Hành động này của Nhật khiến Nga “nổi đóa”
Bất chấp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cam đoan việc nước này triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ “hoàn toàn mang mục đích phòng thủ”, Nga vẫn không “nguôi giận”.
Nhật Bản cam đoan việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ Aegis chỉ là để phòng vệ. Ảnh: Tass
Chính phủ Nga đang mạnh mẽ lên án việc Nhật Bản quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền mới của Mỹ, trong đó Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov giận dữ cáo buộc, động thái của Nhật chắc chắn sẽ “phủ bóng đen” lên quan hệ 2 nước.
Theo ông Lavrov, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ mà Nhật Bản quyết định mua có thể được sử dụng cho các mục đích tấn công bởi vì đây là hệ thống lưỡng dụng, có thể vừa tấn công vừa phòng thủ.
Video đang HOT
Đáp lại, nhằm trấn an Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itunori Onodera ngày 16.1 khẳng định, hệ thống tên lửa trên bờ Aegis mới mà nước này quyết định triển khai hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.
“Hệ thống Aegis sẽ do Nhật vận hành độc lập và sẽ không gây ra bất cứ mối đe dọa nào cho nước nào xung quanh, bao gồm Nga”, ông Onodera tuyên bố hôm 16.1.
Nhật xác nhận mua 2 tổ hợp tên lửa trên bờ Aegis bao gồm các máy tính điều khiển, radar và tên lửa của Mỹ để củng cố khả năng phòng thủ trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại về mối đe dọa Triều Tiên. Sớm nhất là vào năm 2023, Aegis sẽ đi vào hoạt động.
Giải thích về phản ứng của Nga, Tiến sĩ James Brown, chuyên gia về các vấn đề Nga tại Đại học Temple, Nhật Bản nhận định: “Nga cảm thấy Mỹ đang cố gắng bao vây Nga bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm phá hoại khả năng ngăn chặn chiến lược của họ”.
Theo ông Brown, mặc dù Nhật Bản nỗ lực xoa dịu Nga, song Moscow vẫn “không thể quên đi thực tế rằng Tokyo là một đồng minh thân cận của Mỹ”.
Đây không phải là lần đầu tiên việc triển khai vũ khí do Mỹ sản xuất ở Đông Bắc Á làm phức tạp các mối quan hệ chính trị.
Năm ngoái, Trung Quốc cũng trả đũa Hàn Quốc bằng một loạt các chế tài kinh tế khắt khe sau khi Seoul quyết định lắp đặt lá chắn tên lửa Mỹ THAAD.
Theo Danviet
Nhật trang bị lá chắn tên lửa mới cho dàn chiến hạm chủ lực
Hai tàu khu trục mới của Nhật sẽ được lắp hệ thống Aegis cải tiến, cho phép chia sẻ dữ liệu mục tiêu để tăng khả năng đánh chặn.
Tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis tối tân của Nhật. Ảnh: Wikipedia.
Nhật Bản sẽ trang bị hệ thống đánh chặn mới trên nền tảng lá chắn Aegis cho hai tàu khu trục chủ lực tối tân đang được chế tạo, dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn 2019-2020. Hệ thống này có thể tăng khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo Triều Tiên nếu nổ ra xung đột ở Đông Á, Yomiuri Shimbun hôm qua đưa tin.
Phiên bản Aegis nâng cấp này được Mỹ phát triển, trang bị hệ thống trao đổi thông tin theo thời gian thực. Trong thiết kế này, một tàu khu trục có thể đóng vai trò tai mắt phát hiện mục tiêu, chiếc còn lại chỉ có nhiệm vụ phóng đạn đánh chặn SM3 theo dữ liệu được chia sẻ. Đây là cải tiến đáng kể cho lá chắn Aegis hiện tại, vốn đòi hỏi cả hai tàu phải bật radar để dẫn bắn tên lửa.
Hệ thống này đặc biệt có lợi khi tàu chiến Nhật Bản ở gần Triều Tiên sử dụng hết tên lửa đánh chặn, trong khi những tàu khác chưa thể tới thay thế. Tàu hết đạn sẽ trở thành radar dẫn bắn di động, phục vụ các tàu "bệ phóng" ở tuyến sau.
Ngoài hai tàu khu trục mới, tổ hợp chia sẻ thông tin cũng có thể được lắp trên những chiến hạm đang chờ nâng cấp, cùng hai tổ hợp Aegis trên mặt đất (Aegis Ashore) dự kiến đi vào hoạt động trên lãnh thổ Nhật Bản trước năm 2023.
Theo Tử Quỳnh (VnExpress)
Mỹ bán tên lửa đánh chặn trị giá 133 triệu USD cho Nhật Bản Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ thông báo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn việc bán tên lửa đánh chặn SM-3 trị giá 133,3 triệu USD cho Nhật Bản. Tên lửa SM-3 Block IIA (Ảnh NavalToday) Sputnik ngày 10/1 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đều ký thông qua thương vụ...