Hàng xóm khiến chúng tôi liên tục nổi cáu
Vợ chồng tôi có căn chung cư nhỏ ở tầng 9, do là căn góc nên nhà tôi khá thoáng mát, cả ngày có khi không phải bật quạt và điện.
Đó là ưu điểm nhưng ngược lại cũng có nhược điểm là độ vang về tiếng ồn nghe thấy rất rõ; chúng tôi lại gặp chính vấn đề đó. Vợ chồng anh chị tầng trên có hai đứa con trai khá quậy, gia đình đó cho con cái sinh hoạt rất trễ. Nhà chúng tôi có con nhỏ, bé ngủ khá sớm và vợ chồng cũng cần yên tĩnh để nghỉ ngơi sau những giờ làm vất vả. Thế mà gia đình anh chị hôm nào cũng gây ồn, trẻ con kéo bàn ghế tới tận 10-11h khuya.
Chúng tôi đã lên nói chuyện nhiều lần nhưng được đáp trả bằng những lời vô học (nhìn người như vậy tôi không thể tin họ không có chút văn hóa nào). Chồng tôi vốn nóng tính, anh làm nhiều cách như lấy đồ dội ngược lên nhà trên, họ giữ im lặng được vài bữa rồi lại tiếp tục ồn ào. Chồng tôi nổi cáu, lên nói chuyện thì họ xấc xược, xém nữa đánh nhau nếu không có người can. Sau hôm ấy, họ giữ im lặng được mấy hôm rồi đâu lại vào đấy; không hiểu vì sao họ kỳ cục vậy nữa. Bây giờ, mỗi lần họ ồn ào, chúng tôi phải nhờ tới bảo vệ chung cư và ban quản lý ra nói chuyện; nhưng rồi tình hình lại như cũ, không được khắc phục mấy. Chúng tôi nói miết, chán tới nỗi không buồn nói nữa, phải làm sao khi ở nhà mình mà sự thoải mái không có?
Sống trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng cứ dòm sang nhà hàng xóm thì chỉ có thất vọng
Mỗi khi hôn nhân gặp sóng gió, nếu ai cũng nghĩ được rằng "cuộc đời này, có người chịu lấy mình và yêu thương mình thế này là tốt lắm rồi, có biết bao nhiêu tính xấu của mình mà vợ/chồng đã đón nhận, sao mình chưa ghi nhận điều đó mà còn lắm cầu mong?" Thì sẽ không có những cuộc chia ly trong sầu hận.
Vợ chồng chị Lê Thảo (Hà Nội) cưới nhau đã 8 năm, đã có 2 con nhưng ngày càng có nhiều mâu thuẫn, bất đồng quan điểm và... cãi nhau.
Video đang HOT
Chị Thảo đang chăm con nhỏ nên kinh tế gia đình chủ yếu nhờ chồng. Tính chị hiền lành, sống đơn giản, thoải mái trong khi chồng chị khá cầu toàn, kỹ tính. Vì vậy mà hay cãi nhau, mỗi khi cãi nhau chị chỉ biết khóc chứ chả nói được lý lẽ với chồng.
Chồng chị Thảo thì nóng tính và hay lôi chuyện từ đời nảo đời nào mà chị cũng không nhớ nữa để hành vợ thêm, thậm chí lôi cả những người khác vào cuộc. Anh có tật hay săm soi vợ, rồi "ghim" tất cả mọi chuyện xấu lại để có cơ hội là tuôn ra mắng chửi vợ nhằm giành thế thắng. Tính nết anh cũng thất thường, vui buồn thay đổi không biết đâu mà lường, khiến chị Thảo luôn ở trạng thái bất an.
Nhiều lúc chị Thảo nhìn xung quanh thấy cuộc hôn nhân của mình sao nhiều cãi vã, mâu thuẫn - trong khi hôn nhân của bạn bè, chị em xung quanh, anh em họ h ng thì êm đềm, chồng biết chiều vợ, nhịn vợ thế... Càng so sánh chồng mình với chồng người chị càng trách mình không biết lựa chọn để lấy phải người khó tính, khó chiều, phải nghỉ việc ở nhà chăm con và luôn bị săm soi, bắt bẻ.
Cuộc hôn nhân sao nhiều cãi vã... Ảnh minh họa.
Chị Thảo gặp Chuyên gia tư vấn Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình Nguyễn Đức Quỳnh và chia sẻ về bế tắc của cuộc hôn nhân của mình. Chuyên gia Nguyễn Đức Quỳnh khuyên rằng: "Không có cuộc hôn nhân nào hoàn mỹ và trọn vẹn. Chồng chị Thảo có lẽ do áp lực mưu sinh cho cả nhà nên tính nết, cảm xúc mới "sớm nắng chiều mưa" như vậy? Việc của chị Thảo giờ là tìm cách để hiểu chồng hơn và giảm dần những cảm xúc thất thường của chồng".
Không chỉ chị Thảo mà nhiều phụ nữ khác, và cả nhiều đàn ông khác cũng mắc bệnh "sống trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng cứ dòm sang nhà hàng xóm, dõi theo những đồng nghiệp, nhìn vào cuộc sống gia đình của bạn bè... để so sánh vợ/chồng mình với vợ/chồng họ".
Nếu thấy vợ/chồng mình tốt đẹp thì xem là mặc nhiên. Còn những gì chưa tốt, chưa hay, chưa ổn, ta lại thấy buồn bã, tổn thương với mong cầu: "Giá như vợ/chồng mình cũng được như thế", dẫn tới việc ta không đón nhận và ghi nhận cả những điều tích cực và tốt đẹp nơi vợ/chồng mình, mà chỉ chăm chắm nhìn vào những thiếu sót của vợ/chồng mình.
Thay vì mải mê so sánh vợ/chồng mình với người khác hãy nâng cao kỹ năng ứng xử trong hôn nhân, để vun vén gia đình. Ảnh minh họa.
Thay vì mải mê so sánh vợ/chồng mình với người khác để rồi rơi vào mê cung buồn tủi thì hãy tự nâng cao kiến thức hôn nhân qua các lớp học hôn nhân gia đình, hay các chương trình livetream dạy các kỹ năng ứng xử trong hôn nhân, để hài lòng bản thân và vun vén gia đình. Những chương trình này sẽ dạy các bạn lắng lòng kết nối với bên trong của chính mình, sẽ nhận ra những điều ta chưa hài lòng, chưa thấy ổn thỏa nơi vợ/chồng mình đều xuất phát từ những điều bất ổn và tổn thương nơi chính mình.
Sự mong cầu, kỳ vọng quá nhiều vào vợ/chồng là do trong ta chưa đủ đầy, nhiều trống rỗng nên ta cứ mong cho người kia đổ đầy vào những điều ta thiếu hụt. Nhưng... sự thật là không ai có thể "làm đầy" ta ngoài chính ta.
Nhiều lúc các bạn sẽ nghĩ: "Giá như vợ/chồng mình thấu hiểu, cảm thông và kết nối với mình nhiều hơn...", nhưng đó chính là do mình đang bất ổn, chính mình đang không thấu hiểu, đón nhận và kết nối được với chính mình, thế nên mình mới quay ra kỳ vọng và chờ mong điều đó ở người khác.
Vì thế các bạn hãy quay về với chính mình - giành chiến thắng trong cuộc chiến với chính mình, và rồi bạn sẽ "thắng" tất cả. Bạn hãy nghĩ vui rằng, ở cuộc đời này "có người chịu lấy mình và yêu thương mình thế này là tốt lắm rồi, có biết bao nhiêu tính xấu của mình mà vợ/chồng mình đã đón nhận, sao mình chưa ghi nhận điều đó mà còn lắm cầu mong?".
Bài học rút ra là "đừng đòi hỏi bên ngoài, đừng đòi hỏi nơi vợ/chồng mình". Tất cả mọi thứ mình thấy bất ổn đều từ mình mà ra, và mọi cuộc chiến vợ chồng xảy ra đều bởi do cuộc chiến của mỗi người với bản ngã của mình đã thất bại.
Nghe ông chủ 'rót mật', gái ngoan ngậm ngùi 'ôm trái đắng' Có một hôm chẳng nhân dịp gì ông chủ cũng bảo tôi mang sổ sách cho ông kiểm tra, khi lên phòng làm việc của ông, tôi chờ mãi không thấy ông xem sổ sách mà âu yếm nhìn tôi rồi lại cho tôi tiền, với lí do ông vừa kí được hợp đồng hời với đối tác, trong đó có sự đóng...