“Hành động của con dâu khiến tôi rơi lệ…”
Tới nhà con trai ở thành phố sống, bữa cơm đầu tiên con dâu chỉ xới cho mẹ chồng nửa chén cơm, không cho ăn thức ăn trên bàn, con trai tôi đã nổi giận, còn mẹ chồng lại cảm động rơi lệ… Quả là một đứa con dâu hiếu thuận, lương thiện!
Ảnh minh họa: Internet
Câu chuyện của người phụ nữ người Trung Quốc này đã lan truyền trên các trang mạng:
“Tôi tên là Hà Vãn Linh, năm nay 58 tuổi, mọi người đều gọi tôi là dì Hà.
Sau mấy chục năm vất vả, cuối cùng 3 năm trước tôi đã được về hưu. Lúc còn đi làm, thực sự luôn mong sẽ được nghỉ ngơi, cuối cùng khi đã về hưu, cả người tôi lại cảm thấy khó chịu. Lúc chồng tôi còn sống thì vẫn ổn, có thể cùng ông ấy đi bộ, mua đồ ăn, cùng tranh luận, cãi vã…
Năm đầu tiên sau khi ông ấy qua đời, trong nhà chỉ còn lại mình tôi, mỗi ngày trôi qua đều cảm thấy rất lạnh lẽo, rất cô đơn. Thêm vào đó, sức khỏe của tôi cũng không tốt, lúc còn trẻ tôi khá mập, vẫn luôn mắc bệnh tiểu đường, tâm trạng rất chán nản.
Tôi có một đứa con trai, nó làm việc trong thành phố, sau cũng mua nhà ở đó luôn. Lúc chồng tôi còn sống, con trai đã muốn vợ chồng tôi cùng dọn tới ở chung, vợ chồng tôi nghĩ lúc bản thân vẫn còn tự chăm sóc cho mình được thì không muốn tăng gánh nặng cho con trai. Không ngờ chồng tôi qua đời, không được hưởng phúc của con cháu.
Sau khi chồng tôi mất, con trai lại càng lo lắng vì tôi sống một mình, một mực khuyên nhủ tôi dọn tới thành phố, con dâu cũng gọi điện thoại tới nói đã dọn dẹp một căn phòng cho tôi ở. Nói thực lòng, tôi cũng muốn dọn tới ở một thời gian, trước là bởi sống một mình cũng quá lạnh lẽo, cô đơn, sau là bởi nhớ con trai, muốn gặp nó.
Tuy nhiên tôi cũng có một chút lo lắng, đó chính là về con dâu, suy cho cùng thời gian tôi và con dâu tiếp xúc cũng không dài, hiểu biết về nhau cũng ít. Gia đình của con dâu cũng rất tốt, nó cũng đã tốt nghiệp cao học, là một bác sĩ. Tôi sợ khi tới nhà con trai sống, sự khác nhau trong cách sống của hai thế hệ, sợ tạo ra mâu thuẫn với con dâu, làm con trai thấy khó xử, vì vậy cứ kéo dài không muốn chuyển tới.
Video đang HOT
Tuần trước, con trai lại gọi điện thoại nói gần đây ăn uống kém, không có khẩu vị, rất muốn ăn những món ăn tôi nấu, hỏi tôi có thể chuyển tới ở mấy ngày được không, người làm mẹ như tôi khi nghe thấy câu nói này của con trai, liền lập tức đồng ý. Trong lòng tôi bèn nghĩ: tới ở vài ngày, chắc con dâu cũng sẽ không cảm thấy có vấn đề gì!
Chiều thứ 7 hôm đó, con trai lái xe tới đón tôi lên thành phố, vừa mới ở dưới lầu, con trai nhận một cuộc điện thoại, vội vàng đem đồ thổ sản mà tôi mang tới cùng với hành lý vào trong nhà, nói với tôi có việc gấp cần phải đi, khoảng tầm 6 giờ sẽ về nhà, muốn tôi nghỉ ngơi trước, còn con dâu hôm nay phải tăng ca, tan làm sẽ về nhà nấu cơm.
Nhìn thấy căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ không một hạt bụi, ngăn nắp, gọn gàng, liền thấy được con dâu là người có yêu cầu cao với chất lượng cuộc sống, tôi lại lần nữa cảm thấy lo lắng, một bà già như tôi tới ở chung, liệu có khiến cho con dâu có cảm thấy bất tiện hay không đây?
Sau khi con trai rời đi, nhìn đồng hồ phát hiện ra đã hơn 4 giờ, tôi bèn xuống lầu mua đồ ăn, may là siêu thị ở ngay tầng dưới. Tôi muốn nấu cơm xong trước khi vợ chồng tụi nhỏ về.
Tôi làm vài món đều là những món ăn con trai thích, có sườn xào chua ngọt, cá kho cà tím, còn có lòng lợn xào, con trai vừa bước chân vào cửa liền nói từ dưới lầu rằng đã ngửi thấy mùi hương, ngửi thấy mùi vị món ăn tôi làm. Con dâu về nhà nhìn thấy tôi, cười nói “Mẹ tới rồi ạ”, sau đó liền đi vào phòng ngủ thay quần áo. Tôi dọn các món ăn lên trên bàn, gọi 2 đứa tới ăn cơm. Nhưng con dâu ngồi xuống nhìn thấy các món ăn trên bàn liền cau mày, quay người đi vào phòng bếp.
Tôi và con trai nhìn nhau khó hiểu, có chuyện gì vậy? Món ăn tôi làm không hợp khẩu vị của con dâu sao? Chưa tới một lúc, con dâu liền mang ra thịt nạc bằm xào đậu bắp và rau chân vịt luộc sơ, để trước mặt tôi và nói: “Mẹ ăn hai món ăn này đi ạ”. Sau đó, xới nửa bát cơm đưa cho tôi.
Con trai tôi nhìn thấy tức giận bèn nói: “Em có ý gì? Để mẹ chúng ta ăn hai món này thôi sao? Cơm cũng không xới đầy!”. Con dâu cũng không hề tức giận, nhẹ nhàng nói: “Mẹ có bệnh tiểu đường, những món ăn đó không thích hợp để ăn”. Ngay khoảnh khắc đó, tôi đã bị cảm động đến rơi nước mắt…
Thật vậy, những món ăn tôi làm không có nghĩa là những món tôi có thể ăn, tôi đã bị tiểu đường nhiều năm, bác sĩ đã dặn dò: đồ ăn nhất định phải thanh đạm, ăn ít và chia làm nhiều bữa. Hơn nữa, những món con dâu làm lại chính là 2 trong số những món bác sĩ khuyên tôi nên ăn.
Con trai thô lỗ không tỉ mỉ không thể nghĩ tới điều này, con dâu có kiến thức chuyên môn thực sự đã chú ý tới, đặc biệt làm mấy món ăn cho tôi. Lúc trước tôi luôn lo lắng rằng con dâu sẽ không thích bà già giống như tôi, bây giờ nghĩ lại thì thực sự là do tôi đã nghĩ nhiều rồi.
Con dâu là một người hiếu thuận, hiền lành, giả sử nó không lo lắng cho tôi, sẽ chẳng quan tâm tôi ăn gì, lại càng không vất vả xuống bếp làm những món ăn phù hợp với sức khỏe của tôi. Mọi người thấy có đúng không?”
Theo Trithucvn.net
Khi con tôi chuẩn bị rút ống thở, mẹ chồng vẫn bình tĩnh "phán" một câu khiến tôi sốc đến mức muốn ngã quỵ
Mẹ chồng cầm tay cầu xin tôi tha thứ. Tôi cười: "Bát nước đã đổ đi, làm sao hốt lại nguyên vẹn được đây hả mẹ?"
Tôi từng là một cô con dâu lý tưởng của cả khu phố. Họ dành cho tôi những mỹ từ về một người con dâu ngoan hiền, hiếu thuận, lễ phép, luôn hòa đồng và vui vẻ. Bố mẹ chồng tôi cũng thế. Họ cũng từng yêu thương tôi hết lòng, đi đâu cũng khoe may mắn khi có được một người con dâu tốt như tôi.
Nhưng tất cả chỉ là "đã từng".
Cách đây 4 năm, tôi có thai rồi sinh con trai đầu lòng tại nhà chồng. Khi đó, vì sợ mẹ chồng vất vả chăm sóc mình, tôi đã bỏ tiền ra thuê người chăm nuôi. Nhà có dâu đẻ mà mẹ chồng tôi đến cái khăn của cháu cũng không phải giặt. Mỗi khi con khóc, tôi và chồng tự chia nhau ra để bồng bế, dỗ dành con. Tôi luôn sống theo quan điểm càng ít làm phiền đến người khác càng tốt.
Khi tôi sinh con thì em chồng cũng có vợ. Điều đáng nói là em dâu tôi đã mang thai trước khi cưới. Vì thế chỉ 6 tháng sau, em ấy cũng sinh con. Vì tôi sinh ở nhà chồng nên em ấy cũng làm thế. Chỉ là người nuôi em ấy chính là mẹ chồng tôi.
Cách đây 4 năm, tôi có thai rồi sinh con trai đầu lòng tại nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Trong khi con tôi mới 6 tháng tuổi đã phải ẵm đi gửi vì mẹ chồng không trông hộ. Thì bà lại nhận chăm sóc cho em dâu. Mỗi ngày đi làm về, tôi phải vừa trông con, vừa nấu nướng rồi bưng thức ăn vào tận giường cho em dâu. Chưa kể những đêm con em ấy khó ngủ cứ khóc suốt. Con tôi bị giật mình cũng khóc theo. Em ấy lại kêu mẹ chồng vào bế dỗ.
Sự phân biệt đối xử diễn ra càng lúc càng sâu sắc đến mức người bên ngoài cũng thấy được. Có người khuyên mẹ chồng tôi nên thương đều hai đứa cháu, thậm chí phải thương con tôi hơn vì tôi sống tốt hơn em dâu. Nhưng bà cứ nói vì tôi tự lo được nên để tôi lo, còn em dâu vụng về, bà không yên tâm nên bà mới phải lo. Thế đấy, vì quá tự lập nên tôi mất luôn cái quyền được nhờ vả mẹ chồng.
Dù nhiều lần tủi thân vì cách ứng xử của mẹ chồng nhưng tôi vẫn bỏ qua vì không muốn mất lòng. Cho đến khi con tôi mất, tôi mới thật sự tuyệt vọng.
Con trai tôi sốt, quấy khóc liên tục mấy ngày. Suốt mấy ngày đó, tôi nghỉ làm chăm sóc con vì mẹ chồng suốt ngày chỉ biết bế đứa cháu nhỏ. Đến khi con lả đi, tôi và chồng vội vã đưa con vào viện và nhận tin sét đánh: con bị nhiễm trùng máu nặng.
Con trai tôi nằm viện điều trị một tuần, mẹ chồng tôi cũng không xuống thăm cháu một lần. Chồng tôi gọi điện về hỏi khi nào bà xuống, bà chỉ bảo đang giữ cháu nhỏ nên không xuống được, vợ chồng tôi tự lo.
Tôi sững người, cười chua chát mà nước mắt chảy ròng ròng. (Ảnh minh họa)
Đến chiều hôm ấy, bác sĩ thông báo con tôi không qua khỏi. Tôi ngất đi vì cú sốc. Chồng tôi cũng tê tái, điêu đứng. Thằng bé mới hơn một tuổi thôi mà, tại sao lại mất đi như thế được?
Khi tỉnh lại, tôi gọi điện bảo mẹ chồng xuống nhìn cháu lần cuối để rút ô-xi. Bà nói thế này: "Giờ mẹ xuống cũng không cứu sống cháu được. Dù gì cũng đưa nó về, thôi hai đứa rút ô-xi đi. Giờ thằng Ken (con em dâu) đang khóc dữ lắm, mẹ phải dỗ chứ nó khóc quá lại sưng phổi thì khổ".
Tôi sững người, cười chua chát mà nước mắt chảy ròng ròng. Tôi kể lại mọi chuyện với chồng, anh nói: "Sao tôi lại có một người mẹ như thế?" trong đau đớn.
Khi đưa con trai về làm tang lễ, trái tim tôi đã chết theo con. Sau đó, vợ chồng tôi chuyển ra ở riêng, tôi cũng không về nhà chồng nữa.
Hôm qua, mẹ chồng tôi gọi điện báo đang nằm viện điều trị tiểu đường bị biến chứng và kêu tôi xuống. Vì chút tính nghĩa với chồng, tôi bấm bụng đi xuống viện thăm bà. Thấy tôi, mẹ chồng cầm tay cầu xin tôi tha thứ và ở lại viện chăm sóc bà vài ngày. Tôi cười: "Bát nước đã đổ đi, làm sao hốt lại nguyên vẹn được đây hả mẹ?".
Nói rồi tôi đi về. Cả đời này tôi cũng không thể tha thứ cho mẹ chồng sau những gì bà đã làm với con trai tôi. Nhưng hiện giờ, không ai chăm sóc bà ở viện cả. Em dâu lấy cớ bận làm để trốn việc, bỏ bà nằm một mình. Tôi có nên bỏ tiền ra thuê người chăm sóc bà cho trọn tình nghĩa không đây?
Theo Afamily
Mẹ chồng vô lý Ngày nào rèm cửa nhà chồng màu hoa cà mát dịu, Vy về là thay ngay màu vàng đồng chói lòa. Vy ném "ầm" vali lên giường tôi rồi bật người ra thở dốc: - Cho em ở đây thời gian hơi dài nha! - Sao vậy? Lại không trùng khớp ý với mẹ chồng à? - Trời ơi! Bà già đó vô...