Hãng Vetements tố Balenciaga ăn cắp ý tưởng
Balenciaga bị cho rằng đang đạo nhái mẫu áo thun ra mắt năm 2019 của nhà mốt Pháp.
Mới đây, một thương hiệu thời trang streetwear đăng tải bài viết tố Balenciaga ăn cắp ý tưởng sáng tạo trong bộ sưu tập năm 2019. Cụ thể, Vetements chia sẻ hình ảnh trên Instagram mẫu áo đen đơn giản và đính kèm tên của Demna Gvasalia – giám đốc sáng tạo của thương hiệu Tây Ban Nha.
Hai thiết kế có điểm chung chính là phần thông tin được thêu trên ngực áo viết tên của dòng sản phẩm, người sản xuất và tông màu đen đơn giản. Điểm đáng nói trong câu chuyện này đến từ việc Demna từng là người sáng lập Vetements năm 2014. Chiếc áo thương hiệu Pháp cho rằng Balenciaga đạo nhái lại là sản phẩm được anh làm trước khi tuyên bố từ chức.
Vetements tố Balenciaga đạo nhái ý tưởng. Ảnh: @vetements_official.
Giới mộ điệu để lại bình luận hài hước về màn tố đạo nhái này. Nhiều người cho rằng Vetements đang cố sử dụng tên tuổi của Balenciaga để gây chú ý trên mạng xã hội. Số còn lại nhận định CEO của hãng – Guram Gvasalia – chưa quên được việc Demna rời bỏ thương hiệu trong khoảng thời gian ngành công nghiệp thời trang gặp khó khăn.
Tài khoản @vasectomie cho rằng: “Đây là chiếc áo Demna từng sáng tạo cho Vetements hồi năm ngoái. Một nhà thiết kế bị tố ăn cắp ý tưởng từ sản phẩm mình làm ra. Chắc cả hai thương hiệu đang dùng chiêu trò đánh bóng tên tuổi lẫn nhau”.
Phía nhà mốt Balenciaga và Demna Gvasalia vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin hay phản hồi nào về việc đạo nhái trang phục.
Demna Gvasalia từng mang đến thành công cho Vetements. Ảnh: GQ Magazine.
Cuối năm 2019, Demna Gvasalia chia sẻ trên tờ WWD rằng anh rời vị trí giám đốc thiết kế tại Vetements sau 5 năm.
“Tôi đến Vetements vì chán với thời trang đương đại, mong muốn chống lại những sự đối lập trong xã hội. Sự xuất hiện của Vetements thay đổi thời trang một lần và mãi mãi mở ra nhiều cánh cửa mới. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của người tạo nên khái niệm thiết kế cho thương hiệu này”, anh bày tỏ.
Trong suốt thời gian qua, Demna và em trai Guram Gvasalia vẫn chưa công bố lý do chia tay sau nhiều năm gắn bó cùng nhau. Tuy nhiên, CEO của thương hiệu Pháp chỉ nói rằng bản thân sẽ tiếp tục tôn trọng điểm độc đáo và giá trị của thương hiệu, cũng như hỗ trợ sáng tạo từ các nhà thiết kế giỏi.
Video đang HOT
Anh em nhà Gvasalia. Ảnh: Sneaker Daily.
Balenciaga nhiều lần bị tố ăn cắp ý tưởng, chuyên bán đồ quái dị
Trước vụ lùm xùm với du học sinh Việt, nhà mốt Tây Ban Nha từng không ít lần gây tranh cãi về các thiết kế khó hiểu, có giá đắt đỏ vô lý.
Balenciaga hiện là thương hiệu được giới trẻ ưa chuộng vì sự nhanh nhạy trong việc truyền tải tư duy độc đáo và thổi "làn gió" mới cho nền công nghiệp thời trang.
Tinh thần khác biệt tạo nên sức hút mãnh liệt cho nhà mốt Tây Ban Nha nhưng cũng mang về luồng ý kiến trái chiều, sự chỉ trích liên quan đến câu chuyện đạo nhái hay cách thức vận hành vào thời đại 4.0.
Nhiều lần bị tố ăn cắp ý tưởng
Balenciaga là nhà mốt vướng nhiều nghi án đạo nhái. Câu chuyện gây tranh cãi nhất cho đến thời điểm hiện tại chính là chiếc túi xách trong show diễn Thu - Đông 2016. Hãng từng trình làng mẫu thiết kế kẻ sọc cỡ lớn với nhiều màu sắc bắt mắt. Ngay lập tức, món đồ trở thành tâm điểm bàn tán trong cộng đồng mạng Thái Lan bởi phom dáng rất giống chiếc túi nylon bình dân họ vẫn hay dùng để đựng đồ, đi chợ có tên Sampeng.
Nhiều dân mạng còn tố nhãn hàng ăn cắp ý tưởng và đưa sự việc lên Cục sở hữu trí tuệ Thái Lan. Sau đó, cục này phải tổ chức họp báo tuyên bố đây không thể coi là hành vi vi phạm bản quyền vì chất liệu của hai chiếc túi hoàn toàn khác nhau.
Chiếc túi xách khiến Balenciaga nhận nhiều chỉ trích về việc đạo nhái. Ảnh: Vogue.
Mới đây nhất, Balenciga bị một du học sinh Việt tố ăn cắp ý tưởng. Theo đó, Trà My đăng tải bài viết thể hiện sự bất bình khi nhìn thấy tác phẩm thực hiện cho khóa thạc sĩ của mình từ năm 2019 được thay đổi và xuất hiện trên trang cá nhân của hãng.
Theo tờ Hypebae, Balenciaga từng yêu cầu Trà My gửi hồ sơ và các tác phẩm cho vị trí thực tập sinh sau khi đến tham dự buổi triển lãm ở trường đại học Mỹ thuật cô theo học tại Berlin, Đức.
Ngày 28/7, thương hiệu phủ nhận thông tin: "Bức hình chúng tôi đăng tải ngày 21/7 không dựa trên tác phẩm của bất kỳ nghệ sĩ nào. Nó được lấy cảm hứng từ những người bán hàng rong bày hàng hóa của họ".
Tiếp theo đó, Balenciaga công bố 2 tấm hình cho thấy nguồn cảm hứng và những khoảnh khắc nhiếp ảnh gia của thương hiệu chụp.
Balenciaga lên tiếng phủ nhận khi bị tố ăn cắp ý tưởng. Ảnh: @balenciaga.
Trong show diễn Xuân - Hè 2018, thương hiệu bị tố đạo ý tưởng mẫu logo của hãng thu âm Ruff Ryder. Swizz Beatz - nhà sản xuất, cũng là một trong những người sáng lập hãng thu âm - chia sẻ: "Balenciaga, chúng ta cần có cuộc nói chuyện rõ ràng về chiếc áo này".
Sự việc trở nên căng thẳng khi ông nhìn thấy người mẫu trong show diễn mặc sơ mi dài tay gam đen viền đỏ cùng những ký tự "B" sắp xếp cân xứng với nhau tạo thành tên thương hiệu. Tuy nhiên, hoạ tiết này giống với biểu tượng "R" của Ruff Ryders.
Chưa dừng lại ở đó, Swizz tiếp tục đăng tải bức hình để Demna Gvasalia thấy rằng anh đang thật sự ăn cắp mẫu áo của Ruff Ryders nhiều năm về trước. Ông viết: "Đây chính là phiên bản gốc của Ruff Ryders năm 2000. Chúng tôi phải làm gì? Balenciaga hãy liên lạc để nhận được phước lành. Chúng tôi nghĩ rằng nhà mốt hãy mở một ngôi trường cung cấp cho mọi người về văn hoá trong thời trang là thế nào".
Trên Instagram của hãng cũng nhận được nhiều lời bình luận không hay từ giới mộ điệu như "Hãy giải thích rõ ràng về vấn đề này", "Mẫu áo và logo là của Ruff Ryders, Balenciaga cần tôn trọng ý tưởng của người khác"...
Trước lùm xùm này, nhà mốt nổi tiếng không đưa ra bất cứ lời bình luận nào để tránh sự ảnh hưởng đến danh tiếng của hãng.
Nhà sản xuất hãng thu âm Ruff Ryders đăng tải mẫu áo được thiết kế vào năm 2000 tố thương hiệu Balenciaga ăn cắp ý tưởng của mình. Ảnh: @balenciaga, @therealswizzz.
Bán đồ khó hiểu với giá "trên trời"
Balenciaga là một trong những thương hiệu gây tranh cãi liên quan đến thiết kế trên sàn diễn. Chưa bao giờ vật dụng hàng ngày lại trở thành nguồn cảm hứng cho các thương hiệu trong công việc sáng tạo như hiện nay.
Nhà mốt Tây Ban Nha từng khiến người mua hàng khó hiểu vì mẫu phụ kiện có hình dáng như chiếc kim băng bình thường nhưng được biến tấu trở thành khuyên tai với mức giá khá đắt đỏ - khoảng 495 USD.
Món đồ này được nhận xét khá giống chiếc kim băng được bày bán ở các khu chợ tại Việt Nam với mức giá chưa đến 10.000 đồng/cặp.
Trước đó, nhà mốt cũng gây tranh cãi với chiếc túi đeo chéo chứa chai đựng nước và điện thoại có giá 900 USD. Theo mô tả của hãng, mẫu "Shopping phone holder bag" làm từ 100% da bê là phiên bản nhỏ hơn của chiếc "Shopping Bag" đình đám.
Không có khoá để đóng - mở túi, tay cầm tròn mỏng và có dáng cao dựng đứng cùng kích thước nhỏ, chiếc túi chẳng thể đựng gì nhiều hơn ngoài một bình nước hoặc điện thoại và vài thỏi son.
Được làm từ chất liệu da mềm nhưng nhìn thoáng qua, không ai nghĩ rằng nó được làm từ chất liệu cao cấp mà giống như túi mua sắm được các thương hiệu tặng cho khách hàng.
Những thiết kế khó hiểu nhưng có giá đắ đỏ của Balenciaga. Ảnh: Balenciaga.
Quảng bá bằng hình ảnh gây sợ hãi
Trong giới thời trang, Instagram là một trong những phương tiện để nhà mốt thế giới quảng bá sản phẩm mới hay thông báo đến giới mộ điệu về show diễn, chiến dịch quảng bá cho mỗi bộ sưu tập.
Thương hiệu sử dụng mạng xã hội đăng tải các hình ảnh quái dị, gây sợ hãi cho người xem. Năm 2019, giám đốc sáng tạo Demna Gvasalia hợp tác với nghệ sĩ đến từ Copenhagen, Đan Mạch - Yilmaz Sen - tạo ra "quân đoàn CGI". 4 người mẫu được đặt tên lần lượt là Elsa, Jocelino, Hxeoni và Ruben.
Thoạt nhìn qua, bạn sẽ thấy họ giống người mẫu bình thường với vóc dáng mảnh mai. Tuy nhiên, khi nhấn nút khởi động, cơ thể người mẫu sẽ bắt đầu vặn vẹo một cách kỳ lạ. Ánh mắt vô hồn của họ góp phần khiến người xem bị ám ảnh. Trên mạng xã hội, nhiều khán giả bình luận clip thời trang gây khiếp sợ như đang xem phim kinh dị.
Ngoài ra, cách quảng bá hình ảnh tại trang cá nhân của hãng cũng là điều đáng bận tâm. Nhà mốt gợi tò mò bằng việc mang đến sự gần gũi trong cuộc sống khi đặt các thiết kế ở mọi ngóc ngách trên đường phố mang màu sắc quái lạ. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra luồng tranh luận trái chiều.
Nhiều người cho rằng nếu không đánh dấu chính chủ thì ai cũng sẽ nghĩ rằng đây là tài khoản giả danh thương hiệu nhằm tăng lượt tương tác trên mạng xã hội. Không ít trang báo quốc tế cũng nhận định hướng đi của Balenciaga hoàn toàn có chủ đích khi tạo hiệu ứng truyền thông và khiến giới mộ điệu bàn tán về mỗi bức ảnh đăng tải ở Instagram.
Tờ ELLE nhận định việc nhà mốt Tây Ban Nha chạy theo chiến lược này có phần mạo hiểm. Họ có thể dễ dàng mất đi lượng khách hàng thượng lưu ưa thích thiết kế đẳng cấp, sang trọng chỉ bằng việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ Millennials.
Người xem không thể cảm nhận được cách làm nghệ thuật của Balenciaga trong thời đại 4.0. Họ cho rằng hãng đùa giỡn, không coi trọng sự nghiêm túc với hình ảnh trên mạng như các nhà mốt lớn đang làm.
Người mẫu kỳ dị và loạt ảnh khó hiểu trên trang cá nhân của nhà mốt. Ảnh: @balenciaga.
Một vài tiên đoán về sự thay đổi của thời trang trong 10 năm tới Cùng sự phát triển của công nghệ làm thay đổi thế giới, thời trang cũng không ngoại lệ và sẽ có những bước tiến mới trong cách con người tiếp cận với thời trang. Công nghệ AI sẽ là nhà thiết kế riêng của bạn Công nghệ sẽ tiếp tục tiến lên nhưng nó cần phục vụ khách hàng. Các công ty công...