Hành dân vì cái bao bì vàng
Lấy lý do bao bì cũ, một ngân hàng không chịu mua vàng miếng SJC của khách, còn bảo nếu không nhanh đi đổi, mai mốt hết hạn sẽ chẳng ai mua (?!).
Liên lạc với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại ngày hôm qua (7/3), một độc giả khá bức xúc kể mới đây, ông đem vàng miếng SJC đến một ngân hàng ở TP.HCM bán thì bị từ chối với lý do bao bì cũ. Đã thế, nhân viên ngân hàng này còn dặn khách nhanh đi đổi vì khi SJC không nhận đổi nữa sẽ chẳng ai mua.
Đã bất tiện, tốn tiền còn bị rớt giá
Cùng ngày, chị M. (ngụ quận 3, TP.HCM) đã tìm đến chúng tôi cho biết mấy hôm trước nhà cần tiền gấp, chị mang hai lượng vàng SJC đến một chi nhánh ngân hàng bán. Sau khi kiểm tra, nhân viên giao dịch thông báo do một miếng vàng bị trầy xước ở góc nên chị phải trả phí 20.000 đồng/lượng. Nhân viên này còn nói miếng vàng SJC của chị là mẫu bao bì cũ nên khi mang đến SJC đổi phải mất thêm một lần phí nữa cho mẫu bao bì mới.
Một trường hợp khác là chị L. (ngụ quận 8) phản ánh, mới đem ba lượng vàng SJC ra tiệm vàng bán thì chủ tiệm từ chối không mua, lý do vàng cong, vênh. Chị mang ra một chi nhánh ngân hàng trên đường Nguyễn Trãi (quận 5) thì ngân hàng đồng ý mua với giá vàng SJC niêm yết nhưng bảo phải thu thêm 100.000 đồng tiền gia công dập lại. Nhân viên này còn thông tin, nếu chị muốn tiền phí thấp thì “đến SJC mà bán!”.
Có một thời người dân mua bán vàng khá thuận tiện, thậm chí có thể mua vàng miếng bằng máy ATM. Ảnh: M.Thảo
Video đang HOT
Như vậy, nếu theo đúng trình tự, khách hàng nào đang sở hữu vàng miếng SJC bao bì cũ, bị cong vênh, trầy xước… vừa phải tốn phí đổi bao bì mới, dập lại… vừa mất thời gian đi lại mới được chấp nhận giao dịch. Và với số lượng các điểm giao dịch vàng miếng bị thu hẹp khá nhiều thì người dân đâu còn có thể “tiện đường ghé” như thói quen vốn có trong văn hóa sinh hoạt thường ngày nữa!
Vậy rốt cuộc, chủ trương quy tất cả thương hiệu vàng miếng về một mối, bắt buộc thay đổi bao bì, dập đúng chuẩn, quy định lại tiêu chuẩn cấp phép điểm giao dịch… của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là nhằm mục đích gì? Trong khi những điều này rõ ràng đang gây bất tiện cho người dân có nhu cầu, ngay từ việc nhỏ nhặt nhất là đi bán?
Chưa kể giá vàng miếng SJC vẫn còn giữ khoảng cách chênh lệch vài triệu đồng so với giá vàng thế giới, mặc dù NHNN đã tuyên bố “bình ổn giá vàng”, “kéo giá vàng về sát giá thế giới” cùng hàng hoạt quy định hành chính xuyên suốt từ năm 2012 đến đầu năm nay. Nói thẳng ra là vàng miếng mà người dân trong nước đang giao dịch bị rớt giá so với vàng thế giới.
Thu phí để bảo đảm an toàn?
Chiều 7/3, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), cho biết vàng miếng SJC có bao bì trầy xước thì SJC vẫn mua bình thường. “Nơi nào từ chối, khách hàng cứ mang đến SJC bán. Còn muốn đổi sang bao bì mới đẹp hơn thì trả thêm phí 5.000 đồng/lượng. Riêng vàng miếng SJC móp méo, chúng tôi mua nhưng thu thêm phí gia công dập lại 50.000/đồng lượng” – ông Dũng nói.
Tuy nhiên, trong một lần trả lời báo chí trước đó, ông Dũng lại lý giải việc SJC chuyển sang dùng bao bì mới cho vàng rằng: “Hơn 20 năm từ ngày thương hiệu SJC ra đời, chúng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 20 triệu lượng vàng miếng. Bao bì vàng đã bị thoái hóa do quá trình cất trữ, vận chuyển nên chúng tôi chuyển qua bao bì mới, không thu phí hoặc thu rất thấp. Hơn nữa, những bao bì mới có tem chống giả tốt”.
Về việc các điểm kinh doanh vàng thu phí vàng móp méo, bao bì cũ, theo ông Dũng, là do một lượng lớn vàng miếng chưa chuyển đổi kịp, có hiện tượng bị làm giả. Một số ngân hàng chưa có kinh nghiệm giám định vàng nên họ thu phí để… đảm bảo an toàn.
Nếu nói như vậy thì lâu nay, người mua và người bán phân biệt vàng thật – giả bằng cách nào? “Thì mua cứ mua, bán cứ bán. Tin nhau là vậy! Còn ngày xưa, người ta xem xét các loại bề nổi ở chữ trên mặt miếng vàng, nghi ngờ thì đem đèn khò xịt lên bề mặt miếng vàng là biết ngay!” – một chủ tiệm vàng ở chợ Thiếc (quận 11) nói với chúng tôi.
Còn nay, bao bì cũ khó bán đã đành, người dân còn không dám cắt bao bì ra đem thử lửa bởi như thế vàng lại dễ bị trầy xước, cong vênh, móp méo… Lúc đó họ bán cho ai? Đặt trường hợp với những lý do khác, SJC hay NHNN muốn thay đổi bao bì hoặc muốn đổi tên thương hiệu vàng miếng từ SJC thành ABC thì sao? Câu hỏi này của chúng tôi không được ông Dũng trả lời vì lý do “bận họp gấp”!
Xem xét kỹ lại trong quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ ký cách đây mấy ngày về việc cho phép NHNN mua bán vàng miếng, không hề có một chữ nào về SJC hay thương hiệu vàng quốc gia. Ở đây, có thể hiểu là NHNN được phép mua bán vàng miếng bất kể thương hiệu nào. Vậy thì cớ làm sao NHNN lại tự hạn chế mình vào thương hiệu SJC để rồi từ đó “đẻ” ra nhiều quy định khác… hành dân?
Câu trả lời hợp lý từ những người làm chính sách vẫn luôn được người dân mong chờ.
Chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu: Bao bì không làm tăng giá trị cho vàng
Trong quy định của NHNN không nói đến bao bì đi kèm điều quan trọng là mẫu mã, nhãn hiệu trên thỏi vàng miếng có đúng chuẩn SJC hay không như dấu SJC, thông tin nhà sản xuất, mã số lô hàng… Bao bì đi kèm không làm gia tăng giá trị cho vàng. Ở nước ngoài người ta không coi trọng bao bì mà tập trung vào chất lượng, tuổi và thương hiệu vàng.
NHNN đã chỉ định SJC gia công, bảo đảm chất lượng vàng miếng thì SJC phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này, không thể nói là do các ngân hàng chưa đủ kinh nghiệm kiểm định vàng nên thu phí để đảm bảo an toàn.
Theo Dantri
Bắt chẹt khách hàng: Muốn bán vàng phải có hóa đơn!
Khi giá vàng đột ngột tăng cao vào chiều 19-9, một số khách hàng đã đến Trung tâm vàng bạc đá quý SJC, thuộc Công ty CP vàng bạc đá quý SJC Hà Nội, địa chỉ 27B Phan Đình Phùng để bán vàng song lại bị từ chối...
Theo phản ánh của nhiều khách hàng, đối với vàng miếng nhãn hiệu SJC nếu không có hóa đơn sẽ không bán được tại cửa hàng này. Nguyên nhân mà nhân viên tại đây đưa ra là theo chủ trương của Công ty, khoảng 1 tuần nay, cửa hàng chỉ mua vàng miếng hiệu SJC khi khách hàng xuất trình được đầy đủ hóa đơn. Điều này khiến nhiều người dân bức xúc vì từ trước đến nay việc bán vàng không cần thiết phải có loại giấy tờ này.
Muốn bán vàng miếng phải có hóa đơn?!
Ông Trần Văn Trung ở phố Văn Cao, quận Ba Đình - một người bị từ chối mua vàng bày tỏ sự bất bình: "Tôi đã hỏi chủ trương mua vàng phải có hóa đơn là của ai và dựa trên văn bản nào thì nhân viên ở đây... tắc tị. Tôi nghĩ, vàng của họ sản xuất ra mà còn bị hắt hủi thì không biết vàng của đơn vị khác sẽ bị đối xử như thế nào. Theo tôi, tờ hóa đơn chỉ là cái cớ để họ hạn chế mua vàng của người dân. Điều này là không thể chấp nhận được".
Cũng theo ông Trung, không chỉ vàng không có hóa đơn và đối với những miếng vàng có bao bì dù bị rách chút ít cũng bị từ chối hoặc ép giá. "Họ nói giá sẽ thấp hơn giá niêm yết nếu bao bì đựng vàng bị hết hơi. Thật nực cười hết sức. Người dân chúng tôi khi mua vàng về cất đi, nay giá cao thì bán, biết đâu là hết hơi hay còn hơi. Đúng là kiểu bắt bí người dân".
Trong vai khách hàng muốn bán vàng miếng, PV cũng được nhân viên giao dịch trả lời tương tự. Theo thông tin từ những khách hàng thường xuyên giao dịch tại trung tâm này thì đây là hiện tượng bất thường và việc làm này không ngoài mục đích hạn chế mua vào khi giá vàng đột ngột tăng cao, mà người chịu thiệt thòi không ai khác chính là khách hàng....
Thông tin chi tiết về vấn đề này sẽ được chúng tôi cập nhật, đăng tải trên Báo ANTĐ số ra ngày 20-9 và trên www.anninhthudo.vn. Mời bạn đọc chú ý theo dõi..
Theo ANTD
Thủ tướng cho phép NHNN can thiệp thị trường vàng lúc cần Theo Quyết định của Thủ tướng, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng nhà nước mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối Nhà nước. Vàng SJC được chọn là thương hiệu vàng quốc gia. Thủ...