Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khiến căng thẳng kéo dài
Những hành động sai trái của Trung Quốc tại Biển Đông sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự phản đối của dư luận quốc tế.
Ngày 11-6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hành động ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Nghị quyết khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và thông báo khu vực cấm tàu bè đi vào khiến tranh chấp Việt-Trung kéo dài và tình hình tại Biển Đông trở nên căng thẳng.
Nghị quyết khẳng định, những hành động đơn phương uy hiếp, ép buộc, sử dụng vũ lực để tranh đoạt lãnh thổ, lãnh hải là không thể chấp nhận được. Khẳng định không chỉ Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế quan tâm tới hòa bình và ổn định ở Biển Đông, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản cho rằng, cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại. Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đề nghị Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh liên kết với các nước Mỹ, ASEAN, kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam bị dự luận thế giới phản đối.
Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Xu-xân Rai-xơ (Susan Rice) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một bộ quy tắc ứng xử để kiềm chế một cách hiệu quả sự ngang ngược của Trung Quốc trên biển.
Video đang HOT
Trong một bài phát biểu về chính sách đối ngoại tại Oa-sinh-tơn, bà Rai-xơ cho rằng, an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng và duy trì những quy tắc hành xử đối với các quốc gia tại các không gian chung. Bà Rai-xơ cho rằng, bộ quy tắc ứng xử này sẽ góp phần loại trừ hành động ngang ngược và ngăn chặn nguy cơ các nước lớn đe dọa, bắt nạt các nước nhỏ hơn, đồng thời dọn đường cho các giải pháp hòa bình đối với những xung đột trong khu vực.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ còn khẳng định rằng, Oa-sinh-tơn sẽ giữ vững những cam kết về an ninh đối với các đồng minh của mình và cam kết này sẽ được hậu thuẫn bằng toàn bộ sức mạnh quân sự của Mỹ. Đồng thời, bà Rai-xơ cũng bày tỏ rằng, Mỹ hy vọng các đối tác của mình trong khu vực sẽ cùng chìa vai chia sẻ gánh nặng an ninh tập thể ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức-đó là nhận định của học giả Dingding Chen trong bài viết đăng ngày 12-6 trên tờ The Diplomat của Nhật Bản. Bài viết dựa trên kết quả một cuộc điều tra dư luận do BBC World Service tiến hành gần đây cho thấy, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc chưa xứng tầm. Đặc biệt, hình ảnh Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước láng giềng quan trọng nhất của Trung Quốc, thì thực sự tệ hại.
Ở Hàn Quốc, chỉ có 32% số người được hỏi có cái nhìn tích cực đối với Trung Quốc, trong khi số người cực kỳ không có thiện cảm với Trung Quốc chiếm tới 56%. Ở Nhật Bản, tình hình còn tệ hơn khi chỉ có 3% người Nhật có cái nhìn tích cực về Trung Quốc, thấp kỷ lục, trong khi có tới 73% đánh giá Trung Quốc có ảnh hưởng tiêu cực ở khu vực châu Á. Hình ảnh quốc tế của Trung Quốc cũng rất tiêu cực đối với nhóm quốc gia phát triển như ở Anh (49% tiêu cực so với 46% tích cực), Ô-xtrây-li-a (47% tiêu cực so với 44% tích cực). Đặc biệt là ở Đức, chỉ có 10% ý kiến có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, trong khi số người có cái nhìn không tích cực về Trung Quốc lên tới 76%.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Triển khai gói 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp
Để giúp ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác sản xuất vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc hỗ trợ nguồn vốn giúp hoán cải tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn đang được hệ thống ngân hàng tích cực tham gia.
Vươn khơi bám biển đã trở thành yêu cầu bức thiết
Cần một đội tàu mới
Tại buổi họp báo thường kỳ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tháng 5 diễn ra chiều 28-5, ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho biết: "Hoạt động đánh bắt gần bờ trong suốt một thời gian dài khiến tài nguyên cạn kiệt, các tàu đánh bắt nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả. Như vậy, chúng ta phải có kế hoạch đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, với những con tàu của bà con ngư dân hiện nay thì không thể nào ra khơi đánh bắt xa bờ được. Cần một đội tàu mới để ngư dân vươn khơi, bám biển".
"Gần đây, phản ánh của truyền thông cho rằng việc tiếp cận vốn của ngư dân rất khó khăn. Để đóng được một con tàu có thể ra khơi xa cần nguồn vốn lớn, thí điểm đóng tàu vỏ thép tại Quảng Ngãi cho thấy số tiền phải bỏ ra là 23 tỷ đồng. Như vậy tài sản của ngư dân không thể đủ để thế chấp. Ngay bản thân người ngư dân cũng không dám vay số tiền lớn như vậy để đóng tàu, bởi ra khơi hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Thậm chí việc sử dụng chính con tàu đó làm tài sản thế chấp cũng không có gì đảm bảo là không có rủi ro", ông Nguyễn Viết Mạnh phân tích.
Những khó khăn này cũng được nêu ra tại Hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản tổ chức tại TP. Đà Nẵng trong tháng 4 vừa qua. Để khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, Thống đốc NHNN - Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN dự kiến đưa gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi xa.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, ngành ngân hàng có chính sách tín dụng khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp thực hiện liên kết trong quá trình khai thác nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm khai thác khép kín: Đóng tàu-khai thác-hậu cần thủy sản-tiêu thụ sản phẩm. Nếu các mô hình liên kết khép kín này được thực hiện, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi thêm về thời hạn, lãi suất và có thể miễn tài sản thế chấp.
Về việc triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Viết Mạnh cho biết: "Ngành ngân hàng đang phối hợp với Bộ NN&PTNT, nghiên cứu một cơ chế chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đóng thuyền lớn ra khơi, vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng nhưng phải hướng vào có liên kết trong sản xuất. Ngành ngân hàng đang chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho bà con ngư dân tiếp cận vốn tín dụng".
Đề xuất ủng hộ tiền hỗ trợ ngư dân
Cùng với việc triển khai hỗ trợ tín dụng của NHNN, ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc nhằm ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển. Mở đầu cho hoạt động này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) vừa phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động "Chung tay góp sức vì biển Đông, ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển tại các vùng biển của Tổ quốc".
Đại diện BIDV cho biết: "Ngân hàng sẽ dành 26,7 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và bà con ngư dân xây dựng các công trình, tài sản, phục vụ vươn khơi, bám biển, thực hiện sản xuất. Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ dành nguồn vốn 3.000 tỷ đồng để cho vay chương trình đóng mới tàu sắt, công suất lớn, xây dựng hệ thống phục vụ khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc".
Ngoài những hỗ trợ cụ thể như trên, BIDV cũng đề xuất: "Các tổ chức chính trị, xã hội, kêu gọi toàn thể các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, các tổ chức tiến bộ, chính nghĩa trên thế giới chung tay đóng góp vật chất. Mỗi người trong độ tuổi lao động dành 100.000 đồng/năm để ủng hộ kinh phí cùng Nhà nước, bà con ngư dân thực hiện nâng cao năng lực hệ thống đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản trên vùng biển của Tổ quốc. Xây dựng hệ thống các cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại tất cả các đảo trên thềm lục địa, lãnh hải của Tổ quốc. Hỗ trợ vốn triển khai thực hiện mô hình cảng dịch vụ nghề cá trên biển, cho vay đóng mới hệ thống tàu trọng tải lớn cung cấp dịch vụ trên biển cho các tàu cá đánh bắt xa bờ như cung cấp xăng dầu, lương thực, y tế...".
Theo ANTD
Kêu gọi ngư dân tiếp tục ra khơi, bám biển Ông Trần Văn Quý, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết, từ đầu tháng 5-2014 đến nay, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động khai thác thủy hải sản bình thường trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam liên tục bị các tàu của Trung Quốc khống chế, xua đuổi và có các hành...