Hang vàng “bủa vây” lớp học

Theo dõi VGT trên

Những ngày đầu năm học bắt đầu, cũng là lúc các thầy, cô giáo tại điểm trường thôn Nà Nôm xã Đường Âm huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang lại phải “gắng” trông các em, với mong muốn năm học này cũng giống như nhưng năm học trước, là không có học sinh nào bị rơi xuống hố vàng.

Từ thị trấn huyện Bắc Mê, chúng tôi vượt gần 70 km cung đường cua tay áo và nhiều dốc tức theo quốc lộ 34, mới đến trung tâm xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng). Từ xã Yên Thổ, muốn đi vào thôn Nà Nôm xã Đường Âm huyện Bắc Mê còn hơn chục km nữa (vì con đường từ Bắc Mê đến xã Đường Âm bị sạt lở nên phải đi vòng qua đất Cao Bằng).

Một hang vàng đằng sau trường học

Một cung đường đi vòng qua hai tỉnh tuy không dài, nhưng cực kỳ khó khăn, khi xe bán tải chở chúng tôi phải miệt mài lăn từng vòng lốp, mất gần 3 tiếng mới vượt qua từng khúc nguy hiểm để đến được điểm trường Nà Nôm. Nói là điểm trường, thực chất chỉ có mấy lớp học.

Trường này cũng không có bờ rào, không biển báo, mà chỉ có mỗi dãy nhà tranh tre nằm trơ vơ trên sườn núi. Thấy xe ô tô vào gần đến sân trường, trẻ em lớp lớn nhanh chóng bỏ luôn giờ học chạy ùa ra xem ô tô. Các thầy, cô giáo thì bế mấy đứa trẻ nhỏ khóc ầm ĩ, hỏi ra mới biết chúng sợ ô tô lắm, từ bé chưa nhìn thấy bao giờ.

Hang vàng bủa vây lớp học - Hình 1

Một hang vàng đằng sau trường học

Thầy Nông Văn Mọc, giáo viên trường Tiểu học Đường Âm – phụ trách Điểm trường thôn Nà Nôm cho biết: “người dân làm vàng quanh điểm trường Nà Nôm đã từ lâu lắm rồi, họ chỉ làm thủ công, không nổ mìn, nên không nguy hiểm cho học sinh.

Những năm trước thì đào phía trước lối vào trường, còn bây giờ lại đào phía sau và cả phía dưới nữa. Chúng tôi chỉ sợ các cháu giờ ra chơi vô ý rơi xuống hố vàng. Tôi đã quán triệt các cô giáo là mỗi khi tan học hoặc lúc nghỉ buổi trưa, các cô giáo phải có trách nhiêm trông nom các em. Chúng tôi cũng đi lấy cây về be chắn, để nghiêm cấm các em bén mảng ra phía đó, chính từ việc quán lý chặt chẽ, đến nay chưa có em nào bị rơi xuống hố vàng”.

Đứng tại sân điểm trường Nà Nôm, thoạt nhìn có hàng chục hố vàng ngay sát lớp học. Có hố chỉ cách mấy bước chân, một công thức chung cho các hố vàng gần điểm trường này là họ đào một hố nhỏ, rồi chui sâu vào trong lòng đất, khoét lấy từng bao tải đất, đá chuyển xuống khe nước dưới chân lớp học, rồi đãi rửa lấy vàng xa khoáng. Sự việc diễn ra đã hơn chục năm, thế nhưng việc ai nấy làm, phía nhà trường cứ dạy học ở trên mặt đất, còn dưới lòng đất là lãnh địa của các phu vàng.

Hang vàng bủa vây lớp học - Hình 2

Thầy Mọc đang cùng các em học sinh Nà Nôm trong giờ học

Là những giáo viên cắm bản, hơn ai hết, thầy Mọc và những giáo viên ở điểm trường Nà Nôm hiểu rõ giá trị của “cái chữ” nơi vùng đất xa xôi, hẻo lánh này. Những ngày đầu trường mới thành lập, các thầy cô ở đây phải lặn lội đến từng nhà dân để thuyết phục họ cho con em mình đến trường.

Chính từ sự yêu thương, đùm bọc của thầy, cô giáo tại điểm trường Nà Nôm, học sinh và các thầy cô giáo ngày càng thân thiết hơn, lớp học đều và đủ gữa rừng núi đại ngàn như thế này cũng là một điều hiếm có.

Theo thống kê, điểm trường tiểu học Nà Nôm hiện có 6 lớp học, với gần 50 em học sinh. Trong đó có một lớp mầm non 18 học sinh, và 5 lớp tiểu học là 33 học sinh. Do cách điểm trường chính là Trường Tiểu học xã Đường Âm hơn 13 cây số, nên mọi khó khăn, thiếu thốn trong công tác dạy và học, các thầy cô đều phải chủ động khắc phục.

Video đang HOT

Do đường xá xa xôi, cách trở nên các giáo viên dạy học tại Nà Nôm, đều ăn ngủ, nghỉ ngay tại điểm trường này. Chỗ ăn ở của giáo viên cũng rách nát, gió lùa 4 hướng và liền ngay cạnh các lớp học để tiện cho việc dạy học.

“Ở đây heo hút nhưng cũng vui lắm anh ạ, có nhiều hôm học sinh ở lại chơi và cùng nấu cơm với thầy cô, các em vui và thích ở lớp, ở trường cũng làm chúng em yêu nghề hơn…”. Lời kể hào hứng của thầy Mọc bỗng dưng chùng xuống. Không khí cả căn phòng bỗng yên lặng.

Tiếp lời thầy Mọc, cô Hoàng Thị Linh chỉ tay ra khu đồi đằng sau trường nói: “Họ đào bới vàng khắp quanh trường, tiếng xe máy đi lại gầm rú cả ngày, có lúc họ còn cãi nhau om xòm, làm thầy cô giáo và học sinh chúng tôi không thể tập trung được”. Cô giáo Bồn Thị Sáu thì rầu rĩ: “Chúng tôi đã nhắc nhiều lần, bảo họ đừng làm gần lớp học, nguy hiểm con trẻ lắm, nhưng họ vẫn cứ làm. Mà họ cũng là người trong thôn, nên chẳng thể nói nặng được. Chỉ có điều, không hiểu họ nghĩ thế nào mà lại đến đây đào vàng quanh trường, trong khi con cái họ vẫn đang học ở đây”.

Ngay sau đó, các cô dẫn chúng tôi ra phía trái lớp học, chỉ cho chúng tôi từng cái hố. Trên khoảng không chật hẹp chưa đầy 1.000 m2, có đến gần chục hố đào vàng. Hố nào cũng có đường kính hơn 1 mét, tròn như cái mâm cơm, nhưng sâu hun hút. Một số hố vẫn còn can nước, chảo đãi, bao tải đựng đất và cả xe rùa chở đất… dụng cụ dùng để đào vàng bỏ tại đó.

Có cây gỗ khá lớn, nó tạo bóng mát cho lớp học, cũng mới bị đốn ngã ngay cửa một hang vàng, để “mở đường” cho việc làm vàng thuận tiện. Lúc chúng tôi đến thì nó vẫn ngổn ngang, lá còn tươi nguyên.

Hang vàng bủa vây lớp học - Hình 3

Một cây gỗ mới bị chặt hạ ngay cửa một hang vàng tại điểm trường tiểu học Nà Nôm

“Các anh thấy đấy, những hố này sâu đến hàng chục mét, nếu không may có em học sinh nào ra đây chơi bị sụt xuống hố thì không biết sẽ như thế nào. Có kêu cứu cũng chưa chắc có ai nghe thấy. Đó còn chưa kể trường hợp miệng hang bị sụt. Nếu điều đó xảy ra thì có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra”, một cô giáo lên tiếng.

Thấy một nhóm người đang hì hục kéo đất dưới một hang lên, tôi lân la đến hỏi tên, anh phu vàng này tự giới thiệu là Nông Văn Tiên, nhà ở Nà Nôm xã Đường Âm. Đội của Tiên có 5 người, tất cả đều là người địa phương, đến đây cùng bỏ sức làm ăn chia. Khi hỏi khai thác vàng ngay cạnh trường học này có bị cán bộ xã cấm không? Tiên đã thản nhiên: “Khi nào cán bộ xuống thì đi chỗ khác. Lúc họ đi về thì lại làm tiếp. Cả thôn này làm vàng chứ đâu phải mỗi bọn tôi, họ cấm làm sao hết được”.

Hang vàng bủa vây lớp học - Hình 4

Nhóm vàng thổ phỉ của Nông Văn Tiên

Lấy câu chuyện phu vàng chui dưới lớp học để trao đổi với ông Lưu Bá Cường, Chủ tịch UBND xã Đường Âm huyện Bắc Mê được biết: Chủ trương của xã là không cho phép khai thác vàng trái phép trên địa bàn, tuy nhiên nạn khai thác vàng thổ phỉ vẫn lén lút làm. Chúng tôi đã rất nhiều lần cử cán bộ vào kiểm tra, nhắc nhở và cả thu hồi phương tiện nhưng tình hình vẫn cứ tiếp diễn. Những người đào vàng đều ở địa phương, họ thông thuộc địa hình nên rất khó để ngăn cản họ. Còn về nỗi lo của các thầy cô điểm trường tiểu học xã Nà Nôm, ông Cường cũng thẳng thắn cho rằng “vàng tặc” đào các hố khai thác vàng gần khu trường học là có thực, nhưng cũng chưa đến mức nghiêm trọng.

Theo 24h

Mất ruộng, mất làng vì vàng tặc

Những cơn lốc vàng thổ phỉ đã đẩy nhiều xã vùng cao của huyện Na Rì (Bắc Kạn) vào bi kịch. Cuộc sống bị đảo lộn, mất đất sản xuất, chỉ còn lại đói nghèo, tệ nạn...

Bi kịch ở tam giác vàng

Nằm dọc theo triền núi rừng Kim Hỷ và dòng sông Bắc Giang, ba xã Lương Thượng, Lạng San, Kim Hỷ được gọi là tam giác vàng thổ phỉ của huyện vùng cao Na Rì. Những bưởng vàng và kể cả nhiều doanh nghiệp mà người dân gọi là vàng tặc hoành hành từ những năm 1980 đến nay khiến rừng tan hoang, đất nương bị cày xới, đến cả ruộng lúa cũng bị lật lên tìm vàng sa khoáng.

Đã có những đợt truy quét, những cuộc họp chỉ đạo của nhiều cấp chính quyền Bắc Kạn nhưng hệ lụy do vàng tặc gây ra nhiều không kể hết. Đất sản xuất nông nghiệp bị đem ra ngã giá, chính quyền ở nhiều xã bảo vệ vàng tặc ra mặt thay vì quyền lợi của người dân.

Mất ruộng, mất làng vì vàng tặc - Hình 1

Ruộng nương tan hoang vì vàng tặc

Xóm Chợ Cũ của xã Lạng San có 54 hộ nhưng bây giờ chẳng còn một tấc đất nào để sản xuất cả. Trưởng xóm Hoàng Văn Thạch nghẹn ngào: Tất cả đều do vàng tặc gây ra.

Trước năm 2007, xóm Chợ Cũ có 20ha đất sản xuất ở cánh đồng bên bờ sông Bắc Giang. Bi kịch ở chỗ, cánh đồng ấy có vàng. Một cuộc chiến cam go giữa chủ các bưởng vàng thổ phỉ và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tranh giành quyền khai thác. Thậm chí đã có những cuộc hỗn chiến đổ máu giữa phe này và phe khác.

Cuối cùng, vàng tặc hoành hành ghê quá, ruộng đồng bị phá tan hoang, người dân không sống nổi nên chính quyền huyện Na Rì và xã Lạng San phải di dời xóm Chợ Cũ sang khu tái định cư lánh nạn.

Bị vàng tặc đuổi khỏi làng, cuộc sống người dân Chợ Cũ liên tiếp rơi vào những tấm thảm kịch không lối thoát. Sang nơi ở mới, đất sản xuất không có, nghề nghiệp cũng không nên người dân phải lên rừng tìm đất canh tác. Cứ chỗ nào có tý đất là họ lại cuốc xới trồng ngô. Trong khi đó cánh đồng quê cũ của họ bây giờ bị vàng tặc khoét sâu đến mức xã Lạng San phải quy hoạch làm hồ trong khu du lịch sinh thái sau khi một doanh nghiệp... hoàn thổ.

Ông Thạch than: "Sống trên mỏ vàng nên dân Chợ Cũ phải đi ăn đong, cấy lúa, trồng ngô trong túi, gạo chợ nước sông. Chính quyền cứ hứa hão, làm khổ người dân quá".

Tìm cái khổ ở Chợ Cũ quá dễ. Ngay ở gia đình trưởng thôn Thạch, có 4 khẩu nhưng không hề có một tấc đất nào. Vợ chồng con cái sống bằng công việc mót xái vàng từ nguồn nước của các bưởng vàng thổ phỉ trên sông Bắc Giang và triền núi Kim Hỷ. Hai năm trước một vụ sạt lở hầm do vàng thổ phỉ khoét hàm ếch khiến 2 người dân địa phương đi mót xái phải bỏ mạng.

Vậy mà số người dân trong xóm theo cái nghề này vẫn cứ phải liều mình. Hàng ngày họ đánh đu với tử thần kiếm gạo. Chẳng biết ông Thạch đùa hay thật khi nói với tôi rằng, khi nào có sạt núi, sập hầm, có người chết thì tôi gọi điện nhà báo lên đưa tin. Nghe nói mà xót xa, mà sợ hãi biết chừng nào.

Chợ Cũ chỉ là một điển hình từ hệ lụy của cơn lốc vàng. Hệ lụy ấy càng nhiều hơn khi mấy năm gần đây vàng thổ phỉ núp bóng các doanh nghiệp để lộng hành. Đất sản xuất đã mất gần hết nhưng ở xã Lạng San vẫn còn một số diện tích ruộng nương mà phường đào vàng ngày đêm nhăm nhe.

Thời điểm chúng tôi đến địa phương này, một doanh nghiệp đang khai thác vàng ở thôn Nà Diệc. Đó là bưởng vàng của Cty Hải Điệp, một Cty có số má đóng tại trung tâm huyện lỵ Na Rì. Trưởng thôn Nà Diệc Phạm Văn Thịnh thẳng thắn: "Cty này được cấp phép khai thác cát sỏi và tận thu vàng sa khoáng trong vòng 7 năm từ 2009 đến 2016 nhưng sự thật không phải thế. Khai thác cát chỉ là cái cớ để qua mặt cấp trên, họ chỉ chăm chăm khai thác vàng mà thôi".

Ông Thịnh cũng khẳng định rằng, Cty Hải Điệp vừa vượt mốc chỉ giới vừa vượt công suất hoạt động theo cam kết với địa phương nhưng chẳng thấy ai xử lý vi phạm cả. Chỉ có năm 2010 thấy Cty bị xử phạt lỗi rất cỏn con về công nghệ khai thác, dừng được một thời gian rồi sau đó lại thấy làm.

Trái với vẻ bức xúc của trưởng thôn Nà Diệc, Chủ tịch UBND xã Lạng San Hoàng Đức Tâm lại vô cùng bình thản trước bi kịch của người dân địa phương. "Đất sản xuất có hoàn thổ được hay không thì người dân chẳng liên quan gì vì họ đã bán cho các doanh nghiệp, các bưởng vàng rồi. Các doanh nghiệp sai phạm hay không thì tỉnh, huyện giải quyết chứ xã chẳng có quyền hành", ông Tâm nói.

Doanh nghiệp hứa hão

Song song với cuộc đổ bộ của các chủ bưởng vàng thổ phỉ, các doanh nghiệp cũng lao vào vùng tam giác vàng ở Na Rì để kiếm lời. Họ bài bản hơn, có nhiều quan hệ hơn nên lấy đất cũng dễ hơn. Họ công khai thành lập các bưởng vàng chứ không cần lén lút như phường vàng thổ phỉ.

Cách làm có khác, nhưng hệ lụy mà người dân phải gánh chịu thì như nhau. Trước khi lấy đất, các doanh nghiệp đều tung con bài hoàn thổ để thuyết phục chính quyền, nhưng khi mót hết vàng rồi, ruộng nương đều biến thành đất chết thì lời hứa hoàn thổ của các doanh nghiệp cũng chết theo.

Xã Lương Thượng là nơi vàng tặc hoạt động nhiều nhất ở huyện Na Rì. Cũng chính vì "truyền thống" này mà từ chỗ có 60ha đất sản xuất nông nghiệp bây giờ 446 hộ dân chỉ còn vỏn vẹn 30ha. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Duy Cầu "cay cú" đến mức nếu được phép thì ông bắt bọn vàng tặc bỏ tù cho bằng hết.

Không ai thống kê trên địa bàn Lương Thượng có bao nhiêu bãi vàng, nhưng dọc QL 279, những đồng ruộng nằm ven sông Bắc Giang đều bị cày xới tan hoang bởi vàng tặc.

"Trước đây chỉ có vàng thổ phỉ, mấy năm nay các doanh nghiệp cũng nhảy vào, họ lấy đất từ trên tỉnh nên xã không can thiệp được. Hoàn thổ hay không, tiến độ thế nào đều do doanh nghiệp cam kết với tỉnh. Nhưng nói thật nếu hoàn thổ thì cũng không sản xuất được vì đất đã bị rửa trôi, chỉ còn trơ đá với sỏi", ông Nguyễn Duy Cầu.

Năm 2006, UBND tỉnh Bắc Kạn cấp "giấy thông hành" cho các doanh nghiệp đổ bộ vào Lương Thượng với quy định về thời hạn khai thác là 3 năm, sau đó phải hoàn thổ đất sản xuất cho người dân. Ba doanh nghiệp "trúng thầu" là Cty Kim Mỹ Hưng, Cty Sơn Trang và An Thịnh.

Những cánh đồng lần lượt bị máy móc cày nát, dòng sông Bắc Giang lúc nào cũng đục ngầu. Nhiều thửa ruộng đã bị đào rộng từ 2- 4m, khoét sâu từ 8- 10m, xúc đất cho vào bao tải, kéo lên mặt đất rồi rồi vận chuyển ra suối để đãi.

Quá trình khai thác vàng, các Cty đã vượt quá giới hạn đất được thuê, gây sụt lún đất ruộng khiến họ phải bỏ dở canh tác. Nhà cửa ở các thôn Vằng Khít, thôn Pàn Xã bị sụt lún. Các Cty chắp vá bằng cách hứa đền bù thiệt hại hoa màu theo từng vụ.

Chẳng hạn như hộ ông Hồ Văn Vì ở thôn Vằng Khít có 3 sào ruộng ở cánh đồng Bắc Giang bị Cty Sơn Trang đổ đất vào ruộng, ngang nhiên khai thác ngoài chỉ giới. Ông Vì cùng xóm làng kêu hết cửa này đến cửa khác nhưng vẫn vô vọng. Nghe Cty hứa đền bù ông cũng yên tâm, nhưng chờ mãi không thấy gì mới biết bị lừa. Hết thời hạn khai thác, các doanh nghiệp nghỉ thật, nhưng việc hoàn thổ vì thế cũng nghỉ luôn.

Khi thuê đất của người dân để khai thác vàng, các doanh nghiệp trả mỗi mỗi mét vuông đất được 120 nghìn. Mức giá có thể xem phù hợp. Nhưng nhiều hộ nhận tiền xong tiêu hết, đất sản xuất có hoàn thổ cũng không canh tác được nên người dân chỉ có cách lên rừng làm vàng thổ phỉ.

"Khi cam kết để khai thác, các quy định đều bắt buộc Cty hoàn thổ mặt bằng và phủ một lớp đất màu 30cm mới trả lại cho người dân. Nhưng khai thác xong chẳng có doanh nghiệp nào thực hiện đúng theo quy định cả. Cùng lắm họ chỉ san cho dân mặt bằng rồi thôi, không một mét đất nào có thể sản xuất nổi", ông Cầu nói.

Hệ lụy từ các doanh nghiệp trên chưa thể khắc phục thì xã Lương Thượng tiếp tục nhận "trát" của cấp trên bắt người dân phải nhường 19ha đất sản xuất cho Cty Đồng Vàng lập mỏ vàng khai thác. Để tránh sự nhiếc móc, chửi bới của người dân như các doanh nghiệp trước, Cty Đồng Vàng vừa khai thác vừa san lấp mặt bằng theo hình thức cuốn chiếu. Nhưng hết hạn khai thác từ tháng 3, hết hạn hoàn thổ từ tháng 8 mà diện tích đất vẫn chỉ toàn hố sâu hun hút.

Ông Cầu khẳng định rằng, muốn sản xuất lại trên diện tích đất này thì cần ít nhất từ 3-5 năm nữa

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Xót xa cảnh cậu bé 7 tuổi xin ký tên để chị gái được làm phẫu thuật: Ông bà mất rồi, cháu có thể ký thay
16:44:39 19/11/2024
Vừa hết Miss Universe, Hoa hậu Kỳ Duyên lại phát ngôn gây tranh cãi
16:51:50 19/11/2024
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
19:38:45 19/11/2024
Lộ dung mạo chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh, bật mí 1 chi tiết khủng trong lễ cưới
16:56:15 19/11/2024
Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội
16:48:51 19/11/2024
Nghi vấn chồng sát hại vợ rồi tự sát
18:54:26 19/11/2024
Tấm ảnh bí mật của mẹ khiến chồng tôi thay đổi hoàn toàn sau màn phản đối kịch liệt về việc về quê sống
15:42:17 19/11/2024

Tin mới nhất

Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong

20:59:09 19/11/2024
Vào thời gian trên, một xe khách hợp đồng đưa đón học sinh lưu thông trên đường Hồ Chí Minh. Khi đi đến đoạn qua xóm 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An, xe khách dừng lại và cháu L.T.K.N. (5 tuổi) xuống xe để vào nhà.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h

15:05:34 17/11/2024
Do tác động của bão Man-yi, từ chiều 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16; sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.

Có thể bạn quan tâm

Diddy "ngồi trên đống lửa" vì mất tài liệu mật, khó thoát tội, luật sư nói gì?

Sao âu mỹ

21:44:50 19/11/2024
Trong 2 tháng bị tạm giam, Sean Diddy Combs không hề an phận mà liên tục làm đủ trò để được tại ngoại. Mới đây, nam rapper còn được cho là đang bức xúc tột độ vì bị tịch thu một số tài liệu mật.

5 lý do nên gội đầu bằng nước lá ổi

Làm đẹp

21:04:17 19/11/2024
Là một kho chứa phong phú các flavonoid bao gồm quercetin và các chất chống oxy hóa như vitamin C được biết đến với tác dụng tích cực đối với sức khỏe của tóc. Flavonoid có trong nước lá ổi sẽ bảo tồn và hồi phục độ bóng cho tóc.

Những thông điệp đắt giá từ 'Đôi bạn học yêu': Bộ phim chữa lành nhất tháng 11

Phim châu á

20:57:47 19/11/2024
Đôi bạn học yêu được mệnh danh là một liều thuốc chữa lành cho khán giả tại rạp chiếu tháng 11 bởi câu chuyện tình yêu, tình bạn, tuổi trẻ đầy những hoài niệm và thông điệp ý nghĩa.

ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai

Thế giới

20:55:22 19/11/2024
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.

Bị đuổi việc vì ngủ gật trong giờ làm, một giám đốc khởi kiện công ty: Tòa án ra phán quyết bất ngờ, tiền bồi thường lên đến 1 tỷ

Netizen

20:55:12 19/11/2024
Sau quyết định bị sa thải đầy chóng vánh, người đàn ông Trung Quốc quyết định khởi kiện công ty mà mình đã cống hiến suốt 20 năm.

Chuyển Công an điều tra dấu hiệu trốn thuế tại một tập đoàn năng lượng mặt trời

Pháp luật

20:54:48 19/11/2024
Ngày 19/11, ông Bùi Văn Chuẩn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa chuyển thông tin Công ty CP Ea Súp 3 sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra làm rõ dấu hiệu trốn thuế.

Sao Việt công khai có con riêng 5 tuổi khiến nhiều người hốt hoảng

Sao việt

20:46:13 19/11/2024
Trong bài đăng mới trên trang cá nhân, Minh Thu đã khoe ảnh selfie cùng con trai đầu lòng. Nữ diễn viên khoe nhan sắc xinh đẹp, gương mặt rạng rỡ bên quý tử.

Thanh Hằng mặc váy nặng 20kg, Khả Ngân diện đồ đen huyền bí ở sự kiện

Phong cách sao

20:41:08 19/11/2024
Siêu mẫu Thanh Hằng diện đầm nặng 20kg, diễn viên Khả Ngân, Hồng Diễm, Lương Thanh cùng mặc đồ đen... trong show thời trang tối 17/11.

Loạt bằng chứng cho thấy em út BTS chính là "bạn trai độc hại" bị Rosé đề cập trong album mới?

Nhạc quốc tế

20:36:03 19/11/2024
Dù phải đến 6/12 album đầu tay Rosie của giọng ca chính BLACKPINK mới chính thức trình làng , nhưng những ngày gần đây các bài hát trong album đã ngập tràn các nền tảng.

Chàng trai 2k1 đăng đúng 6 chữ khiến làng nhạc "rạo rực"

Nhạc việt

20:29:21 19/11/2024
0h ngày 19/11 - đúng sinh nhật tuổi 23, Wren Evans bất ngờ đăng tải dòng trạng thái Để anh mang mùa đông về , lập tức gây bão MXH.

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 22: Kiên và Linh bị bắt quả tang

Phim việt

20:00:30 19/11/2024
Trong tập 21, Kiên rất vui vì có Linh phụ giúp thiết kế xe nước để anh chuẩn bị bán hàng. Cả hai cùng mang ra khu vực vắng vẻ của trường để tiện trải đồ nghề ra làm xe nước.