Hàng Vôi
Phố dài 396 mét, đi từ phố Lò Sũ đến phố Ngô Quyền, nối liền với phố Tông Đản.
Đất thôn Trừng Thanh, Kiếm Hồ, tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương cũ. Trước ở sát bờ sông Hồng, có nhiều nhà bán vôi cục. Nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc gọi là phố Hàng Vôi (Rue de la Chaux) (Gồm cả phố Tông Đản bây giờ, đến thời tạm chiếm tách làm hai phố).
So với bản đồ Hà Nội vẽ năm 1831 thì phố này chạy song song, và ở bên ngoài bức tường thành phía đông của tòa thành đất bao bọc Thăng Long. Cuối thế kỷ 19, Pháp cho phá toàn bộ bức tòa thành này, và lập ra phố mới tên là Courbet, tức phố Lý Thái Tổ bây giờ.
Video đang HOT
Hiện nay, ở phố Hàng Vôi còn đền thờ Lê Lợi duy nhất của Hà Nội ở đầu phố, đền được xây khoảng năm 1920.
Phố Tông Đản bây giờ dài 328 mét. Tông Đản là nhân vật khá bí ẩn, hiện nay chỉ biết ông là người đã từng cùng Lý Thường Kiệt đi đánh quân Tống.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Thùng
Phố Hàng Thùng dài 216 mét đi từ đường Trần Quang Khải đến phố Nguyễn Hữu Huân.
Đây nguyên là thôn Sơ Trang và thôn Đông Yên thuộc tổng Tả Túc huyện Thọ Xương. Phố đã thay đổi tên gọi nhiều lần: Rue Foutcheou (phố Phúc Châu), sau họ chia đôi, phần phía đông là phố Rondony và phần phía tây là phố Hàng Thùng (Rue des Seaux). Sở dĩ họ gọi riêng ra như thế vì nửa phố bên ngoài cửa ô Đông Yên giáp Bờ Sông là nơi bán gỗ cây, gỗ phiến cùng với chợ tre nửa ở giáp Hàng Tre, còn đoạn phố bên trong cửa ô có nghề ghép thùng bằng tre, nguyên liệu là tre nứa vầu mua ở dưới bè ngoài sông; Hàng Thùng là tên gọi thông thường cũ của ta.
Tên Hàng Thùng vẫn tồn tại, là vì cho mãi đến những năm ba mươi, ở Hà Nội nhiều nhà không đặt máy nước trong nhà, nước ăn nước rửa đều lấy ở giếng đào trong sân hoặc thuê người lấy ở vòi nước công cộng hay thuê gánh từ sông về; nước sông phải đánh phèn chua mua ở phố Hàng Phèn.
Thùng gánh nước làm bằng tre nứa ghép rồi gắn sơn sống. Về sau người Hà Nội dùng đèn thắp sắng bằng dầu hoả, những thùng sắt tây đựng dầu cũ được đóng đai làm thùng sắt tây bán ở phố Hàng Thiếc. Nghề làm thùng tre không kiếm ăn được, những cửa hàng làm và bán thùng tre ít dần rồi mất hẳn.
Phố Rondony (nửa phía đông Hàng Thùng) từ trước vẫn có nhiều cửa hàng gỗ, nghề này phát triển mạnh và nhà buôn làm giàu nhanh chóng, cửa hàng gỗ lan vào nửa phố phía trong cửa ô. Ngoài gỗ phiến, gỗ tấm người ta làm cả đồ gỗ thành phẩm như giường tủ bàn ghế chạn bát và bán cả áo quan. Người có tiền cải tạo những nhà cổ xây nhà mới cao rộng đẹp hơn.
Sau năm tháng 8 năm 1945, Hàng Thùng gồm cả hai đoạn và có tên là phố Bình Chuẩn; đến năm 1948 trở lại tên cũ là phố Hàng Thùng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Thiếc Phố Hàng Thiếc dài 136 mét, đi từ Hàng Bồ đến Hàng Nón. Đây nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Là một đường phố ở giữa khu phố phường cũ Hà Nội nên còn giữ được một số di tích cũ; đó là đình Đông Thổ (số 2 Hàng Nón) và đình Yên Nội (số nhà 42...