Hành động mạnh mẽ hơn trong vấn đề môi trường
Theo Thủ tướng Chính phủ, vấn đề môi trường là thách thức không chỉ ở Việt Nam mà cả toàn cầu. Ô nhiễm môi trường đe dọa cuộc sống, là vấn đề lớn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặt ra.
Do đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật là rất quan trọng để góp phần thay đổi về nhận thức, tư duy, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước.
“Hơn lúc nào hết phải cương quyết bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong đó phải quán triệt bảo vệ môi trường, nếu coi trọng phát triển kinh tế mà xem nhẹ bảo vệ môi trường là sai lầm” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận và cho rằng, sự cương quyết đó phải thể hiện qua đường lối, chính sách, luật pháp, ứng xử và tư duy.
Theo Thủ tướng, thời gian qua do chưa nhận thức đúng mức, chưa cương quyết nên việc này lặp đi lặp lại nhiều nơi nhức nhối. Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cầu… nhiều dòng sông bị hủy hoại. “Nghị quyết của từng chi bộ phải quán triệt việc này. Đừng nói chuyện trên trời mà không bàn vấn đề sát sườn là bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống. Đảng viên phải làm gương. Rồi vai trò của Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ ở đâu trong việc này?”, Thủ tướng nói.
Dẫn chứng hiệu quả từ Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cụ thể hóa các quy định của Luật, Thủ tướng cho rằng, để bảo vệ môi trường, bên cạnh công tác tư tưởng, vận động, tuyên truyền giáo dục cũng như khuyến khích áp dụng công nghệ trong sản xuất, xử lý nước thải, rác thải, công nghệ đốt rác, công nghệ làm phân vi sinh…, cần có một nghị định tương tự với chế tài nghiêm khắc như Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng, sự đồng bộ của chúng ta bị hạn chế rất nhiều. Ví dụ, phân loại rác thải không làm được thì khó xây dựng được nhà máy xử lý rác thải. Sự vô trách nhiệm của một bộ phận dân cư cần phải được giáo dục. Xử phạt nghiêm, răn đe, giáo dục, làm gương mới đồng bộ được. “Chúng ta không có chế tài nghiêm, xử phạt nghiêm thì nói mãi cũng nhờn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đề cập trách nhiệm của bộ máy trong quản lý môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Luật phải làm rõ hơn vai trò quản lý Nhà nước cũng như chức năng của các Bộ, ngành, không thể một bộ “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nếu vấn đề môi trường xấu thì Bộ trưởng Môi trường, GĐ Sở Môi trường, cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường sẽ bị Quốc hội, Chính phủ, nhân dân phê phán, xử lý.
“Bộ máy đông nhưng yếu, không ai chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Đây là khuyết điểm nên phải sửa luật để có người bị xử lý kỷ luật Đảng, xử lý hành chính và cao hơn nữa về trách nhiệm của mình trước nhân dân. Bộ máy phải mạnh, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, có kiến thức, phương tiện, công cụ kiểm tra” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, qua thảo luận của các đại biểu Quốc hội, rất nhiều ý kiến hay. Chính phủ sẽ tiếp thu ý kiến để có chương trình hành động mạnh mẽ hơn, tránh tình trạng “biết rồi nói mãi” về vấn đề ô nhiễm môi trường.
“Phải làm rõ hơn vai trò quản lý nhà nước cũng như chức năng của các bộ, ngành. Không thể để một bộ “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) ngày 11-6.
Cần ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ô nhiễm không khí ở mức nghiêm trọng
Thủ tướng và Chủ tịch UBND các tỉnh sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức độ cả nước và địa phương nếu chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại.
Tại cuộc tọa đàm về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), diễn ra vào chiều 8/6, ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, vấn đề ô nhiễm không khí trong vài năm gần đây ngày càng bức xúc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư. Dự thảo luật sẽ bổ sung quy định xác lập và triển khai quản lý chất lượng không khí trong địa bàn, vùng lãnh thổ.
Ông Lê Hoài Nam, Vụ trưởng Quản lý chất lượng môi trường
Cụ thể, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ môi trường không khí. "Kế hoạch bao gồm vi lãnh thổ, xây dựng giải phápệc đánh giá chất lượng và hiện trạng không khí trên địa bàn; kiểm kê nguồn đóng góp khí thải trên vùng".
Theo đó, khi chất lượng không khí ở mức rất xấu hoặc nguy hại theo thang tính AQI, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp và ban hành biện pháp khẩn cấp để khắc phục ô nhiễm ở phạm vi cả nước và từng cấp địa phương.
Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
"Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương và cả nước mà Chủ tịch UBND các tỉnh đó đưa ra quyết định. Và tương tầm quốc gia thì Thủ tướng sẽ đưa ra những biện pháp tương tự nếu phạm vi ra cả nước. Dự thảo Luật không quy định các biện pháp phải thực hiện khi ban bố tình trạng khẩn cấp. Phương án cụ thể sẽ do chủ tịch UBND các tỉnh, thành quy định theo thực tế", ông Nam cho hay.
Theo Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan sẽ áp dụng đồng thời có chọn lọc nhiều biện pháp khi xuất hiện tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí. Trong đó cơ quan chức năng yêu cầu các cơ sở công nghiệp xi măng, nhiệt điện tạm dừng sản xuất; hạn chế hoặc cấm các phương tiện giao thông trong phương tiện trong nội đô; rửa đường phun nước đối với các công trình xây dựng; điều chỉnh thời gian làm việc, đi học của người dân.
PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội)
Phát biểu trong Hội thảo, PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, Nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đưa ra quan điểm, việc ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí là cần thiết, tuy nhiên không nên chỉ dựa vào chỉ số AQI.
"Để ban bố tình trạng khẩn cấp, cần xem mức độ ô nhiễm kéo dài bao lâu và phân tích cụ thể các chỉ số quan trắc. Chỉ số AQI mang tính tức thời, nhằm cảnh báo cho người dân để có biện pháp phòng trách khi đi ra ngoài", PGS.TS Nghiêm Trung Dũng cho hay.
Theo PGS.TS Nghiêm Trung Dũng, ô nhiễm không khí nên chia làm hai nhóm, đầu tiên là ô nhiễm do sự cố môi trường, ví dụ cháy nổ; thứ hai, do nguồn thải kết hợp các hình thái khí tượng cực đoan gây ô nhiễm cục bộ.
Khi ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí, nhóm biện pháp đầu tiên cần tính đến là bảo vệ người dân, như đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo người dân không nên ra đường, học sinh nghỉ học, cần thiết thì tổ chức sơ tán người dân,...
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến, dự kiến thông qua tại kỳ họp cuối năm nay. Dự kiến nếu được thông qua, đến 1/7/2021 sẽ có hiệu lực.
Thủ tướng đề nghị miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế, nộp ngân sách của các lĩnh vực Sáng 20/5, báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong những tháng đầu năm 2020, tình hình quốc tế có những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19. Thủ tướng nêu rõ, trong nước, hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta...