Hãng xe ‘chạy nước rút’, thị trường ô tô Việt ‘nóng’ trở lại
Hàng loạt xe mới ra mắt trong bối cảnh nhu cầu khách hàng tăng cao, thị trường ô tô Việt Nam bắt đầu “ nóng” trở lại và sẵn sàng cho mùa cao điểm mua sắm cuối năm 2018.
Nhiều mẫu xe mới tung ra thị trường trong bối cảnh nhu cầu khách hàng tăng cao.
Xe ồ ạt ra mắt, thị trường tăng tốc
Do ảnh hưởng từ Nghị định 116, thị trường ô tô Việt Nam 8 tháng đầu năm 2018 khá ảm đạm và im ắng. Những mẫu xe nhập khẩu “gắng gượng” vào thời điểm cuối quý I và đầu quý II, đến giữa 2018 đã nối đuôi nhau rơi vào cảnh khan hàng và dần vắng bóng. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước tưởng như “cá gặp nước” thì lại vướng tình cảnh hụt nguồn cung do thiếu lịnh kiện hoặc nhà máy không sản xuất kịp hàng giao khách. Chính những khó khăn không lường trước khiến thị trường bất ổn định và liên tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái.Mặc dù vậy, đến giai đoạn cuối quý III.2018, những nút thắt về chính sách được tháo gỡ, các hãng xe bắt đầu “chạy nước rút” khi ồ ạt đưa xe trở lại thị trường. Theo thống kê sơ bộ, chỉ trong hai tháng (từ khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9.2018), thị trường ô tô Việt Nam chào đón sự xuất hiện của hơn 10 mẫu xe mới hoặc phiên bản nâng cấp. Trong đó, hầu hết là xe nhập khẩu từ các thị trường nội khối ASEAN. Cùng với sự đa dạng mẫu mã, giai đoạn này xe lắp ráp cũng giải quyết được phần nào nguồn hàng.
Thị trường ô tô VN bắt khởi sắc trở lại khi xe nhập khẩu ồ ạt thông quanXe về nhiều kết hợp với nhu cầu tăng cao của khách hàng giúp thị trường ô tô VN tháng 9.2018 đã bắt đầu khởi sắc và tăng trưởng trở lại khi đạt mức tăng trưởng cao. Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9 vừa qua doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 25.351 xe, tăng 24% so với tháng 8 trước đó và tăng 19% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xét ở phân khúc xe du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống, sự khởi sắc đến từ cả xe nhập khẩu nguyên chiếc và xe lắp ráp. Cụ thể, tháng vừa qua xe nhập khẩu đạt 8.026 xe, tăng 42% so với tháng trước, trong khi đó lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước đạt 17.325 xe, tăng 16%.Dù tính cộng dồn 9 tháng đầu năm 2018, doanh số bán hàng tổng của toàn thị trường Việt vẫn giảm 2% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên với sự phục hồi này, cộng với sự xuất hiện của hàng loạt xe mới, 3 tháng còn lại của Quý IV hứa hẹn mang đến sự bùng nổ doanh số.
Sự xuất hiện của Toyota Wigo và Honda Brio hứa hẹn chấm dứt sự độc tôn của xe Hàn ở phân khúc hatchback cỡ nhỏỞ phân khúc xe hatchback cỡ nhỏ, thế “song mã” giữa hai mẫu xe Hàn Quốc là Hyundai Grand i10 và Kia Morning nhiều khả năng sẽ bị phá bỏ khi tháng 9, Toyota Việt Nam chính thức tung mẫu xe chiến lược Wigo. Bên cạnh giá bán cạnh tranh, “tân binh” nhập khẩu từ Indonesia với lợi thế thương hiệu hứa hẹn thiết lập nên cuộc đua mới. Đó là chưa kể, phân khúc này vẫn còn đó Chevrolet Spark, Suzuki Celerio và mới nhất là Honda Brio – mẫu xe khá tiềm năng vừa được Honda Việt Nam ra mắt tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2018. Có thể nói, sự “tham chiến” của Toyota và Honda hứa hẹn khiến phân khúc hatchback cỡ nhỏ trở nên cạnh tranh hơn. Bởi tại Việt Nam, cả 2 thương hiệu đến từ Nhật Bản vốn dĩ đã tạo dựng được vị thế và hoàn toàn có đủ cơ sở để thâm nhập vào mãnh đất đầy tiềm năng này.Tương tự hatchback cỡ nhỏ, phân khúc SUV đô thị cũng chứng kiến cục diện mới. Vị thế độc tôn của Ford Ecosport đã bắt đầu bị đe dọa bởi sự xuất hiện của hai mẫu xe mới Hyundai Kona và Honda HR-V. Đáng chú ý, Hyundai Kona ngay trong tháng đầu tiên (bán ra từ cuối tháng 8.2018) đã đạt doanh số tháng gần ngang ngửa đối thủ Ford Ecosport. Trong khi, Honda HR-V với cái mác xe duy nhất trong phân khúc nhập khẩu từ Thái Lan cũng hứa hẹn trở thành “kẻ ngáng đường” mới. Như vậy, tính sơ bộ, hiện tại “chiến địa” SUV đô thị đã có sự góp mặt của ít nhất 5 anh tài. Bởi ngoài 3 mẫu xe vừa kể trên còn có thêm Suzuki Vitara và Ssangyong Tivoli. Trừ Honda HR-V, 4 mẫu xe còn lại đều có giá bán khá hấp dẫn, trong khoảng trên dưới 600 triệu đồng tùy phiên bản.
Video đang HOT
Phân khúc SUV đô thị cũng ‘nóng’ lên với sự xuất hiện của Hyundai Kona và Honda HR-VMPV 7 chỗ cũng là phân khúc xe chứng kiến nhiều xáo trộn khi vừa đón thêm 3 “tân binh” trong 2 tháng vừa qua. Đầu tiên là mẫu MPV lai crossover khá lạ Mitsubishi Xpander. Mẫu xe được xem là “cứu cánh” của Mitsubishi tại Việt Nam ra mắt từ tháng 8.2018 và lập tức thu hút sự quan tâm của khách hàng với gần 5.000 đơn đặt hàng tính đến thời điểm hiện tại. Tiếp đó là màn “chào sân” của bộ đôi nhà Toyota gồm Rush và Avanza (nhập khẩu nguyên chiếc). Nếu Rush cạnh tranh trực tiếp cùng Xpander thì Avanza sẽ là mẫu MPV cỡ nhỏ, nằm dưới “đàn anh” Innova, cạnh tranh với những mẫu MPV 7 chỗ khác như Suzuki Ertiga hay Kia Rondo.Có thể nói, sự xuất hiện cùng lúc của 3 mẫu xe mới khiến sự cạnh tranh ở phân khúc MPV trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Ngoại trừ Innova gần như “độc cô cầu bại” vì không có đối thủ trong tầm giá từ 750-900 triệu đồng, thì ở cuộc chiến của những mẫu xe gia đình cỡ nhỏ (tầm giá khoảng 700 triệu đồng) lại chật chội và gay gắt hơn. Trước đây, Rondo do không nhiều đối thủ cạnh tranh nên mỗi tháng cũng đều đặn bán ra trung bình hơn 100 xe. Trong khi Ertiga ế ẩm hơn khi tính tổng doanh số 9 tháng đầu năm, chỉ 25 xe đến tay khách hàng. Nói như vậy để thấy, trong thời gian tới, hai mẫu xe này sẽ còn gặp khó khăn hơn nhiều khi có sự tham chiến của những mẫu xe mới đang hút khách như Xpander hay đặc biệt là bộ đôi nhà Toyota – Rush và Avanza.
Phân khúc MPV 7 chỗ đón thêm 3 tân binh chỉ trong chưa đầy 2 thángPhân khúc SUV 7 chỗ cũng hứa hẹn sôi động trở lại sau khoảng thời gian dài im ắng, khi đồng loạt chào đón sự trở lại của nhiều mẫu xe nhập khẩu từ ASEAN. Trong đó, đáng chú ý là sự trở lại của bộ ba Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport và Ford Everest phiên bản nâng cấp. Bên cạnh đó, sự chú ý cũng đổ dồn về hai “tân binh” Chevrolet Trailblazer và Nissan Terra. Ngoài những cái tên nổi bật kể trên, phân khúc SUV 7 chỗ vẫn còn Kia Sorento và Isuzu mu-X (mẫu xe cũng vừa giới thiệu phiên bản nâng cấp). Tính sơ bộ, phân khúc này hiện có không dưới 7 mẫu xe tham chiến.Một diễn biến khác, phân khúc xe bán tải cũng bắt đầu “nóng” khi tất cả những mẫu xe nhập Thái Lan đồng loạt trở lại thị trường sau khi hoàn tất các thủ tục về chính sách. Toyota Hilux có phiên bản nâng cấp mới. Trong khi đó, Ranger cũng đã thông quan, đồng thời có thêm phiên bản Ranger Raptor hầm hố dành cho khách hàng đam mê off-road. Trước đó, Mazda BT-50 và Isuzu D-Max cũng trở lại với phiên bản cải tiến mới, còn Chevrolet Colorado vẫn đang cho thấy sức hút với doanh số đều đặn gần 300 xe mỗi tháng. Trở lại Việt Nam sau khi đáp ứng quy định nhập khẩu, các mẫu SUV 7 chỗ cỡ trung đều được nhà sản xuất cải tiến thiết kế, tính năng, hạ giá bán… nhằm chinh phục khách hàng, khiến cuộc cạnh tranh ở phân khúc này ngày càng kịch tính.Trong khi đó, với sự xuất hiện của Hyundai Accent thế hệ mới, phân khúc sedan hạng B cũng đang cạnh tranh gay gắt hơn. Mẫu xe Hàn Quốc bán ra từ tháng 4.2018 và luôn đạt doanh số trên 1.000 xe/tháng, vượt mặt Honda City và liên tục bám sát Toyota Vios. Sức hút của 3 mẫu xe dẫn đầu ảnh hưởng không nhỏ đến các đối thủ còn lại như Nissan Sunny, Chevrolet Aveo, Mazda2, Mitsubishi Attrage, Ford Fiesta. Chính vì vậy, để duy trì doanh số, không ít hãng xe phải liên tục tung các chương trình khuyến mại, giảm giá hoặc ra mắt thêm các phiên bản giá rẻ hơn, cắt bớt trang bị.Nhìn chung, khi các doanh nghiệp bắt đầu tháo gỡ được những nút thắt từ Nghị định 116, sự xuất hiện ồ ạt của những mẫu xe mới là điều không bất ngờ. Thị trường ô tô Việt Nam bước vào mùa mua sắm cuối năm 2018 sẽ bùng nổ và cạnh tranh hơn khi các phân khúc đều có thêm nhiều mẫu mã. Mặc dù vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia, dù xe nhiều và đa dạng hơn nhưng với sự dồn nén khá lâu, nhu cầu mua xe dịp cuối năm tăng cao, khách hàng dù có nhiều chọn lựa nhưng khó sở hữu xe với giá “mềm”, đặc biệt là những mẫu xe hút khách.
Đình Tuyên
Theo TNO
Hết tháng 9, người Việt tiêu thụ ô tô nhiều nhất ở phân khúc xe nào?
2018 đã đi được 2/3 quãng đường và cũng tương tự năm ngoái, sedan cùng SUV vẫn là 2 phân khúc xe được người dùng Việt ưa chuộng nhất.
Dựa vào báo cáo doanh số hàng tháng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), qua thống kê 9 tháng đầu năm, có thể thấy phân khúc được người Việt tiêu thụ nhiều nhất vẫn là sedan với số lượng 66.683 chiếc. Đứng ở vị trí thứ 2 là dòng SUV với 19.325 xe bán ra và thứ 3 là MPV với số xe đến tay khách hàng đạt 14.304 chiếc.
Thống kê theo báo cáo doanh số bán hàng tháng 1-9 của VAMA (đơn vị: chiếc)
Như vậy, cũng giống như năm ngoái, xu thế năm nay của người tiêu dùng Việt vẫn xoay quanh phân khúc sedan là chủ yếu do nhu cầu sở hữu một chiếc xe 4 chỗ trong đô thị vẫn lớn hơn các mẫu xe 5 chỗ, 7 chỗ ở phân khúc khác. Trong số những mẫu sedan hiện đang được bày bán tại Việt Nam có một số cái tên nổi bật hẳn lên như Toyota Vios và đối thủ nặng ký Hyundai Grand i10 nằm ở phân khúc sedan hạng B. Toyota Vios và Hyundai Grand i10 vẫn thường xuyên thay nhau dẫn đầu danh sách top 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường Việt hàng tháng.
Vậy tại sao trong khi SUV đang là xu thế đi lên của thế giới thì người Việt vẫn trung thành với sedan truyền thống? Lý giải về hiện tượng này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một lượng lớn người tiêu dùng Việt có nhu cầu mua sedan để phục vụ cho mục đích kinh doanh, chạy dịch vụ. Bên cạnh đó, những đối tượng tìm đến sedan với mục đích phục vụ nhu cầu cá nhân thường là các gia đình trẻ, không thiết tha nhiều lắm với 7 chỗ ngồi trên xe SUV. Họ lựa chọn sedan với mục đích có thể dễ dàng di chuyển đô thị đồng thời không có nhu cầu đi xa mấy nên cốp để đồ phía sau chẳng cần thiết phải rộng. Đặc biệt, đối với người Việt, những chiếc sedan vẫn luôn là một biểu tượng của sự sang trọng, thời thượng theo như định kiến từ ngày xưa.
Ra mắt hồi đầu tháng 8, Toyota Vios thế hệ mới nhanh chóng lấy lại vị trí dẫn đầu phân khúc hạng B từ Hyundai Grand i10
Sau sedan, phân khúc SUV vẫn luôn là sự lựa chọn đứng thứ 2 của người tiêu dùng Việt với lý do rất đơn giản: không gian rộng rãi bao bọc trong vẻ ngoài cứng cáp, hầm hố. Thường thường, đối với những người có gia đình từ 5 người trở lên, các mẫu SUV 7 chỗ hoặc 5 2 là một sự lựa chọn tuyệt hảo với cốp để đồ rộng rãi, thoải mái cho những chuyến đi chơi xa. Thêm vào đó, xe SUV ngày càng hiện đại, được trang bị nhiều công nghệ an toàn, động cơ mạnh mẽ và đặc biệt có khung gầm cao ráo, đem lại khả năng lội nước tốt hơn những mẫu sedan trong mùa mưa ở nước ta.
Dựa vào bảng thống kê từ tháng 1-9/2018 phía trên, có thể thấy phân khúc SUV có doanh số ổn định, loanh quanh ở con số 2.000 xe mỗi tháng. Tuy nhiên, đến tháng 9, phân khúc này bất chợt bùng nổ với 4.085 xe. Lý giải về hiện tượng này, chúng ta không thể không nhắc đến pha bật xa đầy ấn tượng của dòng SU 7 chỗ Ford Everest khi mới bán ra tháng đầu đã đạt doanh số 541 xe, chiếm 13,2% tổng doanh số phân khúc.
Ford Everest mới hiện cũng đang là một sự lựa chọn thú vị ở phân khúc SUV 7 chỗ
Tuy nhiên, kẻ dẫn đầu trong phân khúc SUV tại Việt Nam lại một lần nữa đến từ thương hiệu "thiện lành" Toyota, đó là hàng "hot" Fortuner với số xe bán ra tháng 9/2018 đạt 1.165 chiếc, chiếm 28,5% thị phần. Đây cũng là mẫu xe thường xuyên nằm trong tình trạng khan hàng khiến người dùng không thể không bỏ thêm tiền mua gói phụ kiện để nhận xe sớm.
Toyota Fortuner với vẻ ngoài khỏe khoắn, lực lưỡng rất được người dùng Việt ưa chuộng
Ngoài ra, còn một cái tên nữa đáng nhắc tới ở phân khúc SUV, đó là Honda CR-V. Đây cũng là mẫu xe luôn nằm trong điểm nóng với hiện tượng "mua bia kèm lạc". Được nhập khẩu chính hãng nguyên chiếc từ Thái Lan, trong tháng 9/2018, đã có 867 xe Honda CR-V tới tay khách hàng Việt, gần bằng Toyota Fortuner. Tuy nhiên, số xe CR-V đặt hàng với nhà máy bên Thái trong năm 2018 của Honda Việt Nam đã hết. Do vậy, trong 3 tháng còn lại của năm, mẫu xe này sẽ dần lui bước khỏi phân khúc SUV. Hiện tại, các đại lý ủy quyền của Honda vẫn còn rải rác một ít số lượng xe cùng màu sắc ngoại thất hạn chế nên nhiều khả năng người dùng Việt sẽ phải bỏ một số tiền lớn để nhận được xe sớm nếu nhắm tới Honda CR-V.
Honda CR-V sẽ là cái tên được săn đón nhiều nhất trong 3 tháng cuối năm
Ngoài sedan và SUV, khi người Việt có nhu cầu mua một mẫu xe rộng rãi hơn SUV, tập trung thuần túy vào nhu cầu phục vụ gia đình hoặc chạy dịch vụ hơn thì MPV đa dụng chính là một sự lựa chọn thích hợp. Hi sinh vẻ ngoài bắt mắt, hấp dẫn, những chiếc MPV thô kệch lại có không gian nội thất vô cùng thoải mái, đặc biệt là ở hàng ghế thứ 3. Khoảng sáng gầm của xe cũng giúp hành khách bên trong lên xuống dễ dàng hơn các mẫu SUV. Đặc biệt, yếu tố quan trọng nhất chính là những chiếc MPV này đa phần đều được trang bị động cơ có dung tích vừa đủ, không quá mạnh mẽ nổi trội nên vô hình chung có mức tiêu thụ thấp hơn các mẫu SUV.
Không khỏe khoắn, cơ bắp như SUV, MPV với không gian nội thất vượt trội là dòng xe thuần túy nhắm vào yếu tố phục vụ gia đình hoặc chạy dịch vụ
Dù không có khả năng chinh phục nhiều địa hình phức tạp như SUV nhưng MPV vẫn trở thành một trong những dòng xe được ựa chuộng nhất ở Việt Nam chỉ sau sedan và SUV. Trên thực tế, trên thị trường, những mẫu xe này đang có xu hướng giảm dần, không còn nhiều sự lựa chọn cho khách hàng như trước đây. Trong số những mẫu xe MPV được phân phối tại thị trường Việt Nam, cái tên nổi trội nhất chính là Toyota Innova vẫn luôn dẫn đầu phân khúc. Theo báo cáo doanh số bán hàng của VAMA tháng 9, Toyota Innova tiếp tục đứng ở vị trí thứ nhất với số xe bán ra là 1.259 chiếc, thứ 2 là Kia Sedona với 124 chiếc và Kia Rondo xếp hạng thứ 3 với 102 xe giao tới tay khách hàng.
Chỉ còn vài tháng nữa là năm 2018 sẽ chính thức khép lại. Dự đoán, trật tự các phân khúc ô tô được người tiêu dùng Việt ưa chuộng nhất từ nay đến hết năm cũng sẽ không có gì thay đổi.
Lâm-chan
Theo Tin xe
Toyota Wigo, thêm kịch tính trong phân khúc xe đô thị cỡ nhỏ Với sự tham gia của Toyota Wigo nhập khẩu nguyên chiếc, thị trường xe cỡ nhỏ hạng A dành cho khách hàng mới và công ty dịch vụ có thêm lựa chọn bên cạnh xe lắp ráp. Toyota Wigo có làm lên chuyện trong phân khúc xe hạng A tại Việt Nam? Phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A từ lâu đã là...