Hành động “khó hiểu” của ông Biden trong cuộc gặp với ông Putin
Nhà Trắng đã lên tiếng giải thích về hành động gật đầu gây tranh cãi của Tổng thống Joe Biden khi trả lời câu hỏi của một phóng viên.
Ông Putin – Biden lần đầu hội đàm trực tiếp
Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Vladimir Putin hội đàm tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6 (Ảnh: Reuters).
Theo CNN , tình trạng hỗn loạn đã xảy ra giữa các phóng viên của phái đoàn báo chí Nga và Mỹ khi họ tác nghiệp bên trong căn phòng của biệt thự Villa La Grange ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ hôm nay 16/6.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị hội đàm trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo.
Một phóng viên đã hỏi Tổng thống Biden rằng, liệu ông có tin tưởng Tổng thống Putin không.
“Ông Biden đã nhìn vào mắt tôi và gật đầu khẳng định”, phóng viên xác nhận.
Tuy nhiên, phía Nhà Trắng đã lên tiếng đính chính thông tin này.
Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Kate Bedingfield giải thích rằng, trong tình huống hỗn loạn như vậy, Tổng thống Biden gật đầu không phải để trả lời cho một câu hỏi cụ thể nào.
“Đó là một tình huống hỗn loạn khi các phóng viên hò hét nhau. Tổng thống rõ ràng không trả lời bất kỳ câu hỏi cụ thể nào, nhưng ông vẫn gật đầu để xác nhận chung với báo chí. Tổng thống vừa nói với báo chí 2 ngày trước đó rằng: “phải xác thực, sau đó mới tin tưởng”", bà Bedingfield viết trên Twitter.
Trước đó, đề cập tới Tổng thống Putin, Tổng thống Biden ngày 12/6 đã nói với các phóng viên rằng: “Tôi sẽ xác thực trước, rồi mới tin tưởng. Nói cách khác: Mọi thứ sẽ phải được chứng minh là đang thực sự xảy ra. Đó không hẳn là sự tin tưởng, mà là sự đồng tình”.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng cho rằng hành động gật đầu của Tổng thống Biden không phải để trả lời câu hỏi của phóng viên.
“Trong một khung cảnh hỗn loạn khi các thành viên của đoàn báo chí gào thét câu hỏi, Tổng thống đã gật đầu chung về phía truyền thông. Tổng thống không phản hồi bất kỳ câu hỏi nào hoặc bất kỳ điều gì khác, ngoài sự hỗn loạn”, bà Psaki cho biết.
Phái đoàn báo chí của Nga và Mỹ đã xảy ra tranh cãi căng thẳng. Các phóng viên chen lấn, che máy quay của nhau trong lúc hai nhà lãnh đạo đang phát biểu. Anita Kumar, một phóng viên Nhà Trắng, đã chia sẻ về câu chuyện này trên Twitter.
“Cuộc ẩu đả của cánh báo chí là vụ việc hỗn loạn nhất từng xảy ra tại một sự kiện có sự tham gia của tổng thống trong 9 năm qua. Các phóng viên xô đẩy, la hét nhau để dịch chuyển, nhưng không ai chịu dịch chuyển. Chỉ sau một hoặc hai phút, an ninh Nga đã kéo dây thừng đỏ ngăn nhóm báo chí với các nhà lãnh đạo để cố gắng giữ khoảng cách giữa họ và các tổng thống”, Kumar cho biết.
Theo Kumar, an ninh Nga đã lớn tiếng với các phóng viên, yêu cầu họ ra ngoài và bắt đầu xô đẩy các phóng viên. Các phóng viên và các quan chức Nhà Trắng đã la hét phản kháng, yêu cầu an ninh Nga ngừng chạm vào người họ. Các phóng viên đã bị xô đẩy nhiều lần, gần như ngã xuống đất, trong khi nhiều người vấp phải sợi dây.
“Cả hai tổng thống đều chứng kiến cảnh nhóm báo chí hỗn loạn trước mặt họ. Họ tỏ ra thích thú trước cảnh tượng này. Có lúc, ông Biden còn nghiêng người nói chuyện với thông dịch viên và mỉm cười”, Kumar cho biết thêm.
Cuộc hội đàm tại Geneva là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa ông Putin và ông Biden kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ hồi tháng 1. Hai nhà lãnh đạo dự kiến thảo luận một loạt vấn đề nằm trong mối quan tâm chung của hai bên, trước khi tổ chức họp báo riêng.
Biden - Putin hội đàm
Tổng thống Mỹ Biden hôm nay gặp Tổng thống Nga Putin tại Geneva, Thụy Sĩ, trong bối cảnh hai nước căng thẳng về một loạt vấn đề như tấn công mạng hay Ukraine.
Tổng thống Nga Putin hôm nay đến biệt thự Villa La Grange, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, vào khoảng 13h (18h giờ Hà Nội) còn Tổng thống Biden tới nơi khoảng 20 phút sau đó. Hai người chụp ảnh cùng Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin ở bên ngoài biệt thự. Putin được giới truyền thông nhận xét là "đến đúng giờ bất thường" vì ông nổi tiếng là thường xuyên để các quan chức, lãnh đạo nước ngoài phải chờ đợi.
Tổng thống Putin (trái), Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin (giữa) và Tổng thống Biden bên ngoài biệt thự Villa La Grange ngày 16/6. Ảnh: AFP .
"Thật là vinh dự và hân hạnh cho Thụy Sĩ khi được đón tiếp các ông đến đây để dự hội nghị thượng đỉnh này", Tổng thống Parmelin nói và nhấn mạnh Geneva là "thành phố của hòa bình". "Tôi chúc hai Tổng thống có một cuộc đối thoại hiệu quả vì lợi ích của hai nước và thế giới".
Khi chuẩn bị bước vào trong, Biden đã chủ động bắt tay Putin, hai lãnh đạo có vẻ thoải mái và tươi cười với nhau trước khi bắt đầu cuộc gặp dự kiến kéo dài 4 - 5 giờ.
Biden chủ động bắt tay Putin tại Geneva ngày 16/6. Video: NBC .
Ngồi trong thư viện của biệt thự, hai lãnh đạo trao đổi một vài lời xã giao. "Ngài Tổng thống, tôi muốn cảm ơn ngài vì đã đề xuất gặp mặt hôm nay", Putin nói khi ngồi cạnh Biden và Ngoại trưởng hai nước.
Biden mỉm cười và nhận xét: "Gặp mặt trực tiếp luôn tốt hơn".
"Tôi hiểu rằng ông đã có một hành trình dài và rất nhiều việc. Mỹ và quan hệ Nga - Mỹ đang có nhiều vấn đề chồng chất, cần gặp gỡ ở cấp cao nhất. Tôi hy vọng cuộc gặp sẽ hiệu quả", Putin bình luận. Biden nhấn mạnh mong muốn có mối quan hệ "dễ đoán" với Moskva và hợp tác khi hai nước có "lợi ích chung".
Biden mô tả Mỹ và Nga là "hai cường quốc", động thái nâng cao địa vị của Moskva đáng chú ý khi ông đang nỗ lực tạo ra mối quan hệ ổn định hơn. Trước đây, Mỹ đã cố gắng hạ thấp vai trò toàn cầu của Moskva. Cựu tổng thống Obama từng mô tả Nga là "cường quốc khu vực" sau khi khủng hoảng Ukraine nổ ra.
Tổng thống Putin (trái) bắt tay Tổng thống Biden tại Geneva ngày 16/6. Ảnh: AFP .
Tại thư viện, phần lớn thời gian cả hai lãnh đạo giữ sắc mặt lạnh lùng và ít nhìn thẳng vào nhau. Putin nhiều lần cúi nhìn xuống đất và ngồi dựa lưng vào thành ghế. Trong khi đó, Biden có lúc cầm giấy đọc chứ không trao đổi với người đồng cấp Nga.
Các lãnh đạo bắt đầu trao đổi về chương trình nghị sự sau khi phóng viên được mời ra ngoài. Trước hết, hai lãnh đạo Nga - Mỹ sẽ đối thoại với sự hỗ trợ của Ngoại trưởng hai nước là Sergey Lavrov và Antony Blinken. Mỗi bên có một phiên dịch viên. Bước sang phần hai, phái đoàn mỗi bên sẽ bổ sung thêm 5 quan chức cấp cao. Sau khi cuộc gặp kết thúc, Tổng thống Putin dự kiến họp báo riêng trước, tiếp sau là phần họp báo của Tổng thống Biden. Nhà Trắng không chấp nhận họp báo chung.
Tổng thống Mỹ Biden (trái) và Tổng thống Nga Putin họp tại thư viện của biệt thự Villa La Grange ngày 16/6. Ảnh: AFP .
Thượng đỉnh Nga - Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng lớn nhất trong nhiều năm, căng thẳng về một loạt vấn đề. Các điểm nóng có thể được đem ra thảo luận bao gồm an ninh mạng, số phận nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny hay đối đầu địa chính trị Mỹ - Nga trong các vấn đề Ukraine, Syria. Moskva và Washington đều không đặt nhiều kỳ vọng họ sẽ đạt được đột phá từ cuộc hội đàm.
Putin bình thản trước cuộc gặp Biden Hình ảnh Putin đọc thơ, trích tiểu thuyết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Mỹ trước hội nghị thượng đỉnh với Biden được thảo luận khắp nước Nga. Để trả lời một câu hỏi từ người phỏng vấn của kênh NBC, Tổng thống Vladimir Putin đã dẫn một bài thơ của Nga, sau đó lại ám chỉ về một tiểu thuyết...