Hàng vạn ô tô thuế 0% tràn về: Hàng nhập giá “ngon”, xe nội gặp khó
Sau khi vượt qua “rào cản” Nghị định 116, ô tô nhập khẩu bắt đầu tràn vào Việt Nam. Cả chục mẫu xe mới nhập khẩu nguyên chiếc, được tung ra vào thời điểm cuối năm, cùng số lượng lớn, đang gây sức ép lên xe trong nước.
Xe ngoại nhập về ồ ạt
Tháng 8 và 9/2018 là thời điểm sôi động của thị trường ô tô với gần chục mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực ASEAN hưởng thuế 0% ra mắt, điển hình là các mẫu: Mitsubishi Xpander, Mazda BT 50, Ford Everest, Ford Ranger, Toyota Yaris, Toyota Wigo, Toyota Rush, Toyota Avanza, Honda HR-V,…
Xe nhập dồn dập về nước và bung hàng, bù lại doanh số bán thấp từ đầu năm tới nay.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 8/2018 có trên 5.600 chiếc xe nhập khẩu đã được bán ra, tăng trưởng tới 66% so với trước đó, dù đang là thời điểm thị trường xe ảm đạm nhất trong năm khi trùng với “tháng cô hồn”.
Xe nhập khẩu đổ về VN trong tháng 8,9
Trong khi đó, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, riêng trong tháng 8/2018 có hơn 11.000 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước. Con số này tương đương với số xe nhập hàng tháng của năm 2017, khi Nghị định 116 chưa có hiệu lực.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, từ giữa tháng 7/2018 đến nay, lượng ô tô con dưới 9 chỗ ngồi, nhập về Việt Nam đã tăng nhiều so với trước, khoảng từ 1.500-2.000 xe mỗi tuần. Liên tục cập cảng để chờ làm thủ tục và giao hàng, báo hiệu xe nhập khẩu đã khai thông bế tắc và tràn vào Việt Nam.
Trong khi đó, xe sản xuất lắp ráp tuy vẫn có doanh số lớn, nhưng lại đang theo chiều hướng suy giảm. Cụ thể, theo báo cáo từ VAMA, tiêu thụ xe lắp ráp trong nước tháng 8/2018 đạt 14.875 xe, giảm 18% so với tháng trước và giảm khoảng 4% so với cùng kỳ 2017.
Video đang HOT
Công ty GM Việt Nam đã âm thầm ngừng lắp ráp ô tô từ cách đây vài tháng. Các mẫu xe lắp ráp của DN này gồm: Spark, Aveo, Cruze, Captiva,… chỉ còn hàng tồn kho được các đại lý bán nốt. DN này đang phân phối và quảng bá mạnh cho hai mẫu xe nhập khẩu là Colorado và Trailblade.
Mặc dù xe nhập khẩu được hưởng thuế 0% nhưng mức giảm giá chưa như mong đợi. Song, nó bắt đầu gây áp lực lên ô tô trong nước, do tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người Việt.
Xe trong nước bất an
Trong khi đó, xe sản xuất lắp ráp trong nước dự báo sẽ gặp bất lợi khi cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc hưởng thuế 0%. Các DN cho biết, nếu xe nhập khẩu tràn vào nhiều, giá sẽ còn giảm nữa và xe sản xuất lắp ráp trong nước khó có thể cạnh tranh, bởi giá thành cao hơn khoảng 10-15%.
Trên thực tế, hiện có tới 90% linh kiện cung cấp cho các DN lắp ráp ô tô trong nước phải nhập khẩu. Khi nhập khẩu linh kiện, các DN phải chịu thêm chi phí đóng gói và thuế nhập khẩu. Về nhà máy lại phải dỡ ra, rồi lắp ráp thành xe, trong khi quy mô và sản lượng thấp, khiến cho các chi phí sản xuất xe trong nước cao hơn xe nhập nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia.
Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2018, các công ty lắp ráp ô tô tăng cường mở rộng, nâng công suất, như Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) đã khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy Thaco Mazda với công suất ban đầu 50.000 xe/năm. Công ty Huyndai Thành Công mở rộng sản xuất, lắp ráp dòng xe thương mại công suất 42.000 xe/năm… Qua đó, sản xuất và lắp ráp trong nước phục hồi mạnh, đạt 114.600 xe các loại, tăng khoảng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Cơ quan này ước tính, lượng sản xuất, lắp ráp ô tô của các DN trong nước cả năm 2018 sẽ đạt khoảng 235.000 xe các loại, giảm 1,3% so với năm 2017. Trong đó, quý 3 và quý 4, mỗi quý sản xuất, lắp ráp khoảng 60.000 xe. Tuy nhiên, sản xuất là một chuyện, còn tiêu thụ được hết hay không lại là câu chuyện khác.
Trong khi đó, dự án mở rộng nhà máy của Công ty Hyundai Thành Công hợp tác với Hyundai Motor Hàn Quốc, sản xuất xe du lịch Hyundai, đang được đầu tư mở rộng; cùng với đó, dự án xe ô tô của tập đoàn VinGroup sắp hoàn thành, sẽ là tín hiệu tốt cho việc tăng sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong thời gian tới.
Nhưng nếu xe nhập tràn vào với số lượng lớn, giá rẻ thì DN ô tô trong nước chắc chắn gặp khó.
Để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, cần có biện pháp để kiểm soát tốt lượng ô tô nhập khẩu và hỗ trợ cho sản xuất, lắp ráp trong nước.
Các DN vẫn đang chờ đợi những điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng theo nguyên tắc thấp hơn mức thuế nhập khẩu ô tô thành phẩm. Cùng với đó là ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa cao (không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước) để tạo động lực cho xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Theo Trần Thủy
Vietnamnet
Ô tô nhập khẩu trở lại, sức mua vẫn giảm trong tháng Ngâu
Bất chấp nhiều mẫu ô tô nhập khẩu ồ ạt trở lại Việt Nam, sức mua vẫn tiếp tục sụt giảm trong tháng 8.2018, thời điểm trùng với tháng 7 âm lịch mà người Việt hay gọi là tháng cô hồn.
Sức mua ô tô trong tháng 8.2018 giảm 4% so với tháng 7.2018
Trong khoảng thời gian này hằng năm, người Việt thường có quan niệm kiêng kỵ một số hoạt động "công to việc lớn" như động thổ xây nhà, mua bán nhà đất hay xe hơi... Vì vậy, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) ô tô tham gia vào thị trường Việt Nam cũng phần nào bị ảnh hưởng.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 8.2018 doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 20.504 xe, giảm 4% so với tháng 7.2018 và giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lượng tiêu thụ xe du lịch giảm 2%, xe thương mại giảm 9% và xe chuyên dụng giảm 4% so với tháng trước.
Đây đã là tháng thứ 3 liên tiếp (tính từ tháng 6.2018), tiêu thụ ô tô tại Việt Nam sụt giảm. Theo các DN kinh doanh ô tô tại TP.HCM, tâm lý chờ đợi các mẫu mã mới của người tiêu dùng cùng với quan niệm về tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch) chính là lý do kìm hãm sức mua của thị trường ô tô. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh trong tháng 7 âm lịch năm này, nhìn chung không quá ảm đạm như dự đoán của nhiều DN từ đầu tháng.
Nhiều khách hàng bỏ qua quan niệm kiêng kỵ, để mua ô tô ngay trong tháng Ngâu
Đại diện đại lý Chevrolet Đông Đô Thành, Quận 2, TP.HCM cho biết: "Doanh số bán hàng sụt giảm trong tháng Ngâu là điều mà hầu hết các đại lý đều đã dự báo được từ trước, bởi đây là đặc trưng của thị trường ô tô Việt. Tuy nhiên, tác động từ những chương trình ưu đãi giá, kích cầu... giúp doanh số không giảm quá sâu. Thực tế trong tháng Ngâu vừa qua, một bộ phận khách hàng vẫn sẵn sàng mua xe hơi. Quan niệm kiêng kỵ trong tháng Ngâu nhìn chung đã thoáng hơn so với trước đây".
Điều này, một phần xuất phát từ sự trở lại của các mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, vốn đã hút khách như: Toyota Fotuner, Ford Ranger, Toyota Yaris... Theo thống kê từ VAMA, doanh số Fotuner đạt hơn 900 xe, Yaris đạt 330 xe, Ford Ranger đạt hơn 160 xe... trong tháng 8.2018. Vì vậy, sau nhiều tháng liên tiếp sụt giảm lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu (CBU) đã tìm lại được đà tăng trưởng với 5.629 xe bán ra, tăng 66% so với tháng trước. Trong khi đó, lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước (CKD) chỉ đạt 14.875 xe, giảm 18% so với tháng trước.
Lượng tiêu thụ ô tô tại VN qua các tháng của năm 2018
Ngoại trừ GM Việt Nam, Honda, Toyota và Mitsubishi vẫn giữ được đà tăng trưởng, doanh số bán của các hãng xe còn lại đều sụt giảm so với tháng 7.2018. Cụ thể, lượng tiêu thụ các mẫu xe Ford trong tháng 8.2018 giảm 6%, Mercedes-Benz giảm 26%, Mazda giảm 16%, KIA giảm 20%...
Tính tổng cộng 8 tháng đầu năm, tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA đạt 169.040 xe, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xe lắp ráp trong nước đạt 139.646 chiếc, tăng 10% so với năm ngoái, trong khi xe nhập khẩu đạt 29.394 chiếc, giảm 41%.
Khi thời điểm bán hàng khó khăn nhất trong năm đã đi qua cùng với sự xuất hiện ồ ạt của ô tô nhập khẩu, xe lắp ráp trong nước có thêm mẫu mã mới... các DN ô tô dự báo thị trường Việt Nam sẽ sôi động trở lại bắt đầu từ tháng 9.2018.
Hoàng Cường
Ảnh: Trần Hoàng
Theo Thanh niên
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam Tháng 8/2018 đánh dấu sự trở lại của nhiều dòng xe nhập khẩu như Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Xpander,... với số lượng 11.000 xe các loại, cao nhất từ đầu năm tới nay. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 20.504 xe, bao...