Hành động chung, lợi ích riêng
Vào cùng thời điểm, cả Đức lẫn Pháp và Ba Lan đều có những động tác gia tăng phức tạp và căng thẳng trong các mối quan hệ song phương của họ với Nga.
Lãnh đạo phe đối lập Nga Alexei Navalny.
Pháp và Đức trù tính cùng nhau trừng phạt một số quan chức của Nga bị họ coi là có liên quan đến nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny, cụ thể là bị họ cáo buộc đã chủ mưu hoặc dính lứu đến chuyện đầu độc ông Navalny. Người này được Chính phủ Đức đón sang Đức chữa bệnh.
Phía Đức cho rằng, mặc dù không đưa ra công khai bằng chứng nào, ông Navalny đã bị đầu độc ở Nga và Chính phủ Nga đứng sau vụ việc này – y hệt như chuyện Chính phủ Anh với cha con điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal trước đấy. Còn phía Ba Lan ra quyết định phạt tập đoàn khí đốt của Nga 6,45 tỷ Euro vì xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 trực tiếp từ Nga sang Tây Âu.
Trừng phạt Nga, gây khó khăn và khó xử cho Nga cũng như gia tăng áp lực đối với Nga là thực chất những hành động chung này của Pháp, Đức và Ba Lan. Nhưng mục đích và lợi ích mà từng bên theo đuổi lại không như nhau.
Video đang HOT
Ba Lan dùng quyết sách mới kia để thể hiện cùng hội cùng thuyền với Mỹ trong chuyện liên quan đến dự án Nord Stream 2 và đương nhiên với chủ ý hết sức tranh thủ Mỹ. Ba Lan đồng thời muốn chứng tỏ độc lập và tự quyết chứ không để bị ràng buộc hay bó chân bó tay bởi quan điểm chính sách chung của EU, đặc biệt đối với Nga. Và Ba Lan tự tạo dịp để làm găng thêm với Nga.
Phía Đức đón ông Navalny sang Đức chữa bệnh và cáo buộc Nga như thế nên giờ không còn có đường lùi mà chỉ có thể đã đâm lao thì phải tiếp tục theo lao bởi chỉ như thế mới bảo tồn được thể diện.
Nước Pháp thì trong chuyện nào cũng đều muốn có phần mình, đều hăng hái xung phong để gây dựng vai trò và ảnh hưởng chính trị châu lục cũng như thế giới, bất kể những chuyện ấy có liên quan trực tiếp đến nước Pháp hay không. Cả ba đều thừa biết rằng vì lợi ích riêng mà hành động chung của họ khiến nội bộ EU thêm rạn nứt.
Navalny đăng ảnh tự bước đi
Lãnh đạo đối lập Nga Navalny chia sẻ lên mạng xã hội bức ảnh ông tự bước xuống cầu thang và kể cụ thể tình hình hồi phục của mình.
"Để tôi nói cho mọi người biết quá trình hồi phục diễn ra như thế nào. Đây đã là một con đường rõ ràng dù vẫn còn chặng dài phía trước", Alexei Navalny cho biết trên tài khoản Instagram hôm nay, kèm theo bức ảnh ông đang tự bước xuống cầu thang ở bệnh viện Berlin, Đức.
Navalny cho hay ông vẫn không thể sử dụng điện thoại và gặp khó khăn khi rót nước vào ly hoặc leo cầu thang vì chân bị run.
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny tự bước xuống cầu thang ở bệnh viện tại Berlin, Đức hôm nay. Ảnh: Instagram/Navalny.
"Có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết nhưng các bác sĩ tuyệt vời từ bệnh viện Charite đã giải quyết được vấn đề chính. Họ đã biến tôi từ 'người sống về mặt kỹ thuật' thành người có thêm cơ hội để sớm trở lại lướt Instagram và biết nhấn 'thích' ở đâu mà không cần suy nghĩ", Navalny nói thêm.
Do Navalny chưa thể sử dụng điện thoại, có thể người thân đã giúp ông đăng bài viết trên. Ông cho biết cách đó không lâu vẫn không thể nhận ra mọi người và không biết làm sao để nói chuyện, diễn đạt bằng từ ngữ. "Tôi cũng không biết làm thế nào để thể hiện sự tuyệt vọng của mình nên chỉ im lặng", theo bài đăng.
Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình. Trợ lý của Navalny cho rằng ông bị đầu độc khi uống trà tại quán cà phê ở sân bay Tomsk trước khi lên máy bay.
Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, cáo buộc mà Nga cho rằng "vô căn cứ". Các bác sĩ Nga cho biết họ không tìm thấy dấu vết nào của chất độc trong cơ thể Navalny, thêm rằng tình trạng của ông là do giảm đột ngột đường huyết vì mất cân bằng trao đổi chất.
Tuy nhiên, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp hôm 14/9 cũng kết luận Navalny trúng độc Novichok, loại chất độc thần kinh từ thời Liên Xô, được cho là từng được sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018.
Một nhóm trợ lý của Navalny ngày 17/9 cho biết các chuyên gia Đức tìm thấy Novichok trong chai nước được lấy từ phòng khách sạn nơi thủ lĩnh đối lập ở trước khi bị bất tỉnh. Chai nước được cho là bằng chứng cho thấy Navalny bị đầu độc bằng chất độc hóa học bị cấm.
Tuy nhiên, Điện Kremlin cáo buộc trợ lý của Navalny đã loại bỏ vật chứng tiềm năng, đồng thời bày tỏ nghi ngờ về phát hiện của Đức. Phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết không thể mang một cái chai có dấu vết của chất động thần kinh ra khỏi Nga vì không có thời gian để làm điều này do độc tính của Novichok.
Đức từ chối Mosow tiếp cận lãnh sự với Navalny, vì sao? Moscow thông tin, Bộ Ngoại giao Đức từ chối quyền tiếp cận lãnh sự của Đại sứ quán Nga với nhà hoạt động Alexei Navalny. Thông tấn TASS dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga cho thấy, họ không có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi mà phía Nga đặt ra liên quan đến việc đối thoại chính trị...