Hãng viễn thông SK Telecom (Hàn Quốc) chuẩn bị ra mắt ví Web3
Hãng viễn thông SK Telecom, một công ty thành viên trực thuộc ‘chaebol’ SK vừa công bố hợp tác cùng công ty AhnLab Blockchain và Atomix Lab để phát triển ví Web3.
Ví Web3 là loại ví số cho phép người dùng lưu trữ, gửi và nhận các loại token khác nhau được phát hành trên mạng blockchain. Các loại tài sản trên ví sau đó có thể sử dụng trong các dịch vụ ứng dụng phi tập trung (dApp).
SK Telecom tiết lộ rằng công nghệ Soulbound Tokens (SBT) sẽ được sử dụng để xác minh thông tin đăng nhập bao gồm tư cách thành viên và nhiều chứng nhận khác ngoài khả năng lưu trữ tài sản mã hóa.
Đặc biệt hơn cả, nhờ có sự tham gia của Atomix Lab nên công nghệ mã hóa “Secure MPC” – được mô tả ngắn gọn là cơ chế chỉ cho phép chữ ký điện tử với giao thức mã hóa lẫn nhau sau khi người dùng và nhà cung cấp dịch vụ cùng tạo ra các phần của khóa cá nhân – sẽ được ứng dụng vào “đứa con” mà cả ba đang cùng phát triển.
Video đang HOT
SK Telecom bắt tay cùng hai công ty khác để phát triển ví web3
Cũng theo SK Telecom đăng tải, công ty sẽ cùng AhnLab Blockchain phát triển dịch vụ từ mã nguồn ví tài sản số của Atomix Lab. Sau khi hoàn thiện, SK Telecom và AhnLab Blockchain sẽ tiếp quản hoạt động, còn Atomix Lab sẽ đóng vai trò cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.
Ngoài ra, SK Telecom còn “ôm mộng” lớn hơn – mở rộng hệ sinh thái bằng cách liên kết dịch vụ ví Web3 với nền tảng ví di động được áp dụng cho các dịch vụ liên quan đến tài sản kỹ thuật số.
Về SK Telecom, đây là công ty con của tập đoàn SK – một trong những “chaebol” (tài phiệt) của Hàn Quốc – và là một trong những nhà mạng di động lớn nhất ở Hàn Quốc. Tính đến tháng 12.2021, có khoảng 30 triệu người dùng, xấp xỉ 58% dân số ở Hàn Quốc sở hữu thuê bao di động của nhà mạng này.
Trước dự án ví Web3, SK Telecom đã có sự nhìn nhận tích cực với crypto. Tháng 11.2021, hãng viễn thông này đã chi đến 75 triệu USD để đầu tư vào sàn giao dịch tiền điện tử mã hóa Korbit.
Ericsson tìm cách chặn nhập khẩu thiết bị của Apple
Ericsson và Apple đang leo thang cuộc chiến liên quan đến bằng sáng chế viễn thông, bao gồm cả 5G.
Theo Bloomberg, hãng viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển đã đệ đơn khiếu nại thương mại, nhằm tìm cách chặn nhập khẩu các thiết bị của Apple. Điều này làm leo thang một cuộc chiến pháp lý và cho thấy cuộc đàm phán cấp phép giữa hai bên về công nghệ viễn thông 5G đang không có hiệu quả.
Ngay cả trước khi thỏa thuận cấp phép năm 2015 của Ericsson và Apple hết hạn, hai công ty đã kiện cáo lẫn nhau
Trong đơn khiếu nại gửi lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tại Washington, Ericsson nhắm vào một loạt sản phẩm của Apple, bao gồm iPhone, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, loa thông minh và máy nghe nhạc kỹ thuật số, mà hãng này cho rằng vi phạm một số bằng sáng chế của mình. Ericsson cũng đệ đơn kiện hôm 17.1 tại một tòa án quận ở bang Texas, cáo buộc các thiết bị của Apple đang sử dụng phát minh được cấp bằng sáng chế của Ericsson mà không trả tiền.
Ngay cả trước khi thỏa thuận cấp phép năm 2015 của Ericsson và Apple hết hạn, hai công ty đã kiện cáo lẫn nhau. Tháng 10.2021, Ericsson kiện Apple, nói rằng hãng công nghệ Mỹ có thái độ "đạo đức giả" trong các cuộc đàm phán. Apple đáp trả bằng vụ kiện vào tháng 12.2021, tuyên bố Ericsson đang sử dụng chiến thuật "strong arm" (dùng sức mạnh để gây sức ép, bắt đối phương làm điều mình muốn) trong các cuộc đàm phán.
"Vì thỏa thuận trước đó đã hết hạn, và chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận về các điều khoản cũng như phạm vi của giấy phép mới, nên Apple đang sử dụng công nghệ của chúng tôi mà không có giấy phép", người phát ngôn của Ericsson Mikaela Idermark viết trong một tuyên bố qua email.
Ericsson đang dựa vào lịch sử lâu đời của mình trong lĩnh vực viễn thông và vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ truyền thông, phát trực tuyến cho điện thoại cùng các thiết bị khác. Theo hồ sơ các vụ kiện, Ericsson từng bán chiếc điện thoại đầu tiên vào năm 1878. Hãng viễn thông có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển) cũng đóng vai trò quan trọng trong các bảng thiết lập tiêu chuẩn và bằng sáng chế, bao gồm những lĩnh vực như chuyển vùng, tín hiệu và truyền thông tin hệ thống.
Nội dung hồ sơ khiếu nại cho biết, một số bằng sáng chế liên quan đến vụ kiện là phần thiết yếu của tiêu chuẩn ngành về viễn thông, bao gồm cả 5G. Ericsson nói rằng họ tuân thủ yêu cầu do hội đồng đặt ra, cấp phép bằng sáng chế theo các điều khoản công bằng và hợp lý, nhưng Apple đã "có chủ ý và cố ý" trong việc sử dụng những phát minh này mà không trả tiền.
Trong đơn kiện được đệ trình vào tháng 12.2021, Apple cho rằng Ericsson là người chơi nhỏ hơn khi nói đến thế hệ truyền thông di động mới nhất, nhưng vẫn đang yêu cầu "giá nhãn dán" là 5 USD cho mỗi thiết bị như thể Ericsson vẫn là người đóng góp nhiều nhất cho các tiêu chuẩn của ngành. Apple cho biết "luôn sẵn sàng trả một mức giá hợp lý cho công nghệ được sử dụng trong các sản phẩm của chúng tôi". Nhà sản xuất iPhone đã yêu cầu một tòa án đưa ra "mức giá hợp lý" toàn cầu cho tiêu chuẩn thiết yếu về bằng sáng chế của Ericsson.
"Ericsson từ chối đàm phán các điều khoản công bằng để gia hạn thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế, thay vào đó đã kiện chúng tôi trên toàn thế giới để lấy tiền bản quyền quá mức. Chúng tôi sẽ tiếp tục bảo vệ mình trước chiến thuật của họ", Apple nói.
Con đường đưa SK từ công ty dệt may đến chaebol lớn của Hàn Quốc Khác với các chaebol đa ngành đa nghề khác của Hàn Quốc, SK Inc. áp dụng chiến lược tích hợp theo chiều dọc, không dàn trải. SK Inc. (trước đây là SK Group) là một trong ba chaebol lớn nhất Hàn Quốc. Chữ SK không phải viết tắt của "South Korea" (Hàn Quốc) mà là "Sunkyong", công ty dệt may tiền thân của...