Hàng Việt Nam sẽ “đánh chiếm” thị trường Trung Quốc trong tương lai?
Theo HSBC, vị trí địa lý và vị thế của Việt Nam trên hai thị trường dệt may và viễn thông cho thấy Việt Nam có điều kiện tốt để thâm nhập thị trường hàng tiêu dùng đầy triển vọng này.
Vị trí gần Trung Quốc là thách thức nhưng cũng chứa đựng nhiều cơ hội cho Việt Nam
Triển vọng cho Việt Nam rất hứa hẹn
Ngân hàng HSBC vừa công bố Báo cáo “Kết nối giao thông Việt Nam” trong đó nhận định, triển vọng cho Việt Nam rất hứa hẹn nhờ mức nhân công thấp và vị trí địa lý gần các nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực, dẫn đầu là Trung Quốc. Điều này giúp thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh trong những năm gần đây.
Theo dự báo của HSBC, tăng trưởng trong trung hạn sẽ tiếp tục vì sự tăng trưởng của các ngành xuất khẩu hàng hóa giá trị gia tăng (thể hiện sự dịch chuyển từ sản xuất dệt may qua sản xuất sản phẩm công nghệ cao) sẽ bù lại sức tăng trưởng mạnh của nhập khẩu công nghiệp và hàng tiêu dùng. Xu hướng này sẽ giúp tài khoản vãng lai vẫn đạt giá trị thặng dư, hỗ trợ sự bình ổn hiện tại, và giúp giảm áp lực lạm phát khi giá các sản phẩm tiêu dùng bắt đầu tăng trở lại.
Báo cáo “Kinh Doanh” năm 2015 (Doing Business 2015) của Ngân hàng Thế giới (World Bank) xếp Việt Nam hạng 75 trong số 189 nền kinh tế xét về điều kiện thuận lợi trong giao thương quốc tế, vị trí này cao hơn hẳn Trung Quốc và Ấn Độ. Theo HSBC, điều này phản ánh vai trò của Việt Nam là một trung tâm thương mại trong khu vực và các nỗ lực xóa bỏ rào cản thương mại tự do của Việt Nam. Các thỏa thuận thương mại với khối ASEAN, Mỹ và châu Âu trong những năm sắp tới sẽ đảm bảo mở cửa thị trường cho các ngành xuất khẩu giá trị cao hơn và giúp giảm chi phí nhập khẩu.
Với bối cảnh này, HSBC dự đoán, tăng trưởng GDP thực của Việt Nam sẽ đạt hơn 5% mỗi năm trong một thập kỷ cho đến năm 2030. Tuy nhiên, triển vọng này có thể có một số rủi ro do sự chậm trễ của Chính phủ trong các hoạt động tái cấu trúc và sự thụt lùi trong đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng (cụ thể nguồn cung năng lượng) và các hiệp định thương mại có thể bị trì hoãn. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn cũng sẽ tác động đến thương mại.
Video đang HOT
Ngành hàng dệt may được kỳ vọng sẽ đóng góp gần 20% cho tăng trưởng của ngành xuất khẩu hàng tiêu dùng từ nay đến năm 2030. Việt Nam cũng đã tạo dựng được sự hiện diện trên thị trường viễn thông toàn cầu. Điều này giúp Việt Nam ở vị thế tốt để đáp ứng các nhu cầu đang tăng đối với hàng tiêu dùng tại khu vực châu Á mới nổi. Sau ngành dệt may, ngành công nghệ thông tin và viễn thông sẽ đóng góp nhiều thứ hai cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2030.
Trung Quốc sẽ là đối tác lớn nhất của Việt Nam không chỉ về nhập khẩu mà còn về xuất khẩu
Kỳ vọng lớn từ sản phẩm dệt may và viễn thông
Theo HSBC, vị trí địa lý của Việt Nam tại châu Á dễ dàng tiếp cận Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, giúp Việt Nam dễ dàng giao thương với các nước láng giềng có tốc độ phát triển nhanh. Các dự đoán của HSBC cho thấy, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam từ nay đến năm 2030 là: Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia (tăng trưởng xuất khẩu đến các thị trường này ít nhất khoảng 14% mỗi năm). Tại khu vực châu Á mới nổi, thương mại tự do đã cải thiện trong những năm gần đây và các cuộc đàm phán thương mại tự do giữa các nước thành viên trong khu vực châu Á cũng đang diễn ra.
Mặc dù Mỹ vẫn là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2013 song HSBC dự đoán Trung Quốc sẽ thay thế vị trí của Mỹ để trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2030.
Theo dự báo của HSBC, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt từ 5,5% mỗi năm trong một thập kỷ đến năm 2030, chậm hơn giai đoạn 2000 – 2014 nhưng đó vẫn là mức tăng trưởng khá tốt. Trung Quốc có dân số lớn nhất trên thế giới và mức thu nhập cũng sẽ tiếp tục tăng mạnh khi nền kinh tế cân bằng lại, bớt phụ thuộc vào đầu tư mà chuyển qua phụ thuộc nhiều hơn vào sức mua của người tiêu dùng. Vị trí địa lý và vị thế của Việt Nam trên hai thị trường dệt may và viễn thông cho thấy Việt Nam có điều kiện tốt để thâm nhập thị trường hàng tiêu dùng đầy triển vọng này.
Trong khi đó, Mỹ và Việt Nam có lịch sử quan hệ giao thương mạnh và đến năm 2030 Mỹ vẫn sẽ chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam và Mỹ là hai trong số 12 quốc gia tham gia đàm phán hiệp định TPP. Khi hiệp định này được chốt lại, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh cao hơn tại Mỹ và nhiều khả năng hiệp định TPP sẽ thúc đẩy giao thương giữa hai nước này – theo HSBC.
Về phía nhập khẩu, Trung Quốc và Hàn Quốc, hai nước xuất khẩu hàng đầu của khối châu Á mới nổi trong thập kỷ vừa qua sẽ tiếp tục là hai đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ nay đến năm 2030. Không chỉ có các vị thế vững mạnh trên thị trường máy móc công nghiệp (lĩnh vực nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam), hai nước này cũng có các điều kiện vận chuyển hậu cần dễ dàng.
Trung Quốc có chung đường biên giới với Việt Nam và Hàn Quốc cũng là một nước rất gần với Việt Nam theo đường biển. Vào cuối năm 2015, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do được khối ASEAN và 6 đối tác mà các nước trong khối ASEAN đã ký kết các hiệp định thương mại khác sẽ được chốt lại và điều này sẽ đẩy mạnh hơn nữa giao thương trong khu vực.
Cùng với đó, HSBC cũng nhận định, nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ tăng mạnh đóng góp 14% cho tổng tăng trưởng nhập khẩu trong thập niên này cho đến năm 2030, dự đoán Ấn Độ sẽ vượt qua Singapore và trở thành đối tác nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
Bích Diệp
Theo Dantri
Cổ phiếu HSBC tăng mạnh sau tin tách và dời trụ sở
Cổ phiếu HSBC vừa có mức tăng trong ngày mạnh nhất kể từ cuối năm 2011 đến nay, sau thông tin ngân hàng 150 tuổi sẽ tách riêng mảng ngân hàng bán lẻ ở Anh và chuyển trụ sở chính khỏi nước này.
HSBC sẽ về lại Hồng Kông sau khi dời trụ sở ra khỏi Anh? - Ảnh: Reuters
Bloomberg hôm nay 27.4 đưa tin cổ phiếu của ngân hàng HSBC giao dịch trên sàn chứng khoán Hồng Kông vừa có mức tăng 6% lên 78,25 HKD/cổ phiếu. Đây là mức tăng trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 12.2011 đến nay.
Tờ The Sunday Times của Anh hôm 26.4 đưa tin HSBC đang xét việc phân tách mảng ngân hàng bán lẻ - trị giá khoảng 20 tỉ bảng Anh, tương đương 30 tỉ USD. Trước đó 2 ngày, Chủ tịch HSBC Douglas Flint tuyên bố ngân hàng 150 năm tuổi này đang bắt đầu tính đến việc chuyển trụ sở đến nước khác vì các luật lệ gắt gao ở Anh và tương lai nước này trong Liên minh châu Âu, theo CNN.
Năm ngoái, HSBC bị đánh thuế 750 triệu bảng Anh - tương đương 1,1 tỉ USD - nhiều hơn bất cứ ngân hàng nào khác đặt trụ sở tại nước này. Theo tính toán của Chirantan Barua, chuyên gia phân tích thuộc hãng nghiên cứu đầu tư Sanford C Bernstein, tiền thuế mà HSBC phải đóng có thể lên đến con số 1,8 tỉ USD vào năm 2017.
Bloomberg cho hay rất có thể Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ là nơi HSBC muốn chuyển đến. Tờ South China Morning Post hôm 26.4 cũng cho biết Cơ quan tiền tệ Hồng Kông có động thái tích cực đối với HSBC chỉ vài giờ sau khi ngân hàng tuyên bố ý định di dời trụ sở.
HSBC được thành lập ở Hồng Kông và Thượng Hải vào năm 1986. Năm 1993, ngân hàng dời trụ sở đến Anh. Việc di chuyển lần này có thể khiến HSBC tốn tối đa chỉ 1,5 tỉ USD vì ngân hàng vẫn có cơ sở ở Hồng Kông - đặc khu là thuộc địa cũ của Anh.
Tuần trước, Thủ tướng Anh David Cameron nhận định quyết định của HSBC cho thấy Vương quốc Anh cần cải thiện để môi trường kinh doanh thân thiện hơn.
Ngoài HSBC, Standard Chartered, ngân hàng đang chuẩn bị nộp một khoản thuế tương đương 563 triệu USD ở Anh trong năm nay, cũng có thể xem xét động thái di chuyển trụ sở tương tự.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Quan hệ Mỹ - Trung qua nhãn quan của ông Lý Quang Diệu Trong cuốn sách "Lý Quang Diệu: Hiểu biết bậc thầy về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới", cựu Thủ tướng Singapore đã đưa ra các kiến giải về vấn đề địa chính trị nổi bật của thế giới vào lúc này: đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu Ông Lý cho rằng thay vì tìm...