Hãng xe điện Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm mã nguồn
Hãng xe điện Xpeng Motors bị cáo buộc “đạo nhái” xe điện của Tesla từ thiết kế bên ngoài cho đến phần mềm hệ điều hành bên trong.
Mẫu xe điện được chờ đợi của Xpeng
CNBC đưa tin ngày 27/7, hãng xe điện Mỹ Tesla đang tiếp tục theo đuổi hành động pháp lý chống lại công ty xe điện Xpeng của Trung Quốc, với tuyên bố rằng công ty này đã đánh cắp và đang sử dụng mã nguồn hệ thống hỗ trợ lái xe (autopilot) mà không được Tesla cho phép.
Theo Tesla, kỹ sư người gốc Hoa tên là Guangzhi Cao đã tải mã nguồn của hệ thống hỗ trợ lái xe (autopilot) của Tesla về thiết bị cá nhân của mình một cách bất hợp pháp trong giai đoạn đảm nhận vị trí tại công ty.
Xpeng Motors là một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc, được ví von như “Tesla châu Á” khi trình làng những mẫu xe điện có kiểu dáng và thiết kế khá giống các xe Tesla.
Video đang HOT
Mới đây, Xpeng Motors đã huy động được 500 triệu USD vốn tài trợ mới từ một loạt các nhà đầu tư lớn bao gồm Aspex, Coatue, Hillhouse Capital và Sequoia Capital China…
Nhiều chuyên gia cho rằng xe điện Xpeng giống với xe điện Tesla
Vào tháng 11/2019, Xpeng kêu gọi được khoản tài trợ 400 triệu USD từ một loạt các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi. Đến nay, Xpeng đã nhận được tổng tài trợ trị giá 1,7 tỷ USD.
Xpeng gần đây đã bắt đầu giao hàng mẫu xe điện P7 được chờ đợi từ lâu tại Trung Quốc và hiện đang bán mẫu xe P7 cùng với chiếc SUV G3.
Lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, doanh số bán xe năng lượng mới (NEV) giảm 33,1% trong nửa đầu năm 2020, dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tiết lộ.
Tesla vượt Toyota, chính thức trở thành doanh nghiệp ô tô lớn nhất thế giới
Hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk đã chính thức thiết lập dấu mốc lịch sử khi trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa, hiện ở mức 205 tỷ USD.
Toyota đã phải nhường ngôi vương, đứng ở vị trí thứ 2, với giá trị vốn hóa thị trường là 200 tỷ USD.
Diễn biến mới này chứng tỏ sự kỳ vọng rất lớn mà giới đầu tư dành cho Tesla, dù các báo cáo tài chính cho thấy, công ty chưa bao giờ có lãi. Giá cổ phiếu của Tesla đã tăng gấp 5 lần trong 12 tháng qua, từ mức 230 USD lên đến 1.100 USD/cổ phiếu, do giới đầu tư tiếp tục tích trữ cổ phiếu của hãng.
Đây thực sự là một bước ngoặt lớn, nhất là khi nhìn lại thời điểm tháng 11/2018, CEO Elon Musk đã phải thừa nhận rằng thương hiệu Tesla sắp "chết", công ty đứng trên bờ vực phá sản vì khủng hoảng tài chính đến mức hết sạch tiền khi sản xuất dòng xe Model 3.
Tuy nhiên, theo công ty nghiên cứu tài chính Sentieo, nếu tính cả khoản nợ, Toyota vẫn có giá trị cao hơn ở mức 284 tỷ USD so với giá trị doanh nghiệp 207 tỷ USD của Tesla.
Để hình dung rõ hơn, cổ phiếu của Toyota giao dịch với bội số định giá doanh nghiệp cao gấp 16 lần thu nhập của hãng, trong khi tỉ lệ này của Tesla lên tới 220 lần. Đây là con số cao hơn tất cả các hãng xe và cao gần gấp đôi bôi số định giá doanh nghiệp của các "đại gia" công nghệ như Amazon, theo Financial Times.
Bản thân các nhà phân tích cũng đang gặp khó khăn bởi sự tăng trưởng chóng mặt của cổ phiếu Tesla, mặc dù hãng xe này mới chỉ sản xuất 500.000 chiếc trong năm nay và hầu như chưa tạo ra lợi nhuận. Chính Elon Musk thậm chí đã phải thừa nhận rằng, giá cổ phiếu của Tesla ở mức 775 USD hồi tháng trước là "quá cao".
Nếu Tesla hòa vốn trong quý 2 năm nay, đây sẽ là lần đầu tiên hãng xe Mỹ chìm sâu trong tình trạng ảm đạm 4 quý liên tiếp.
Đối với các hãng ô tô truyền thống, giá trị cổ phiếu đã giảm đáng kể do hoạt động kinh doanh bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19. Cổ phiếu của Toyota đã giảm hơn 12% kể từ hồi tháng 2, sau khi hãng buộc phải tạm đóng cửa các nhà máy sản xuất và các showroom trên toàn cầu để phòng chống lây lan dịch bệnh.
Hồi tháng trước, tập đoàn ô tô lớn nhất Nhật Bản đã dự báo lợi nhuận kinh doanh của hãng trong tài khóa 2020-2021 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021) có thể sẽ giảm tới 80%, đồng thời dự đoán doanh thu bán ô tô trong tài khóa hiện nay sẽ giảm 19,8% xuống còn 24.000 tỷ Yên. Toyota thừa nhận tác động của cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của hãng là rất nặng nề. Tuy nhiên, Toyota vẫn lạc quan rằng, thị trường ôtô toàn cầu nói chung và hãng nói riêng sẽ dần phục hồi và có lãi sau khi bước qua thời điểm "chạm đáy" này.
Cho đến nay, các nhà phân tích tài chính dự đoán doanh số ô tô toàn cầu sẽ giảm 15% trong những tháng còn lại của năm 2020. Trong bối cảnh nhu cầu về xe điện tiếp tục gia tăng, ngoài ra có sự hỗ trợ từ các quy định môi trường chặt chẽ ở 2 thị trường lớn là châu Âu và Trung Quốc, Tesla hy vọng doanh số của hãng sẽ tiếp tục tăng dù ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm hơn
Bất chấp dịch bệnh, Tesla vẫn xuất xưởng hơn 90.000 xe trong quý II/2020 Dịch bệnh do Covid-19 dường như không ảnh hưởng nhiều đến Tesla, khi hãng xe điện này vẫn xuất xưởng được 90.650 xe, cao hơn nhiều so với mức dự đoán trước đó. Tesla cho biết hãng đã xuất xưởng được tổng cộng 90.650 xe trong 3 tháng thuộc quý II/2020, bất chấp việc Tesla đã phải đóng cửa một nhà máy của...