữa trước ngoại đi ruộng về, tự dưng nằm lăn ra bất tỉnh. Sau đó ngoại tỉnh dậy nhưng rất yếu. Cậu đòi chở ngoại vô bệnh viện nhưng ngoại nhất quyết không chịu đi. Khi tôi về tới thì ngoại đã á khẩu, chỉ ú ớ chớ nói không thành lời. Tới tối thì ngoại mất.
Mẹ tôi không kịp về để thấy mặt ngoại lần cuối. Mãi đến hôm chôn ngoại mẹ và cha dượng tôi mới về. Mẹ khóc ngất, trách cậu sao không chờ mẹ về nhưng cậu bảo đã coi ngày giờ rồi, không chậm trễ được. Mẹ ở tới mở cửa mả xong thì quay về Sài Gòn, tôi muốn ở lại chơi với cậu nhưng mẹ nhất quyết không cho: "Về còn đi học nữa, ở lại làm gì?". Cậu thấy vậy thì năn nỉ: "Đang nghỉ hè mà, cho nó chơi vài bữa nữa đi. Học gì mà học dữ vậy?". Cuối cùng mẹ gia hạn thêm cho tôi 2 ngày.
Trong 2 ngày đó, đã đủ cho tôi tra vấn cậu về những lời nói mình nghe được trên xe. Cuối cùng, cậu tôi đành thú nhận: Mẹ tôi có thai với một người đàn ông đã có vợ, lúc sanh tôi thì bị băng huyết suýt bỏ mạng nên ngoại và cậu phải đem tôi gởi vô chùa... Lúc tôi được 6 tháng mẹ vô chùa xin lại rồi đem tôi lên Sài Gòn ở luôn tới giờ. Năm tôi 6 tuổi, mẹ quen với cha dượng tôi bây giờ và nói với ông tôi là con của người chị đã mất. Mẹ cũng dặn tôi như vậy. Lúc đó tôi cũng có buồn nhưng mẹ an ủi: "Dù con không phải do mẹ sinh ra nhưng mẹ đã nuối nấng con từ nhỏ, coi con như con ruột...".
Mẹ còn nói rất nhiều nhưng lúc đó tôi không hiểu hết và cũng không nhớ rõ. Điều duy nhất đọng lại trong thâm tâm tôi là, tôi không phải do mẹ sinh ra. Tôi phải chấp nhận nhường nhịn hết tình yêu thương cho những đứa con ruột của mẹ với cha dượng sau này. Đổi lại tôi phải chịu đòn roi, chửi mắng, nhục mạ, của cả mẹ lẫn người đàn ông sau này của mẹ.
Ấy vậy mà 6 năm sau, sự thật lại bị lật ngược hoàn toàn. 12 tuổi, tôi đủ bất mãn để không muốn trở về với người đã rủ bỏ mình. Thế nhưng tôi cũng không còn lựa chọn nào khác. Khi đưa tôi ra xe về Sài Gòn, cậu căn dặn: "Con đừng có nói với mẹ là cậu kể cho con nghe, nếu không mẹ con sẽ giận cậu".
Tôi mang nỗi ấm ức của một đứa con bị từ bỏ suốt bao nhiêu năm qua. Mẹ không thể hiểu vì sao tôi từ một đứa trẻ ngoan hiền lại trở thành cứng đầu, cứng cổ, khó dạy, khó bảo như vậy... Mẹ không tìm hiểu mà chỉ biết trách móc, giận dữ, khóc lóc... Và mỗi khi như vậy, sự căm ghét, khinh bỉ của tôi đối với mẹ càng đầy lên.
Bây giờ tôi quyết định sẽ từ bỏ. Tôi đã nhận được học bổng ra nước ngoài du học. Tôi sẽ cố gắng học, sẽ ở lại bên đó làm việc và tìm một cơ hội để định cư ở nước ngoài. Tôi chỉ nói với mẹ điều này khi thủ tục đã xong xuôi. Mẹ tôi lại khóc lóc, lại trách móc, lại giận dữ. Cuối cùng mẹ gào lên: "Trời ơi sao tôi khổ thế này? Nuôi nấng nó mười mấy, hai chục năm trời, giờ nó nói đi là đi... Đồ vô ơn. Biết vậy hồi đó tôi bỏ nó luôn trong chùa".
Câu nói vô tình của mẹ khiến cơn giận của tôi bùng lên. Tôi nhìn mẹ lom lom: "Đúng rồi, lẽ ra hồi đó mẹ phải bỏ con luôn trong chùa chớ đem về làm gì? Giờ mẹ hối hận rồi hả? Lương tâm của mẹ để đâu khi nỡ đem con của mình vứt bỏ như vậy?".
Tôi còn nói nhiều lời rất cay nghiệt nữa trước khi vào phòng đóng sầm cửa lại. Không biết mẹ có hiểu hết những điều tôi nói hay không nhưng hôm sau mẹ ngã bệnh phải nhập viện cấp cứu. Cha dượng gọi cho tôi: "Con vô thăm mẹ đi, mẹ muốn gặp con". Tôi trả lời cộc lốc: "Con không vô".
Tôi cũng không ở nhà mà đăng ký tua du lịch Sapa, sau đó tôi quay về Mỹ Tho thăm cậu. Mẹ tôi lại gọi, cha dượng gọi, tôi không thèm nghe máy. Cho đến cách nay 2 ngày, tôi nhận được tin nhắn của cha dượng: "Mẹ con bị ung thư giai đoạn cuối, mẹ muốn gặp con. Đừng để sau này phải ân hận".
Tôi chẳng có gì phải ân hận. Người ấy chẳng xứng đáng làm mẹ khi đã không dám nhìn nhận, không dám yêu thương chính núm ruột của mình. Thế nhưng cha dượng cứ bám riết quấy rầy tôi bằng những tin nhắn... Ông ta nói rằng mẹ tôi không thể nói chuyện, không thể ăn uống. Tôi biết ông ta chỉ cường điệu cho tôi mủi lòng...
Còn đúng một tuần lễ nữa tôi sẽ lên máy bay. Tôi đang mong cho giây phút đó nhanh đến để tôi thoát khỏi gánh nặng đang đè lên cuộc sống của mình; lấy đi của mình những bình yên, thanh thản mà lẽ ra tôi phải có được kể từ lúc sinh ra làm con người trên thế gian này...
Theo Nguoiduatin
Bồ đến nhà ghen ngược và hành động không thể tin được của chồng Tuyết cười ha hả: "Ôi trời, nhìn chị thế này thảo nào anh Phong chẳng còn chút tình cảm nào nữa là phải rồi. Tôi đến đây để muốn nhờ chị ký vào đơn ly hôn cho chúng tôi được đến với nhau!". ảnh minh họa Lỡ mang bầu bé thứ hai khi đứa đầu chưa được hai tuổi, nên sau khi sinh...