Hãnh diện khi được làm chồng em
Em có ý chí và nghị lực phi thường, luôn làm việc và phấn đấu để đạt thành công, được xã hội thừa nhận, gây dựng công ty từ hai bàn tay trắng. Thật không đơn giản chút nào với một người đàn ông, huống chi em chỉ là một phụ nữ nhỏ nhắn ốm yếu.
Thơi tiêt chuyên mua rôi nên hay giư âm khi đi ra ngoai, ca cho con trai nưa em nhe! Không biêt đây la lân thư bao nhiêu anh đinh viêt cho em hoi thăm tinh hinh sưc khỏe hai me con nhưng lai măc cam va sơ nên không dam.
Nhưng thang ngay xa em va con anh đa đươc lam viêc trong môi trương mơi, tiêp xuc rât nhiêu ngươi, hoc đươc nhiều điều, anh nhận ra: Ngươi không quan tâm đên ban be va ngươi thân la ngươi dê găp kho khăn nhât trong cuôc sông, cung la ngươi gây tôn thương nghiêm trong nhât cho ngươi khac. Thât bai cua con ngươi cung xuât phat tư chinh sư không quan tâm nay.
Tư khi hiêu ra điêu nay anh thấy mình vô cung may măn, co bô me hêt long yêu thương, co em trai tôt bung va nhât la khi đươc yêu em, mon qua tuyêt vơi nhât em đa cho anh môt câu con trai vô cung thông minh va khau khinh, con biêt cam thông va yêu thương moi ngươi du chi la câu be 4 tuôi. Anh không thê tương tương nôi môt ngươi như em lai co thê lây va cho anh nhưng điêu tôt đep đây.
Đang le em phai lây môt ngươi chông gioi giang, thao vat, quan xuyên lo toan công viêc đơ đân giup vi em xưng đang đươc hương điêu đo, lấy anh em lai vât va va hy sinh nhiêu hơn. Em có ý chi va nghi lưc phi thương, luôn lam viêc va phân đâu đê đat thanh công, đươc xa hôi thưa nhân, gây dưng công ty tư hai ban tay trăng. Anh biêt em phai suy nghĩ va mât ăn mât ngu đê lo toan, tinh toan xây dưng công ty tư nhưng ngay đâu, đên giơ co thanh công nhât đinh, co tiêng tăm va uy tin trên thương trương. Thât không đơn gian chut nao vơi môt ngươi đan ông, huông chi em chi la môt phu nư nho nhăn ôm yêu.
Hơn ai hêt anh hiêu em cô găng lam viêc va phân đâu đê rôi cuôi cung chi đê lo cho gia đinh, chông con, chăng bao giơ nghi cho ban thân điêu gi, chinh vi thê moi ngươi đêu yêu quy va sông hêt minh vơi em. Bao năm ap lưc công viêc, ăn uông thât thường đa văt kiêt sưc cua em, công viêc năng nê, bênh tât hanh ha trong cơ thê yêu, vậy mà chinh anh lai gây buôn phiên va vô sô ap lưc khiến em buồn.
Video đang HOT
Không co bênh tât va kho khăn nao lam em guc nga va lui bươc, điêu đo đươc chưng minh băng cach em sông va lam viêc. Anh tin em luôn như vây va mai mai như thê. Vơi anh, em la niêm tư hao va sư ngương mô, tâm gương đê anh phân đâu trong cuôc sông. Giư sưc khoe đê tiêp tuc chiên đâu em nhe.
Theo VNE
Hai "mảnh vỡ", một cuộc đời
Vợ bại liệt hai chân lại đang mang thai tháng thứ tám, chồng bị tai nạn, hai chân teo tóp, cuộc sống khó khăn, họ như hai "mảnh vỡ" được ghép lại với nhau, dù khó khăn nhưng vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm yêu thương, cùng nhau vượt lên số phận...
Từ khi sinh ra, cuộc sống đặt chị Trịnh Thị Hải vào hoàn cảnh khó khăn, ngang trái. Không như những đứa trẻ bình thường khác, căn bệnh bại liệt gắn lấy cô bé quê nghèo từ lúc lọt lòng mẹ (năm 1981). Những tưởng cô bé tật nguyền ấy sẽ được bù đắp bằng tình thương yêu của người mẹ thì khi lên 3, mẹ Hải cũng qua đời. Vừa tròn 5 tuổi, bố Hải lấy vợ hai.
Dù tật nguyền, anh Chung vẫn nỗ lực lao động để hỗ trợ gia đình.
Vốn ham học nhưng hoàn cảnh gia đình cũng như khiếm khuyết của cơ thể không cho phép Hải tự cất bước đến trường. Hải còn nhớ như in tình thương của một cô giáo làng dành cho em. Ngày ấy, hôm nào cũng thế, cô giáo Nguyễn Thị Thanh đến nhà đón, chở em đến trường và đưa về nhà sau mỗi buổi học. Tình thương của cô giáo Thanh đã giúp Hải học hết lớp 5. Từ khi lên cấp hai, trường xa nhà, không có người đưa đón, bản thân lại không thể tự đi học, con đường học hành của Hải cũng dừng lại từ đó.
Năm 16 tuổi, Hải bắt đầu ra thành phố kiếm sống. Lê lết trên những tuyến phố nơi đô thị, Hải bán từ chiếc tăm, cái bật lửa... để kiếm tiền tự lo cho cuộc sống. Đôi chân bị liệt, Hải "đi" bằng tay, những "bước chân" ngày đầu tự lập kiếm sống với Hải thật vất vả biết bao. Những "bước đi" của Hải nhiều khi in cả những vết máu, giọt nước mắt trên những nẻo đường mưu sinh.
Tích cóp được ít tiền sau hai năm bán hàng rong ở phố, Hải quyết định đi học nghề may, một công việc phù hợp hơn với sự khiếm khuyết cơ thể của mình. May mắn tìm được một bà chủ thương tình, Hải vừa học, vừa may hàng, được cho ăn và được trả công 500.000đ/tháng. Hải chăm chỉ học và ấp ủ cho mình một dự định đổi thay.
Sau 4 năm gắn bó với nghề may, vừa học vừa làm, Hải quyết định tách ra làm một tiệm may nhỏ. Hải nhận hàng về tiệm may cho các cơ sở rồi lúc rảnh rỗi làm sữa chua trong các túi nhỏ, buổi trưa đem ra các cổng trường bán cho học sinh, sinh viên.
Chị Hải đang mang bầu tháng thứ tám - Niềm tin và hy vọng trong cuộc sống cơ cực của gia đình.
Có lẽ cuộc sống không nỡ tước đoạt của ai đó đi tất cả, với chị đó là điều may mắn như cách nói của chị, khi chị tìm được một người đồng cảm, thương yêu và muốn cưới mình làm vợ. Tình yêu chân thành của chàng trai Lê Duy Chung đã khiến Hải nhận ra điều kỳ diệu của cuộc sống đó là tình yêu đích thực, họ về chung sống với nhau từ năm 2009 bằng một lễ cưới đơn sơ mà thắm tình.
Anh Chung cũng là một người khuyết tật. Năm 2004, Chung xuất ngũ và về quê sinh sống. Một tai nạn bất ngờ đã khiến anh bị dập sống lưng, hai chân teo tóp và cuộc sống gắn liền với đôi nạng gỗ, tiểu tiện không thể kiểm soát... Cũng như chị Hải, anh Chung là người có nghị lực sống, vươn lên vô cùng mạnh mẽ. Sau tai nạn anh học nghề gia công trang sức, nhưng vì một lý do cá nhân mà anh đã phải bỏ nghề. Không khuất phục trước hoàn cảnh, anh mày mò học nghề cắt tóc, đến nay đã mở hiệu cắt tóc ngay tại nhà.
Trong căn nhà nhỏ ven núi, ở xóm 2, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa), giọng chị buồn buồn khi kể về những khó khăn mà hai vợ chồng đang phải đối mặt. Bà Hoàng Thị Thu, người xã Hợp Thắng cho chúng tôi biết: "Vợ chồng cô chú ấy tật nguyền là thế mà vẫn phải chăm lo cho một gia đình khác nữa đấy. Bố chồng cô Hải bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người và mất năm 2009, khi hai vợ chồng cô chú ấy vừa cưới. Anh trai chồng cô Hải bị tai nạn phải cắt bỏ lá lách, đến nay cũng nằm liệt giường, bị vợ bỏ, đứa con nhỏ đang học lớp 3 cũng do vợ chồng cô Hải chăm lo, chu cấp tiền nong học hành".
Cuộc sống khó khăn, nhưng hai vợ chồng anh chị luôn dành cho nhau tình yêu thương.
Chị Hải tâm sự: "Dù khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ cố hết sức để nuôi dạy con tử tế, chăm lo cho nó được học hành, cùng lắm thì bán nhà đi mà lo cho con cái, ngày xưa ở trọ, đi làm thuê vẫn sống được mà".
Dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng vợ chồng anh chị Trịnh Thị Hải - Lê Duy Chung vẫn tin vào cuộc sống. Anh Chung nói như tự động viên: "Cuộc sống mưu sinh đối với người bình thường đã khó khăn lắm rồi, đối với người khuyết tật như chúng tôi còn khó khăn gấp trăm nghìn lần ấy chứ. Dù vậy, những khó khăn trước đây vợ chồng gặp phải đều đã vượt qua được, từ hai bàn tay trắng, phải thuê nhà ở đến nay đã có nhà riêng, dù nhỏ nhưng đó là nhà của mình. Càng khó khăn càng phải cố gắng thêm nữa.
Theo Dantri
Trắng tay sau một đêm cháy chợ Nguồn nước sông có nguy cơ bị nhiễm độc, chỗ buôn bán, việc kinh doanh chưa biết bao giờ mới hồi phục. Hàng chục hộ dân bị thiệt hại trong vụ cháy chợ Ngã Sáu đang đối mặt với muôn vàn khó khăn. Sau một đêm tan hoang khu chợ Có mặt tại khu vực chợ Ngã Sáu cũ (thị trấn Ngã Sáu,...