Hãng xe Trung Quốc ra mắt robotaxi giá rẻ
Baidu, công ty internet lớn nhất quốc gia Đông Á, giới thiệu mẫu xe điện tự động Apollo Moon cùng phát triển với tập đoàn đồng hương BAIC.
Sản phẩm mới được Baidu ra mắt hôm 17/6. Kế hoạch của ông lớn công nghệ này là khai thác một đội xe tự lái thuộc dịch vụ gọi xe với 1.000 chiếc trong ba năm.
Apollo Moon là mẫu robotaxi kết nối 5G phát triển dựa trên dòng xe thuộc thương hiệu xe điện Arcfox của BAIC. Apollo Moon trang bị công nghệ lái tự động từ chi nhánh con Apollo của Baidu.
Robotaxi Apollo Moon với công nghệ lái tự động cấp độ 4. Ảnh: Baidu
Video đang HOT
Một lợi thế lớn là chi phí sản xuất của Apollo Moon chỉ 75.000 USD mỗi xe, hoặc chỉ bằng 33% so với chi phí cần có để sản xuất một chiếc xe với công nghệ lái tự động cấp độ 4. Chi phí thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thương mại hóa.
Dịch vụ gọi xe sử dụng Apollo Moon sẽ hoạt động tại những thành phố lớn trong khoảng ba năm tới. Thực tế, Apollo đã ra mắt dòng taxi không tài xế tại những thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh và một số nơi khác.
Baidu cũng đã hợp tác với nhiều hãng xe và nhà sản xuất chip cho dự án Apollo – đơn vị thành lập năm 2017 – và bắt tay với BAIC từ lúc bắt đầu. Baidu có kế hoạch ra mắt thương hiệu xe điện với sự hỗ trợ của hãng xe đồng hương khác là Geely.
Hãng xe Trung Quốc xây nhà máy ôtô ở Đông Nam Á
Great Wall Motors chi 704,66 triệu USD để nâng cấp công nghệ cho nhà máy mua lại từ General Motors, nhà máy khánh thành từ ngày 9/6.
Theo Bangkok Post , hãng xe Trung Quốc Great Walls Motors (GWM) chỉ mất 7 tháng để tu sửa và nâng cấp nhà máy trước khi đi vào sản xuất. Cơ sở này trước đây thuộc sở hữu của General Motors trước khi Chevrolet rời bỏ Đông Nam Á và bán lại nhà máy cho GWM.
Nhà máy Rayong của Great Wall Motors tại Thái Lan. Ảnh: BangkokPost
GWM chi 704,66 triệu USD để nâng cấp nhà máy Rayong và đưa vào các công nghệ hiện đại từ Trung Quốc sang. Hãng chưa xác nhận nhà máy Rayong có lắp ráp xe điện hay không, mặc dù GWM đã thông báo hồi tháng 3 sẽ triển khai dây chuyền lắp ráp ôtô điện ở Thái Lan trong năm 2023.
"Nhà máy Rayong sẽ có công suất sản xuất 80.000 chiếc mỗi năm, chủ yếu xe tay lái nghịch cho khu vực Động Nam Á", đại diện GWM cho biết. Sau khi đi vào sản xuất, khoảng 60% sản lượng của Great Wall Motors sẽ dành cho thị trường Thái Lan, 40% còn lại dành cho xuất khẩu sang các nước ASEAN (thị trường ôtô tay lái nghịch) và Australia.
Thời gian đầu, nhà máy Rayong sẽ sản xuất mẫu xe đa dụng Haval. Theo giới truyền thông Thái Lan, mẫu xe mà GWM xuất xưởng là Haval H6 Hybrid.
Nhà máy Royong đánh dấu cột mốc mới của công ty trong việc giúp thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan và tạo công ăn việc làm cho người dân nước này. Nhà máy GWM cũng đóng vai trò trong việc tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ôtô Thái Lan tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế, đặc biệt là trong phân khúc xe điện, theo GMW.
Haval H6 giới thiệu tại triển lam ôtô Thái Lan. Ảnh: Paultan
Uỷ ban phương tiện thế hệ mới quốc gia Thái Lan đặt mục tiêu đến 2030 số xe sản xuất trong nước là xe điện.
Maxus MIFA - MPV thông minh mạnh như siêu xe Mẫu concept được Maxus, thương hiệu con của SAIC giới thiệu tại triển lãm ôtô Thượng Hải hồi tháng 4 sẽ được sản xuất vào tháng 11 tới. Cũng theo hãng xe Trung Quốc, MIFA concept kết hợp thiết kế "khoang tàu vũ trụ" với "sự mê hoặc của phương Đông". Dải đèn kéo dài hết chiều ngang đầu xe, trong khi đèn...