“Hành động lạ” của CSGT với cụ bà 85 tuổi bán măng giữa mùa dịch
Thấy cụ bà lưng còng xách 2 mụt măng tre ra chợ bán trong thời điểm giãn cách xã hội, 2 cán bộ CSGT ở Cần Thơ đã mua giúp rồi chở cụ về tận nhà.
Hai ngày nay, mạng xã hội xôn xao hình ảnh 2 cán bộ CSGT giúp một cụ bà lưng còng mang 2 mụt măng tre ra chợ Phong Điền (TP Cần Thơ) bán nhưng không hay chợ đã rào chắn do hạn chế vì dịch bệnh. Thấy vậy, 2 cán bộ CSGT huyện Phong Điền đang làm nhiệm vụ đã mua măng giúp rồi lấy xe đưa cụ về tận nhà.
Hình ảnh 2 cán bộ CSGT huyện Phong Điền giúp đỡ cụ bà 85 tuổi do người dân chụp lại. Ảnh: Facebook
Sáng 15-7, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên hệ với trung tá Nguyễn Văn Ân, Phó Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Phong Điền, là 1 trong 2 cán bộ đã giúp bà cụ trên.
Theo trung tá Ân, ngày 13-7, trong lúc làm nhiệm vụ, ông cùng đại úy Lê Hoàng Nghiệm (cán bộ Đội CSGT Công an huyện Phong Điền) thấy một cụ bà tay xách chiếc giỏ, bên trong có 2 mụt măng tre để mang ra chợ bán.
Thấy cụ bà đi lại khó khăn và đang trong thời điểm giãn cách xã hội, chợ bị rào chắn để phòng dịch nên trung tá Ân và đại úy Nghiệm đến hỏi thăm. Họ biết được cụ bà năm nay 85 tuổi, nhà có vài mụt măng nên chặt mang ra chợ bán.
Trung tá Ân liền mua 2 luôn 2 mụt măng, rồi đưa cụ bà đến nhà thuốc gần đó mua thuốc uống. Biết trung tá Ân mua măng giúp cụ, nhân viên nhà thuốc không lấy tiền. Sau đó, trung tá Ân lấy xe đưa cụ bà về tận nhà cách chợ 2 km.
Một người dân gần chợ chứng kiến nghĩa cử của 2 cán bộ CSGT đã dùng điện thoại ghi lại hình ảnh nhân văn này, sau đó đăng tải lên mạng xã hội. Thông tin này được rất nhiều người chia sẻ.
Bà bầu có được ăn măng không?
Mọi người đều biết, măng là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình Việt và được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, bà bầu có được ăn măng không và liệu ăn măng có gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi không?
Măng là thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng hằng ngày. Vậy bà bầu có được ăn măng không, hiện nay có rất nhiều ý kiến trái chiều đã xuất hiện.
Nhiều người cho rằng bà bầu vẫn có thể ăn măng vì đây là loại thực phẩm bổ dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người phủ nhận và loại bỏ măng ra khỏi thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu vì cho rằng măng có chứa độc tố và có thể gây nhiều tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Video đang HOT
Giải đáp những vấn đề xung quanh việc bà bầu có được ăn măng không, những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có lựa chọn phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của mình trong thai kỳ để mẹ và bé cùng khỏe.
1. Tác dụng của măng đối với sức khỏe
Được biết, măng là tên gọi chung của rất nhiều loại măng với các hương vị riêng biệt và hai trong số đó là được sử dụng nhiều nhất là măng tre và măng nứa.
Các loại măng đều chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất phong phú. Đặc biệt, măng mới hái là loại măng chứa nhiều thiamine, niacin, vitamin A và E và đây đều là những vi chất tốt cho thai kỳ. Do đó, bà bầu nếu sử dụng măng có chừng mực thì không chỉ không gây hại cho sức khỏe mà còn đem lại nhiều lợi ích như sau:
- Ăn măng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch vì măng có tính kháng khuẩn và virus nên mẹ bầu có thể sử dụng măng vào thời điểm giao mùa, măng sẽ có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh và cúm hiệu quả.
- Măng có lợi cho tim mạch vì măng chứa chất xơ lớn, chất xơ trong măng còn có tác dụng hấp thụ cholesterol xấu. Không những thế, ăn măng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Các loại măng đều chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất rất phong phú - Ảnh Internet
- Ăn măng có tác dụng kiểm soát cân nặng hiệu quả vì măng là thực phẩm có hàm lượng calo thấp. Đặc biệt, măng còn giàu chất xơ và hỗ trợ tiêu hóa tốt cũng như tạo cảm giác no lâu.
- Măng có tác dụng phòng ngừa ung thư vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa đem lại hiệu quả giúp ngăn chặn hoạt động của gốc tự do.
Vì những lợi ích đem lại cho sức khỏe này mà măng được lựa chọn nhiều trong bữa ăn hằng ngày.
2. Bà bầu có được ăn măng không?
Măng là thực phẩm được nhiều người ưa thích và lựa chọn vì có thể chế biến thành nhiều món ngon như: măng xào, măng hầm giò heo, miến măng,... Thực chất, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn măng.
Tuy nhiên, dù là thực phẩm nào, khi sử dụng cũng cần có giới hạn cụ thể. Do đó, bà bầu có được ăn măng không thì câu trả lời là có. Nhưng bà bầu không được ăn vượt quá giới hạn cho phép. Bởi vì dù là măng tươi hoặc măng khô thì mẹ bầu cũng chỉ nên sử dụng măng trong bữa ăn từ 1 đến 2 lần mỗi tháng và mỗi lần sử dụng không quá 200 gram.
Không chỉ vậy, để an toàn khi sử dụng măng, mẹ bầu cần chú ý đến khâu sơ chế để loại bỏ tối đa các độc chất cyanide còn tồn đọng ở măng để an toàn.
3. Ăn măng có thể đem lại rủi ro gì đối với bà bầu?
Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy rằng bà bầu ăn măng có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cũng đưa ra khuyến cáo rằng bà bầu tốt nhất không nên sử dụng măng với lượng lớn.
Các loại măng nói chung đều chứa rất nhiều độc tố, vì vậy cần được sơ chế đúng cách - Ảnh: Internet.
Bản chất, các loại măng nói chung đều chứa rất nhiều độc tố, vì vậy nếu không được sơ chế đúng cách, đặc biệt là thành phần glucozit khi vào dạ dày sẽ bị chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), đây là chất có thể gây tình trạng ngộ độc với các biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn hoặc tê lưỡi sau đó là bị hạ huyết áp, co giật thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng liệt hô hấp nếu nhiễm độc nặng.
Thống kê cho kết quả rằng trong 100g măng tươi có từ 32 đến 38mg HCN, trong khi đó, đối với măng đã luộc chín thì còn khoảng 2,7mg và ở nước luộc măng là 10mg.
Không chỉ gây ra các ảnh hưởng trên mà acid cyanhydric còn có thể gây ra nhiều tác động khác đến sức khỏe như, tác động đến hệ hô hấp, có thể làm bất hoạt enzyme chuyển hóa sắt và gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Đặc biệt, đối với bà bầu trong 3 tháng đầu, khi chưa quen với những thay đổi khi mang thai, nếu ăn măng còn có thể gặp phải nguy cơ bị đầy hơi và khó tiêu. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng măng trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.
4. Lưu ý trong cách chế biến măng an toàn
Bà bầu có được ăn măng không thực chất còn phụ thuộc vào lượng và cách dùng cũng như cách sơ chế măng. Vì vậy, muốn đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu có thể tham khảo thêm các lời khuyên sau:
Lưu ý trong quá trình chế biến măng:
- Để măng hết đắng, không còn độc tố cần bóc vỏ, thái lát sau đó cho vào chậu nước ngâm qua đêm và hôm sau xả măng với nước sạch rồi đem luộc chín kỹ. Cần chú ý, không nên đậy nắp nồi khi luộc măng, sau khi luộc măng cần đem ngâm trong nước sạch để loại bỏ bớt chất độc có trong măng.
Cần lựa chọn măng và chế biến măng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe con người khi sử dụng - Ảnh: Internet
- Nếu sử dụng măng khô, cần ngâm măng với nước muối ít nhất trong 6 giờ, trong thời gian ngâm măng cần xả nước nhiều lần, luộc lại và xả cho đến khi nước trong mới đem măng khô để chế biến.
- Mẹ bầu muốn bảo vệ sức khỏe mẹ và bé cần tránh ăn măng đã chế biến sẵn vì các loại măng được chế biến sẵn không đảm bảo đã loại bỏ hết độc tố trong măng.
Lựa chọn măng tươi ngon cần:
- Chọn măng tươi mới, vỏ măng không có đốm, ngửi có mùi thơm nhẹ.
- Măng đã sơ chế, cần có màu trắng ngà tự nhiên, giòn và thơm nhẹ.
Lưu ý khi ăn măng:
- Không nên ăn đồ ăn lạnh sau khi ăn măng để tránh gây khó chịu cho đường tiêu hóa.
- Khi ăn măng cần nhai chậm, nếu xuất hiện tình trạng đầy hơi cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để kịp thời kiểm tra.
- Đối tượng mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật không nên sử dụng măng vì có thể khiến bệnh nặng hơn, đặc biệt đối với bà bầu bị sỏi thận hoặc sỏi mật.
Người bị bệnh viêm gan B ăn và không nên ăn gì Bệnh viêm gan B nên ăn và không nên ăn gì là một trong những điều rất quan trọng khi phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Nên ăn thực phẩm giàu đạm Protein (chất đạm): Là chất quan trọng đối với người mắc bệnh về gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày. Trong đó 50% lượng protein này do...