Hành động của người đàn ông khiến nữ quái chợ Kim Liên tái mặt
Bị phát hiện khi đang móc túi người dân, nữ quái lập tức cởi đồ giữa phố, la làng. Nhiều người biết nhưng không dám làm gì. Trước tình hình đó, ông Yên đã theo dõi, nhân lúc chị ta hành sự, lao ra bắt tại trận…
Qua độ tuổi nghỉ hưu nhưng ông Đỗ Văn Yên (SN 1944 – Trưởng ban bảo vệ dân phố phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) vẫn miệt mài với công việc giữ an ninh, trật tự cho người dân.
Nhìn người đàn ông có vóc dáng nhỏ bé, da ngăm ngăm, ít ai nghĩ được một thời tên ông từng khiến nhiều đối tượng trộm cắp, cướp giật liều lĩnh ở khu vực chợ Kim Liên (Hà Nội) phải e ngại.
Ông Đỗ Văn Yên – Trưởng ban bảo vệ dân phố phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội).
Hơn 20 năm tham gia đội săn bắt cướp của địa phương, ông đã bắt được hàng trăm vụ cướp táo tợn, lấy được đồ về cho người bị hại. Tất cả đều được ông ghi ghép tỉ mỉ vào cuốn nhật ký của mình.
Ở tuổi thanh niên, ông tham gia nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, vào chiến trường với vai trò lính trinh sát.
Chuyển ngành ông Yên làm qua nhiều vị trí, đến năm 1994 khi nghỉ hưu, ông bắt đầu gắn bó với vai trò “hiệp sĩ đường phố”.
Ông Yên (dấu tròn đỏ) trong lần hỗ trợ cơ quan công an vây bắt đối tượng cướp giật.
Trong dòng hồi ức, ông nhớ lại, những năm 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế vừa mới mở cửa, nhà nhà đua nhau buôn bán, làm giàu. Phường Kim Liên mọc lên khu chợ sida (bán quần áo cũ) lớn của thủ đô.
“Ngày ấy, mới bước ra từ khó khăn, thiếu thốn nên những bộ quần áo cũ nhưng kiểu dáng lạ mắt, hợp thời trang, có xuất xứ nước ngoài rất thu hút người mua.
Nhiều người trở nên giàu có từ việc buôn bán quần áo, đồ điện tử cũ. Ở nước ngoài là đồ thải nhưng về Việt Nam lại trở thành đồ được ưa chuộng”, ông Yên kể.
Video đang HOT
Bên cạnh sự sầm uất, phát triển của đô thị, khu chợ này cũng bắt đầu nảy sinh ra các vấn đề phức tạp. Các đối tượng trộm cắp tài sản, cướp giật tập trung về đây “kiếm ăn”, gây xáo trộn cuộc sống người dân.
Nhiều vụ trộm cắp liên tiếp xảy ra. Người dân nơm nớp lo sợ, bất an. Tiểu thương dù biết kẻ ăn trộm là ai nhưng không dám lên tiếng vì sợ chúng trả thù.
Để hỗ trợ cơ quan chức năng giữ an ninh trật tự địa phương, đội săn bắt cướp được thành lập với 14 “hiệp sĩ” và ông Yên đảm nhiệm vị trí phó trưởng ban.
Trong số các đối tượng đang hoành hoành trên địa bàn, ông Yên nhận thấy nổi lên một nữ quái tên H.B có ngoại hình to béo, đẫy đà, chuyên dùng chiêu trò “vừa ăn cướp, vừa la làng”.
Theo ông, nữ quái này chuyên hoạt động móc túi trên địa bàn từ ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội) về đến chợ đồ cũ.
Bằng chiêu thức tinh vi, ban đầu người phụ nữ này tiếp cận, ra vẻ tử tế nhắc nhở khách vào chợ mua hàng đề phòng trộm cắp. Nhân lúc người đó sơ hở, chị ta cho tay vào móc túi và nhanh chóng giấu đồ vào chiếc quần 2 lớp đang mặc.
Trường hợp bị phát hiện, nữ quái sẵn sàng cởi đồ, ăn vạ, hô hoán mình bị sàm sỡ. Khi thấy chị ta khỏa thân, mọi người không ai dám lại gần, nhân cơ hội đó, nữ quái nhảy lên xe đồng bọn chờ sẵn, tẩu thoát.
Sự việc tái diễn nhiều lần, người này hoạt động ngày càng liều lĩnh hơn. Bị hại đến trình báo ngày một đông, số tiền họ bị mất từ vài trăm nghìn đến cả chục triệu đồng.
Nhiều người có thâm niên buôn bán ở đây vẫn hãi hùng, ám ảnh khi nhắc đến nữ quái tên B: “Ngày B còn tác oai, tác quái ở đây, chúng tôi không dám động đến. Rõ ràng mình nhìn thấy B móc túi khách hàng nhưng sợ nó đưa đồng bọn đến đánh nên phải im lặng”.
Họ vẫn nhớ như in lần B trả thù một tiểu thương. Lần đó, chủ sạp quần áo thấy B rạch túi một khách hàng mua hàng của mình, đã hô hoán, cảnh báo.
Vài giờ sau, sạp hàng quần áo của người đó bị hắt dầu luyn, chất phế thải. Hàng hóa thiệt hại khá nhiều.
Cuốn sổ nhật ký ghi lại các vụ bắt cướp của ông Yên.
Trước tình hình nghiêm trọng, ông Yên phối hợp với lực lượng công an phường thực hiện bắt quả tang, xử lý đối tượng.
Hôm đó, trời lạnh, ông mặc áo khoác dày, trùm kín mặt, đóng vai dân chợ, tay xách chiếc túi nhựa đi lại quanh khu chợ.
Đến giữa chợ, khi thấy người phụ nữ đó đang móc tiền từ túi người phụ nữ đi xe máy màu đỏ, nam bảo vệ dân phố nhanh như chớp, lao đến giữ tay đối tượng.
Người này định giở chiêu trò như mọi lần nhưng bằng kinh nghiệm riêng, ông đã khống chế, bắt quả tang đối tượng. Đúng lúc đó lực lượng chức năng theo sau yểm trợ, xuất hiện đưa chị ta về đồn.
Tuy nhiên, gia đình nữ quái đã mang giấy chứng nhận tâm thần đến cơ quan công an để giúp người thân mình thoát tội.
Những lần sau đó, người này tiếp tục ra đây “hành nghề” nhưng ông Yên luôn theo sát. Hễ nữ quái có dấu hiệu trộm cắp, ông kịp thời ra tay ngăn chặn.
Vì vậy, nữ quái này gặp ông ở đâu là lảng đi chỗ khác. Lâu dần, không làm ăn gì được, chị ta phải dạt sang nơi khác, không còn thấy xuất hiện trên địa bàn Kim Liên.
Một lần khác, vào năm 1996, ông Yên bắt được đối tượng đang trộm xe đạp. Thời điểm này, xe đạp là tài sản quý đối với nhiều gia đình.
Trong lúc dẫn giải về phường, đối tượng bất ngờ quay ra đâm khiến ông Yên thủng dạ dày. Mặc dù bị thương nặng nhưng ông vẫn kiên trì đuổi theo tội phạm.
Do mất máu quá nhiều, ông Yên ngất đi. Khi tỉnh lại, ông mới biết mình vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh.
Vợ khóc cạn nước mắt, khuyên chồng ở nhà nhưng với “máu” săn bắt cướp, vừa ra viện, ông lại tiếp tục quay trở lại công việc.
(Còn nữa)
Nguyệt Minh – Minh Anh
Theo VNN
Cuốn sổ yêu thương...
Sáng nay đưa con trai vào lớp 1, tôi ngồi xem lại những đồ dùng, những vật kỷ niệm mầm non của con mà lòng cảm thấy thật xúc động.
Cô trò cùng nhau đi dã ngoại để rèn luyện kỹ năng sống - ẢNH: DIỆU HIỀN
Từng món đồ là cả những tình cảm yêu thương mà các cô giáo của ngôi trường mầm non con từng theo học trao gửi.
Với tôi, đặc biệt nhất có lẽ là cuốn sổ tay thời con học lớp mẫu giáo, mà Trường mầm non Bồ Công Anh gọi tên là lớp "momo". Đó là những ngày đầu tiên tôi nắm tay con đưa đến trường mầm non, khi con mới 1 tuổi rưỡi. Tôi với bao lo lắng chồng chất trong lòng suốt ngày đầu tiên con đến trường. Buổi chiều, con trở về nhà với gương mặt vui vẻ và nhẹ nhõm, không như cô con gái lớn của tôi những ngày đầu đi học về với vẻ thảng thốt và hốt hoảng. Trong chiếc cặp của con là cuốn sổ ghi chú bằng một nét chữ rất dễ coi: "Hôm nay là ngày đầu tiên con đến lớp ở lại cả ngày. Con có mè nheo lúc đầu, nhưng được các cô ôm ấp, vậy là con bắt đầu làm quen và bắt đầu chơi vui".
Những ngày sau đó, quyển sổ vẫn đầy những dòng chữ của các cô giáo: "Hôm nay con chơi ngoan. Con ăn trưa đã bắt đầu biết cầm muỗng múc thức ăn..."; "Trưa nay con ngủ không được ngon giấc, ba mẹ về tối nay cho con ngủ sớm nhé!"; "Sáng nay con vào lớp kể cho cô nghe hôm qua con được ba mẹ đưa đi chơi..."; "Sáng nay con được đi dã ngoại cùng các bạn, và biết giúp cô nhặt lá rụng trong sân"...
Ngay cả những lần con không ngoan, các cô viết: "Con hôm nay không ngoan, chọc bạn khóc và phá thức ăn của bạn, nên cô có nói chuyện với con và phạt con một lúc!"; "Con ra sân chơi, giờ tập bơi thì xô ngã bạn, nên cô có bắt phạt con ba mẹ nhé!"; "Sáng nay con rất cáu kỉnh, nên cô giáo có đưa con qua lớp bé một lúc"; "Hôm nay con đi vệ sinh bị bón đó nha ba mẹ, ba mẹ nhớ bổ sung chất cần thiết cho con!"; "Ngày này con bị mệt đấy ba mẹ!"...
Những điều cô giáo ghi trong sổ, thỉnh thoảng tôi trêu đùa con để thử, và con đều véo von kể lại như cô giáo kể. Điều đó làm tôi tin yêu cuốn sổ, yêu quý những cô giáo của con hơn. Mỗi ngày qua, nhật ký về con được ghi lại kỹ lưỡng, dày đặc những dữ liệu về con chứ không phải kiểu ghi qua quýt cho có. Cuốn sổ thực sự là người bạn tâm giao giữa cô giáo và gia đình.
Không chỉ là cuốn sổ, một lần tôi suýt choáng khi bị cô giáo của con mời lên nói chuyện. Tưởng con phạm lỗi gì nhưng khi gặp, cô giáo hỏi tôi: "Ở nhà con phạm lỗi là mẹ dọa đánh phải không ạ?", tôi liền cười giải thích chỉ dọa chứ chưa bao giờ đánh con. Cô giáo nhẹ nhàng khuyên tôi không nên dọa đánh con. Khi con không ngoan thì chỉ cần gọi con đến, bắt con nhìn thẳng vào mắt mình, và đề nghị con nói chuyện. Nói chuyện với con đến khi con biết lỗi của mình và chịu xin lỗi. Nặng hơn thì cho con đứng vào một góc để bình tĩnh trở lại. Ở lớp, nếu con vẫn không bình tĩnh thì cô giáo phạt bằng việc mời con qua đứng ở lớp bên cạnh. "Mẹ đừng bao giờ dùng roi vọt vì sẽ vô cùng phản tác dụng!", cô giáo nói.
Tôi đi về mà cười suốt trên đường bởi nghĩ từ nào giờ con đi học chỉ có các mẹ sợ con bị cô giáo đánh, chứ sao lại có chuyện cô giáo khuyên mẹ về đừng đánh con. Và sau đó tôi áp dụng cách mà cô giáo khuyên thì hữu hiệu vô cùng. Tôi không phải dùng roi vọt, chỉ cần "Mẹ mời con đến đây mẹ nói chuyện" là con đã thấy tình hình nặng nề, và khóc òa, rồi sau đó nhận lỗi.
Khi con chưa qua 2 tuổi, nhờ các cô giáo chỉ dạy, con đã biết tự ăn, tự rót nước uống khi cần, tự mặc quần áo, tự mang giày... Sang 3 tuổi rưỡi con đã biết tự sắp xếp đồ đạc mang đi học mà không cần tôi giúp. Xúc động nhất là khi tôi đến lớp nhìn thấy con biết dọn thức ăn mời các bạn bởi hôm đó nhóm con trực nhật. Và con có nhiều trải nghiệm vô cùng quý giá bởi những chuyến dã ngoại, những lễ hội thể thao, âm nhạc mà các con được tham gia... Tuổi mầm non của con đã biết tự lập và được thụ hưởng những điều tốt đẹp ấy.
Và điều mà tôi cảm nhận rõ nhất đó tình cảm yêu thương mà con dành cho các cô giáo. Ngày chia tay của con với các cô giáo đẫm trong nước mắt. Những cô bé cậu bé chỉ 6 tuổi nức nở trong vòng tay các cô giáo không rời khiến các ba mẹ đều rơi nước mắt. Trẻ con vốn vậy, chỉ yêu thương những người thực sự yêu thương chúng không cần lý do. Tôi thấy trong ánh mắt xúc động của các ba mẹ trong buổi lễ chia tay hôm ấy là sự nhẹ nhõm vì đã chọn cho con một môi trường học tập tràn ngập yêu thương, đúng với nhu cầu trong độ tuổi mà mọi đứa trẻ xứng đáng được hưởng.
Và tôi có một mơ ước tham lam của một người mẹ, là mọi người thầy của con sau này, đều có được sự yêu thương như vậy dành cho con. Chỉ yêu thương mới có thể giúp cho đứa trẻ trưởng thành trọn vẹn. Tôi tin như vậy.
Theo thanhnien.vn
Muốn thính là thính ngay Khứu giác của vợ tôi thật lạ. Khi tôi đi uống bia về thì cô ta ngửi được ngay, thậm chí mùi phấn son bị lẫn trong mùi bia nồng nặc của tôi cô ấy cũng nhận ra. Ảnh minh họa Hãy suy nghĩ đơn giản Một nghiên cứu xã hội chỉ ra rằng: Tại sao các quán bia thường tuyển các em...