Hãng Versace, Prada sản xuất điện thoại dát vàng có giá hàng nghìn USD
Những chiếc điện thoại này được ra mắt nhằm hướng đến đối tượng là tín đồ đam mê thời trang và công nghệ.
Galaxy Z Flip Thom Browne Edition là phiên bản giới hạn đến từ Samsung – Thom Browne. Đây là sản phẩm của sự cộng tác giữa công ty công nghệ hàng đầu và thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng hàng đầu của New York, Mỹ. Nó khoác lên mình tông xám – dải màu sắc đặc trưng của Thom Browne – đầy hiện đại và sang trọng. Ngoài ra, 2 món phụ kiện gồm Galaxy Buds và Galaxy Watch Active2 cũng sở hữu thiết kế tương tự để hoàn thiện bộ sưu tập. Sản phẩm này được “xách tay”, chào bán tại Việt Nam với giá hơn 3.000 USD.
Việc các nhà mốt cộng tác với thương hiệu công nghệ là xu hướng thịnh hành. Baby Phat – thương hiệu do người mẫu Kimora Lee Simmons thành lập năm 1999 – là một trong những hãng thời trang nữ nổi tiếng dẫn đầu thành công nhất ở giai đoạn đầu thế kỷ 20. Năm 2004, Simmons đã bắt tay với Motorola cho ra mắt sản phẩm Baby Phat by Kimora Lee Simmons x Motorola i833. Nhà thiết kế cho biết cô sản xuất điện thoại nhằm hướng đến phụ nữ yêu màu hồng, kim cương và tạo ra lời tuyên bố về thời trang. Đặc biệt, sản phẩm 699 USD được đính bằng kim cương 0,4 carat.
Motorola tiếp tục hợp tác với thương hiệu thời trang khác là Dolce & Gabbana, ra mắt vào năm 2005. Motorola x Dolce & Gabbana xRAZR V3i được sản xuất giới hạn với 1.000 chiếc, chỉ có tại các cửa hàng Dolce & Gabbana. Mỗi sản phẩm đều có một clip được cài đặt sẵn minh họa 20 năm lịch sử của nhà mốt này. Về cơ bản, nó giống như quảng cáo và có giá bán 1.100 USD.
Video đang HOT
LG Prada (KE850) là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới có màn hình cảm ứng. Sau đó vài tháng, Apple đưa công nghệ này vào sản phẩm điện thoại của mình. Nó được phát hành vào tháng 5/2007 với giá bán 777 USD. Con số bán ra lên đến một triệu chiếc sau 18 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sản phẩm này lại được đánh giá không có nhiều khác biệt so với các điện thoại khác của LG, ngoại trừ logo bạc. Tháng 12/2008, LG Prada tiếp tục cho ra mẫu thứ 2 có tên LG Prada II.
Versace Nokia 8800 (ra mắt năm 2007) được coi là chiếc điện thoại sang trọng với cơ chế trượt bi cao cấp và nhạc chuông được sáng tác bởi nghệ sĩ thu âm có ảnh hưởng Brian Eno. Vỏ máy được bao phủ bởi lớp vàng 18k, cùng với logo đầu Medusa của nhà mốt Italy in trên 2 mặt. Ngoài ra, nhà sản xuất giới hạn số lượng ở con số 1.000 chiếc, với mức giá 2.049 USD. Tuy vậy, các dân chơi, tín đồ thời trang và công nghệ vẫn không ngần ngại săn lùng phụ kiện đầy hấp dẫn này.
Năm 2007 lần nữa đón chào sự cộng tác thứ 3 giữa Samsung và Giorgio Armani. Samsung Giorgio Armani P520 mang hình dáng giống như một chiếc thẻ tín dụng, với vẻ ngoài thanh lịch và tên nhà mốt được ghi trên thân máy. Bên cạnh đó là màn hình cảm ứng 2.6 inch. Nó được trang bị camera 3 megapixels, hỗ trợ nghe nhạc, GPRS… Tuy nhiên, sản phẩm 1.100 USD lại không có khả năng kết nối 3G hay Wifi.
Phương An
LVMH, Kering cùng nhiều thương hiệu thời trang chung tay chống dịch COVID-19
Những tên tuổi lớn trong ngành thời trang như LVMH, Kering, Giorgio Armani, Versace... quyên góp hàng triệu đô la Mỹ để hỗ trợ Trung Quốc, Ý chống lại dịch bệnh COVID-19.
Ngay sau khi số ca nhiễm COVID-19 vượt mức 7.300 tại Ý, Giorgio Armani đã lập tức quyên góp số tiền 1,25 triệu euro cho một loạt các bệnh viện và tổ chức y tế đang chống lại sự lây lan của virus Corona tại đất nước này. Các bệnh viện Luigi Sacco và San Raffaele và Istituto dei Tumori ở Milan cũng như Istituto Lazzaro Spallanzani ở Rome sẽ được hưởng lợi ích từ khoản quyên góp của Armani.
Số tiền này cũng sẽ hỗ trợ cho các hoạt động của Protezione Civilile - đơn vị phòng thủ dân sự quốc gia của Ý. Trước đó, vì quan ngại trước sự nghiêm trọng của dịch bệnh, thương hiệu thời trang này đã phát sóng trực tiếp BST Thu - Đông 2020 thay vì tổ chức buổi trình diễn như thông lệ.
Vào tháng Hai vừa qua, thương hiệu Bvlgari đã quyên góp cho bộ phận nghiên cứu của bệnh viện Istituto Lazzaro Spallanzani ở Rome, một trong những đội ngũ y tế đầu tiên cô lập được DNA của căn bệnh này. Việc quyên góp cho phép bệnh viện mua một hệ thống thu nhận hình ảnh siêu nhỏ, có giá khoảng 100.000 euro, là phương tiện cấp thiết để thúc đẩy việc nghiên cứu, ngăn ngừa và điều trị COVID-19.
Các fashionista đeo khẩu trang phong dịch. (Ảnh: Getty Images)
Hai giám đốc sáng tạo của Dolce & Gabbana - Domenico Dolce và Stefano Gabbana đã quyết định hỗ trợ nghiên cứu do các giáo sư Alberto Mantovani và Cecilia Garlanda của Đại học Humanitas tiến hành, tập trung vào việc điều tra các giải pháp khả thi để chống lại virus. Đồng thời, nhà mốt Ý cũng quyên góp tiền cho hai nhà virus học Elisa Vincenzi và Massimo Clementi của Đại học San Raffaele.
Khách mời đeo khẩu trang khi tham dự buổi trình diễn của Dolce & Gabbana trong khuôn khổ Tuần lễ thời trang Milan. (Ảnh: Getty Images)
Trong khi đó, các vùng dịch bệnh tại Trung Quốc cũng đã nhận được sự hỗ trợ tài chính đến từ các tập đoàn và thương hiệu thời trang danh tiếng. Cụ thể, 1 triệu Nhân dân tệ, tương đương 143.400 USD từ thương hiệu Versace đã được gửi đến Hội Chữ thập đỏ nước này để giảm bớt phần nào tình trạng thiếu nguồn cung cấp y tế trong nước.
Buổi trình diễn thời trang mang tên China, We are with you của NTK Trung Quốc Han Wen tại Tuần lễ thời trang Milan vừa qua. (Ảnh: Getty Images)
Bên cạnh Versace, tập đoàn LVMH Mot Hennessy Louis Vuitton cam kết hỗ trợ hết mình trong việc tiếp nhận và cung cấp vật tư y tế từ Pháp và các nước Châu Âu khác cho Trung Quốc thông qua Hội Chữ Thập đỏ. LVMH cũng dành số tiền 16 triệu Nhân dân tệ, tương đương 2,3 triệu USD để tiếp sức cho tỉnh Vũ Hán. Tập đoàn Kering cũng giúp một tay với 7,5 triệu Nhân dân tệ, tương đương 1,08 triệu USD cho quỹ Chữ thập đỏ tỉnh Hồ Bắc.
Tình cảnh vắng vẻ, ảm đạm tại các trung tâm thương mại lớn của Trung Quốc do dịch bệnh kéo dài. (Ảnh: Getty Images)
Các doanh nghiệp khác cũng tham gia quyên góp cho công cuộc chống dịch, bao gồm các công ty mỹ phẩm như L'Oréal, Estée Lauder và Shiseido... và thương hiệu trang sức Swarovski.
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đường hô hấp do virus Corona gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thời trang, đặc biệt là tuần lễ thời trang Thu - Đông 2020 với hàng loạt sự kiện bị hoãn hoặc hủy bỏ. Chanel, Prada, Gucci và Burberry phải điều chỉnh lịch trình cho các bộ sưu tập sắp tới. Đồng thời, sự vắng bóng của một lượng lớn khách mời đến từ Trung Quốc cũng khiến tuần lễ thời trang trở nên ảm đạm lạ thường.
Doanh thu của các tập đoàn và thương hiệu thời trang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Chính vì thế, sự chung tay góp sức đẩy lùi dịch bệnh của các thương hiệu lớn thể hiện tinh thần vì xã hội và cộng đồng, cũng như góp phần nhanh chóng phục hồi sự phát triển của ngành thời trang và làm đẹp.
Theo elle.vn
Raf Simons chính thức trở thành giám đốc sáng tạo của Prada, lập nên màn "song kiếm hợp bích" lịch sử NTK tài danh người Bỉ vừa chính thức đầu quân cho nhà mốt Ý Prada, đảm nhận cương vị đồng giám đốc sáng tạo. Sau hơn 1 năm kể từ khi rời khỏi vị trí giám đốc sáng tạo của Calvin Klein, Raf Simons đã chính thức có bến đỗ mới và "ngôi nhà" mới của NTK tài danh người Bỉ vượt xa...