Hàng Việt trong AEC: Người tiêu dùng chỉ chọn khi nó thực sự tốt
Người tiêu dùng chỉ chịu móc túi ra mua hàng Việt khi hài lòng đối với những sản phẩm làm tốt.
Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa là động lực, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Tại ĐBSCL, vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn nhất nước, sự cố gắng vượt qua thách thức đang là mối quan tâm lớn nhất hiện nay.
Theo PGS.TS. Phạm Hữu Hồng Thái, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính-Marketing, thời cơ của các doanh nghiệp ĐBSCL trong bối cảnh Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN là có thể tham gia vào thị trường khu vực và thế giới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; đồng thời có cơ hội đầu tư trực tiếp và các quốc gia trong khu vực một cách thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là những thách thức rất lớn khi hiện quy mô doanh nghiệp ở khu vực này cũng chưa tương xứng với tiềm năng.
Sản phẩm từ gạo của ĐBSCL phần lớn chỉ có nhãn hiệu chứ chưa xây dựng được thương hiệu..
PGS.TS. Phạm Hữu Hồng Thái phân tích: “Thách thức lớn nhất là sẽ đón nhận những luồn đầu tư mới. Đầu tư gián tiếp và trực tiếp. Nước ngoài sẽ đưa vào trong nước một nguồn vốn rất dồi dào. Rồi về công nghệ rất hiện đại. Nguồn nhân lực chất lượng cao. So sánh tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực của các tập đoàn, các công ty đa quốc gia trên thế giới ra sao. Đây là thách thức”.
Thống kê cho thấy hiện nay, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 51.000 doanh nghiệp. Trong đó 95% số doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ. Đặc biệt là năng lực tài chính của doanh nghiệp khu vực này còn hạn chế; trình độ công nghệ chưa có sự cải thiện đáng kể. Vốn đầu tư nước ngoài tại đây cũng chỉ bằng 5% cả nước. Chính vì thế, không chỉ mục tiêu tham gia hội nhập, mở rộng kinh doanh, xuất khẩu mà đồng thời với đó, nhiệm vụ phát triển thị trường trong nước gắn với yêu cầu chất lượng cũng là đòi hỏi hiện nay.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho biết: “Việc có thể thúc đẩy được tiêu thụ hàng sản xuất trong nước phải được tác động từ hai phía. Người tiêu dùng chịu móc túi ra. Nhưng chỉ móc tiền ra khi hài lòng đối với những sản phẩm làm tốt. Nếu không có những nỗ lực đặc biệt thì sẽ rất khó”.
Tham gia sâu, rộng vào thị trường khu vực và thế giới, một trong những vấn đề tiên quyết đặt ra là doanh nghiệp ĐBSCL cần quan tâm tái cơ cấu lại doanh nghiệp và hướng nhiều đến khách hàng để phát triển sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, vấn đề mấu chốt là quyết liệt nâng cao khả năng hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng cường liên kết với doanh nghiệp cùng ngành hàng.
Ông Hồ Việt Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang phân tích, vấn đề đặt ra là phải tạo ra chiến lược mới, sản xuất theo chuỗi và kéo doanh nghiệp vào chuỗi này. Bởi bản thân nông dân không thể giải quyết vấn đề công nghệ mà phải là sự “tiên phong” của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khuyến khích nhiều hơn doanh nghiệp gắn với nông nghiệp, gắn với chuỗi sản xuất.
Theo ông Điệp, trong hội nhập, kinh tế hộ nhỏ lẻ là nguyên nhân chính của việc được mùa mất giá, rối trong sản xuất. Mình cũng phải xác định lại phương châm nền tảng là tổ chức lại sản xuất. Từ đó mới đầu tư được công nghệ cao. Phải lấy thị trường làm tiền đề cho sự phát triển trước, trong và sau khi sản xuất. Do vậy, chỉ có doanh nghiệp, HTX mới lo được đầu vào và đầu ra của thị trường, nhất là vai trò doanh nghiệp.
Tiến trình hội nhập, nhất là bối cảnh Việt Nam chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN thật sự có những cơ hội và thách thức đan xen đối với doanh nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh, sản xuất nông nghiệp phục vụ xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước đứng trước tình trạng không còn chỗ để lùi. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải được đào tạo có bài bản; ưu đãi vốn sản xuất hàng có thương hiệu do thị trường đòi hỏi. Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản có thế mạnh của ĐBSCL cần phải gấp rút tái cơ cấu quyết liệt. Vai trò của nhà nước từ trung ương đến địa phương là cực kỳ quan trọng trong cuộc thay đổi bước ngoặt này./.
Video đang HOT
Theo_VOV
Việt Nam gia nhập AEC: Cửa lớn đã mở, thách thức đã đến
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2015. AEC ra đời mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp các nước ASEAN nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng...
Cơ hội lớn đã mở
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2015. AEC ra đời mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp các nước ASEAN nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng thông qua việc mở ra một thị trường rộng lớn, bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Đây là bước phát triển cao của quá trình hợp tác và hội nhập kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thông tin trên TTXVN, đánh giá cao việc Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC một cách chủ động và tích cực.
Cho tới nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho trên 10.000 dòng thuế xuống mức 0-5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế.
Việt Nam cũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng.
Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khối nhưng Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, khi gia nhập AEC, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những thị trường lớn hơn ngoài ASEAN.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên thông qua kênh này để tiếp cận với những thị trường và đối tác lớn về kinh tế sẽ làm gia tăng lợi ích hơn nữa.
Tuy nhiên, việc giảm thuế nhanh sẽ khiến hàng hóa của các nước ASEAN có độ tương đồng với Việt Nam tràn vào thị trường nội địa.
Đây sẽ là sự cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu các doanh nghiệp không chuẩn bị sẵn sàng thì ngay cả những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như hàng nông sản, hàng tiêu dùng, thậm chí cả thủy, hải sản, dệt may,... sẽ bị sức ép cạnh tranh rất lớn.
Báo Doanh nhân Sài Gòn cũng đưa tin, khi các mục tiêu của AEC được hoàn tất sẽ mang lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế và các DN Việt Nam, đặc biệt là:
Một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho các DN trong khu vực.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: môi trường kinh doanh được mở rộng theo hướng minh bạch và bình đẳng hơn sẽ là điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài, không những từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoài khối, đặc biệt là các nước đối tác thương mại của ASEAN vào Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị khu vực.
Tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam: tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từ các đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực, sẽ buộc các DN Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.
Tạo ra khí thế và động lực cho DN: với tinh thần chuẩn bị cho việc hình thành AEC vào cuối năm 2015 và những trông đợi về một khu vực thị trường chung năng động với nhiều cơ hội mở ra, các DN Việt Nam dường như đã được thức tỉnh để chuẩn bị tư thế và hành trang cho tiến trình hội nhập mạnh mẽ sắp tới.
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập AEC, dệt may sẽ nằm trong top đầu các ngành được hưởng lợi nhiều... (Ảnh minh họa).
Thách thức không hề nhỏ
Báo VOV thông tin, bên cạnh những cơ hội mở rộng, sự phấn khởi, hồ hởi của người dân khi Cộng đồng ASEAN và 1 trong 3 trụ cột là AEC đã chính thức hình thành - mà Việt Nam là 1 trong 10 nước thành viên, thì vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở về những khó khăn, thách thức của nền kinh tế đất nước.
Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng phân tích, nhìn lại quá trình Việt Nam tham gia vào ASEAN đến nay cho thấy, ASEAN chính là cầu nối để Việt Nam hội nhập với thế giới. Trong quá trình đó, Việt Nam vừa đóng góp vào ASEAN về mặt kinh tế, vừa ngày càng phát triển, vươn lên mạnh mẽ.
Việt Nam đã đóng góp rất quan trọng vào tất cả các chương trình phát triển kinh tế của ASEAN, trong đó phải nói đến sáng kiến của Việt Nam về phát triển kinh tế vùng, miền được đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vị trí của các nước nghèo nhất trong khu vực, đây là điều cần phải suy nghĩ: "Chúng ta đang băn khoăn vì vẫn là 1 trong 4 nước nghèo nhất ASEAN. Chúng ta rút ra khỏi nhóm 4 nước nghèo - vẫn thường gọi là V-L-C-M (Việt Nam - Lào - Campuchia- Myanma) được thì sẽ nâng được tầm của Việt Nam lên. Đến bây giờ chúng ta vẫn chưa qua được điều đó. Điều này đặt ra dấu hỏi rất lớn là tất cả mọi người Việt Nam phải làm gì để thoát khỏi cảnh là 1 trong những nước nghèo nhất trong ASEAN".
Các chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong mô hình tăng trưởng cũ và có thể nói là đã tới hạn, dựa quá nhiều vào vốn, lao động giá rẻ, tài nguyên trong nước, do đó chất lượng hàng hóa thấp, mẫu mã chưa đa dạng, giá thành lại cao. Các doanh nghiệp lớn có sức mạnh hơn nhưng vẫn chưa phải là thật tốt, còn dựa vào nhiều yếu tố không mang tính cạnh tranh như cơ chế xin - cho, lợi dụng sự ưu đãi nhất định từ những mối quan hệ nào đó. Khó khăn hơn cả là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ khả năng về vốn, công nghệ, nhân lực, quản lý...
Bối cảnh hội nhập mới đòi hỏi một sự thay đổi kịp thời về cơ chế, chính sách, tiếp tục gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để nền kinh tế Việt Nam dần tiệm cận với các nước hàng đầu trong khu vực.
Theo nhận định của các chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập AEC, dệt may sẽ nằm trong top đầu các ngành được hưởng lợi nhiều vì 60% kim ngạch xuất khẩu của dệt may được xuất vào các nước thành viên AEC, thuế suất xuất khẩu hàng may mặc cũng được đưa về 0%.
Nhưng hiện tại doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập. Nỗi lo thường trực nhất chính là việc bị mất đi các lao động lành nghề, bởi sự cạnh tranh bằng chính sách đãi ngộ lương, thưởng cho người lao động của các đối thủ nước ngoài.
Các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới và nếu các doanh nghiệp không nhanh chóng đưa ra giải pháp, chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những hạn chế trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ nhìn nhận, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn trong mô hình tăng trưởng cũ và có thể nói là đã tới hạn, dựa quá nhiều vào vốn, lao động giá rẻ, tài nguyên trong nước, do đó chất lượng hàng hóa thấp, mẫu mã chưa đa dạng, giá thành lại cao. Các doanh nghiệp lớn có sức mạnh hơn nhưng vẫn chưa phải là thật tốt, còn dựa vào nhiều yếu tố không mang tính cạnh tranh như cơ chế xin - cho, lợi dụng sự ưu đãi nhất định từ những mối quan hệ nào đó. Khó khăn hơn cả là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ khả năng về vốn, công nghệ, nhân lực, quản lý...
Bối cảnh hội nhập mới đòi hỏi một sự thay đổi kịp thời về cơ chế, chính sách, tiếp tục gỡ khó cho doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để nền kinh tế Việt Nam dần tiệm cận với các nước hàng đầu trong khu vực.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng: "Đi đôi với việc tháo gỡ những khó khăn ấy bằng thể chế, chính sách, cơ chế, sự hỗ trợ nào đó, thì cái quan trọng hơn là yêu cầu phải đạt tới chỉ số về môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh của chúng ta đòi hỏi càng ngày phải càng theo kịp các nước hàng đầu trong ASEAN. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, chúng ta phải hết sức ủng hộ doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thì không nên trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước và từ bên ngoài mà phải tự thân mình vươn lên".
Nói đến yếu tố con người là không chỉ nói đến đội ngũ quản lý, mà còn là người lao động nói chung. Lao động Việt Nam đa phần còn yếu về trình độ tay nghề, kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ, trong khi đây lại là những yêu cầu quan trọng khi Việt Nam gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN. Năng suất lao động thấp cũng chính là một trong những thách thức lớn của Việt Nam khi hội nhập ngày càng sâu rộng.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) băn khoăn, thực tế là lao động của Việt Nam khi đi xuất khẩu lại được đánh giá cao, vậy thì việc năng suất lao động của Việt Nam còn thấp cũng có nguyên nhân từ sự đãi ngộ, cách quản lý của chính các doanh nghiệp trong nước. Đây là vấn đề cần nhìn nhận đúng để thay đổi kịp thời.
Gia nhập vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng muốn nắm bắt được cơ hội đó thì cần vượt qua được những thách thức, hạn chế, tồn tại. Để không bị thua ngay trên "sân nhà", thì bên cạnh sự chủ động, tự hoàn thiện mình của đội ngũ quản lý doanh nghiệp và người lao động, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên của các doanh nghiệp, cũng như đào tạo đúng hướng để có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động mới.
Theo NTD
Doanh nghiệp chủ động nâng sức cạnh tranh khi tham gia ASEAN Việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời, và ngày 1/1/2016 là thời điểm khởi đầu để xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN, hình thành một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng và có khả...