Hãnh diện bởi vì được trai bao
Sống dựa, sống bám đang hiện hình rất rõ ở một bộ phận không nhỏ người trẻ. Thay vì lao động để tự nuôi sống mình, họ chọn cách sống như tầm gửi, chỉ biết leo bám vào cành cây. Thậm chí có người sẵn sàng “bán thân” để có cuộc sống an nhàn.
Ảnh minh họa
Tôi có một anh bạn trai, tài giỏi, có khiếu cảm thụ nghệ thuật, có một chức vụ khá cao trong một ngành kỹ thuật, thời gian phần lớn dành cho công việc, nên tiền cũng tất nhiên nhiều.
Anh có vợ gần năm mươi tuổi, ở với con cháu cách anh nhiều nghìn cây số, anh có một cô bạn gái ngoài ba mươi đã có chồng mà anh rất yêu, làm việc gần cao ốc văn phòng của anh, và anh có một cô bồ – tất nhiên mới ngoài đôi mươi và chưa chồng – đang chung sống ngay cùng anh trong nhà. Cô bồ trước đây chính là nhân viên lễ tân của công ty anh, sau một thời gian, khi thành bồ, cô tự thôi việc và về nhà anh ở, tình nguyện cơm nước săn sóc anh bạn tôi. Chừng nửa năm anh cho cô bồ nghỉ phép một vài tuần, là khi vợ anh về nước.
Còn cô bạn gái anh yêu, có thể đi ăn trưa cùng nhau, chat và e-mail chia sẻ, đi quán cà phê, một vài hẹn hò lãng mạn, nhưng hầu như rất ít khi có quan hệ thân mật. Không phải vì anh mà là vì cô ấy. Cô ấy có vẻ như một nàng nhân tình nghiệp dư, hơn là một quý bà ngoại tình lão luyện.
Một ngày, cô bồ của anh gần như phát điên phát rồ và nổi cơn tam bành, rồi khóc như mưa, khi thấy anh bắt đầu tìm mua một căn chung cư mới tặng cho cô bạn gái – người yêu của anh. Cô bồ nói, tại sao em đẹp thế này, em chiều anh như thế, em yêu anh như vậy, suốt hai năm nay em ngoan ngoãn chỉ biết mỗi mình anh, em cũng bỏ việc để tránh người ta thị phị cho anh. Thế mà, em chỉ nhận được tiền lẻ đi chợ hàng tháng, và thỉnh thoảng anh mua cho em cái này cái kia, chả bằng một phần nhỏ mà anh dành cho chị kia!
Anh bạn tôi nói:
- Thế không đủ sao?
- Tại sao anh không nghĩ rằng em xứng đáng được nhận nhà anh mua? Nếu cho em ở thì cũng vẫn là nhà của anh mà!
Video đang HOT
- Vì anh biết chắc chắn anh muốn tặng gì cho người yêu và tặng gì cho bồ!
Ý anh bạn tôi nói rằng, gái bao là gái bao còn người yêu là người yêu. Hai người đàn bà đó hoàn toàn khác hẳn. Trong khi cô bồ chỉ hiểu rằng, ai cho anh này “have sex” nhiều hơn là người đàn bà xứng đáng được đền đáp nhiều hơn.
Một tuần sau cô bồ rắp tâm chặn đường cô bạn gái anh kia, gây sự.
Cô nói rằng cô đã chung sống với anh này hai năm rồi, cô trẻ hơn, cô sẵn sàng lấy anh này làm chồng. Còn… chị đã có chồng, chị chỉ là mối quan hệ “tăng gia” của anh kia, chị không có quyền lấy gì của anh ấy cả! Tôi sẽ kiếm cách báo cho chồng chị biết mối quan hệ này của chị!
Người đàn bà chín chắn và điềm đạm nói:
- Anh ấy không chỉ tặng nhà!
- Hả? – Cô bồ há hốc miệng, kinh ngạc muốn hỏi rõ là còn gì nữa!
- Nhưng tôi chưa bao giờ nhận thứ gì. Và tôi cũng không biết cô là ai, làm ơn đừng làm phiền tôi!
Rồi cô gọi điện cho anh bạn tôi đến đón cô “gái bao” về nhà! Sau một thời gian ngắn, quan hệ của họ rạn nứt, cô gái trẻ dọn đồ ra khỏi nhà bạn tôi, không quên đòi được một ít tiền mang theo.
Anh bạn tôi chỉ một thời gian ngắn sau kiếm được cô gái trẻ khác về chung sống. Anh nói, vì anh không định bỏ vợ (vợ cũng không định bỏ anh!). Và người anh yêu cũng không định bỏ chồng, càng không có ý định tới chung sống như tình nhân trong nhà anh. Bởi thế, đàn ông, nếu là một người đàn ông bình thường, có đủ mọi năng lực về tài chính và sức khỏe, còn sức hấp dẫn và sự hài hước, thì còn hút được đàn bà tới! Và một sự thật trần trụi rằng: Khi người đàn ông bao gái, anh ta có quyền chọn gái! Và thải gái!
Tôi hỏi anh bạn tôi, vì sao cô bồ trẻ hơn, đẹp hơn, mà anh lại không cho cô gái một cơ hội khác, ví dụ, tại sao không dành cho cô ấy nhiều tình cảm hơn, sự trân trọng hơn, chăm sóc hơn? Gái bao thì cũng cần tình yêu, sự tôn trọng chứ, chưa biết chừng gái bao hôm nay sẽ thành phu nhân của anh sau này?
Anh nói, bồ bịch mà đã đưa về nhà sống thì về căn bản chỉ là một thứ gái điếm, có điều trả tiền nhiều hơn và trả một cục mà thôi. Đằng nào cũng là một thứ giao dịch kinh tài. Những gì đáng lẽ người đàn ông cần làm cho đàn bà, ví dụ chăm sóc, nịnh, lấy lòng, âu yếm vuốt ve… thì tiền đã làm hộ đàn ông hết rồi! Vậy tại sao còn phải trân trọng, tình cảm, săn sóc họ nữa? Vì, nếu người phụ nữ cần những điều ấy, họ đã không chọn làm gái bao cho đại gia. Họ thấy họ xứng đáng với tiền là đủ, thì tại sao ta lại phải làm phức tạp thêm vấn đề?
Tôi nói, nếu anh đã nhìn họ bằng con mắt kim tiền, thì anh không tặng nhà, cô bồ bỏ đi là phải!
Anh bạn tôi nói: “Tặng nhà rồi, nó đá đít mình càng nhanh hơn! Đừng nói chuyện tình nghĩa với loại đàn bà sẵn sàng nằm ngửa trên giường nếu đàn ông chồng đủ tiền! Đó là lý do vì sao, gái bao chính là một thứ gái điếm mạt hạng, thậm chí không bằng gái điếm bởi nhiều cô còn hãnh diện vì được trai bao, chẳng biết mình đang là ai!”
Nhiều người đàn bà vẫn luôn lấy bản thân mình để so sánh với những người phụ nữ khác. Họ nghĩ, đàn ông dành cho mình nhiều tiền hơn, nhiều hàng hiệu hơn, ở nhà sang hơn, đi xe đẹp hơn, hẳn mình có quyền hãnh diện hơn so với những người đàn bà khác! Và hẳn là mình hạnh phúc hơn, khôn ngoan hơn những người đàn bà khác! Và mình khoe rằng mình được giai bao, sẽ làm tăng giá trị của mình hơn trong mắt người khác. Thực ra, tôi cũng nghĩ đúng như thế! Họ đã tăng giá, có điều tăng giá những dịp họ thò đôi chân trần ra hay thò những thứ ở trong bikini ra, không có nghĩa rằng, họ có quyền hãnh diện.
Bởi sự hãnh diện của họ làm tổn thương một số người mẹ, vốn không định sinh con ra để làm gái bao.
Theo VNE
Chị em công sở "trộm" giờ công đi làm đẹp
Cận kề Tết, chị em công sở "cắt xén" thời gian ở cơ quan để trốn đi làm đẹp.
Với tâm lý tân trang nhan sắc trưng diện ngày Tết nên những ngày cuối năm, dù bận rộn với công việc gia đình, cơ quan, nhiều nữ nhân viên, công chức vẫn nghĩ kế để "trốn" đi làm đẹp. Đó cũng chính là lý do mà thời gian gần Tết ở các salon, spa làm đẹp dù ngày thường vẫn tấp nập khách ra vào.
Đối với nhiều công ty, thời điểm cận Tết ta công việc không còn bận rộn như tháng cuối năm dương lịch, mọi báo cáo tổng kết và quyết toán đã được hoàn tất trước đó. Mọi người có thể thảnh thơi làm việc hoặc nghỉ phép tùy ý. Tuy nhiên, nhiều người tính toán hơn thiệt, không muốn vì chút thời gian làm đẹp mất cả một ngày lương nên quyết định nghĩ kế khác thay thế. Nhiều người tranh thủ "cúp cắp" vài tiếng đồng hồ trong ngày để làm chuyện riêng, nam giới hẹn hò tất niên, nữ giới mua đồ, làm đẹp.
Vì thế, không khó bắt gặp cảnh nơi công sở "vắng như chùa bà đanh" hay còn lác đác những nhân viên nam đang hì hụi chơi game lúc đầu giờ chiều hay cuối ngày. Trong khi các anh đang lướt web, chơi game, các chị em luôn thay phiên nhau trốn việc để ra ngoài làm mới mình.
Chị em tranh thủ đi làm đẹp từ giờ nghỉ trưa đến 3,4h chiều mới về (Ảnh minh họa)
Trước giờ chị Hoài Thương - nhân viên hành chính một công ty xây dựng tại Thanh Xuân (Hà Nội) luôn được đồng nghiệp tôn trọng và gọi chị với cái tên trìu mến "người phụ nữ của công việc". Bởi lẽ, trong công việc, chị khá nghiêm túc, mẫu mực, tuân thủ đúng thời gian và quy định của công ty. Gần Tết, ngoài công việc ở công ty, chị còn lo chuẩn bị Tết cho cả một gia đình lớn không có thời giờ rảnh rỗi cho việc tút tát nhan sắc.
Nghe mấy cô đồng nghiệp mách nước, rủ rê xin về sớm tranh thủ đi làm tóc, mát-xa nên chị cũng gật đầu đồng ý, mặc dù trong lòng áy náy với chuyện ở cơ quan. Thấy việc trốn một, hai tiếng cuối ngày thuận lợi lại giúp ích giải quyết được nhiều việc cá nhân khác. Thế nên, hôm nào sếp không có mặt ở cơ quan, chị lại xin nghỉ sớm, tận dụng đi mua sắm quần áo, chọn quà Tết cho người thân, hẹn bạn bè đi spa, tắm trắng, làm móng... Thậm chí, tranh thủ về dọn dẹp nhà cửa khi người giúp việc về quê ăn Tết sớm.
Trong khi nhiều chị em trốn việc đi mua sắm đồ Tết, giải quyết chuyện gia đình thì một số khác lại tận dụng thời gian được sếp "nhu mì" cho qua liền kéo nhau đi... làm đẹp. Chia sẻ về chuyện tranh thủ giờ làm, bạn Thanh Mai (nhân viên ngành bưu điện) kể, vì sếp khá dễ tính nên bạn và mấy đồng nghiệp nữ thường tranh thủ ra ngoài làm tóc vào giờ nghỉ trưa rồi lân la đến 3, 4 giờ mới về công ty. Ăn gian giờ nghỉ như thế sếp không những không phàn nàn, lại không bị đánh giá là trốn việc, sếp chỉ nghĩ đơn giản bị lỡ việc nên dễ dàng cười xòa thông cảm.
Đứng trên cương vị người quản lý, chị Mai Hồng - trưởng phòng hành chính một công ty nhà nước cho biết, chuyện các cô gái trẻ chưa có gia đình, đua nhau "cắt xén" giờ làm là chuyện bình thường. Mới sáng đến công ty, các cô đã nhỏ to kế hoạch xin xỏ nghỉ vài tiếng ra ngoài, hay tận dụng thời gian đi mua đồ văn phòng phẩm cho công ty để ghé shop mua sắm nào quần, nào váy, giày dép diện Tết. Nhiều khi chị biết nhưng không soi mói quá nhiều, thậm chí còn bỏ qua, đơn giản cả năm có ngày Tết nên để nhân viên được sửa sang làm mới mình một chút. Nhiều khi gần hết giờ làm, em này xin nghỉ sớm, em kia xin nghỉ sớm đi làm việc này việc nọ, chị cũng bồn chồn không yên. Đành chặc lưỡi chấp thuận. Bởi lẽ, ngay cả chị đôi khi cũng còn phải nhờ các em làm hộ việc để tranh thủ công việc ở nhà.
Thực chất, việc tận dụng thời gian công làm việc tư đã diễn ra từ lâu, chỉ đến bây giờ, nhu cầu của con người nâng cao, ai cũng có nhiều việc để làm hơn, "cắt xén" giờ làm không có gì lạ và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết cân bằng giữa công việc cơ quan và cá nhân, như thế sẽ đảm bảo được hiệu quả, không bị stress trong những ngày Tết đến xuân về.
Theo VNE
Chồng giấu vợ gửi tiền cho bố mẹ Anh đã giấu diếm vợ con và gửi về cho bố mẹ mình một khoản tiền rất lớn. Hiện tại tôi đang rất buồn và bế tắc, tôi không biết phải làm sao để giải tỏa nỗi buồn sâu kín trong lòng mình nữa? Tôi lấy chồng đã được 4 năm nay và có một cô con gái hai tuổi. Chúng tôi cưới...