Hàng vạn người Việt ở nước ngoài mong mỏi có chuyến bay hồi hương dịp Tết
Hai năm dịch bệnh người xa xứ không thể về nước, càng dịp Tết càng muốn về. Hiện chuyến bay giải cứu không có, chuyến bay combo chi phí đắt đỏ, vì vậy mong Việt Nam sớm mở lại chuyến bay thường lệ.
Không còn bay giải cứu, vé combo đắt đỏ
Bên lề Hội nghị Ngoại giao 31 tại Hà Nội, trao đổi với PV Dân trí về tình hình kiều bào tại Nga và kế hoạch Việt Nam khôi phục lại đường bay quốc tế trong thời gian tới, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi cho biết, những người xa xứ bao giờ cũng muốn về nước, càng dịp Tết đến xuân về càng mong muốn về hơn.
“Có khoảng 60.000 – 80.000 bà con Việt kiều tại Nga mong muốn sớm được về quê ăn Tết, nhất là sau hai năm gặp khó khăn đi lại vì đại dịch Covid-19″ – ông Khôi thông tin.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, các chuyến bay giải cứu trong giai đoạn đầu tình hình dịch bệnh hết sức khó khăn nên bà con không về được. Bây giờ dịch bệnh trong nước đã kiểm soát rất tốt, vaccine tiêm được nhiều nhưng các chuyến bay giải cứu hầu như không triển khai nữa. Hiện có một số chuyến bay chúng ta hay quen gọi là combo tức là kết hợp bay và khách sạn để cách ly nhưng cũng có bất cập.
“Vì là chuyến bay combo không định kỳ, không thường xuyên nên chi phí sẽ đắt đỏ vì hàng không, khách sạn, công ty tổ chức… cho nên giá vé thực sự rất cao khiến nhiều bà con không thể đáp ứng được điều kiện mua vé, họ mong muốn về nhưng phải tính toán nhiều yếu tố khác nhau” – ông Khôi nói.
Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi (Ảnh: Mạnh Quân).
Video đang HOT
Đại sứ Đặng Minh Khôi cho rằng Việt Nam một trong rất ít nước có tỷ lệ tiêm vaccine rất cao nên việc sớm mở lại chuyến bay thương mại chở khách nhập cảnh về nước… là đáp ứng được tình hình bình thường mới. Trong nước một ngày có hàng nghìn ca mắc Covid-19, nhưng bà con nước ngoài về Việt Nam mắc bệnh rất ít đã cho thấy rõ ràng từ bên ngoài về không phải nguồn lây bệnh trong nước. Quan trọng chúng ta phải yêu cầu bà con test PCR, tiêm 2 mũi vaccine, theo dõi ở nhà, test ngay tại sân bay để đảm bảo thông thương như bình thường để kinh tế phát triển.
Ngoài nhu cầu về nước của người Việt tại nước ngoài, ông Khôi cũng cho biết nhiều doanh nghiệp của Nga muốn vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư làm ăn. Do quy định của chúng ta hết sức chặt chẽ, khách nước ngoài vào phải có danh sách đơn vị tiếp đón, danh sách vào phải được duyệt, về đây phải cách ly. Trong khi đó, các nhà doanh nghiệp làm ăn không có nhiều thời gian.
“Kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, nếu chúng ta không kịp thời đón các doanh nghiệp vào thì người ta sẽ chuyển sang các nước khác thuận tiện hơn, như vậy chúng ta lại lỡ nhịp để khôi phục phát triển kinh tế” – ông Khôi nói.
Singapore đề nghị Việt Nam mở “làn xanh vaccine”
Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng thông tin, nhu cầu mong muốn Việt Nam mở cửa trở lại rất cao, nhất là các doanh nghiệp đa quốc gia, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong 2 năm vừa qua.
“Hiện nay, “quốc đảo sư tử” đang kiểm soát dịch theo hướng tính tỷ lệ người tử vong và người nhập viện vì Covid-19, điều này đã mở đường bay thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Họ không muốn đối tác chiến lược và nhiều tiềm năng như Việt Nam trở thành nước cuối cùng trong ASEAN mở cửa với Singapore, các doanh nghiệp đang rất háo hức” – ông Dũng nói và cho biết trước đây chưa có dịch bệnh, giữa Việt Nam và Singapore duy trì 20 chuyến bay/ngày với khoảng 3.000 khách/ngày.
Ông Mai Phước Dũng – Đại sứ Việt Nam tại Singapore (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo Đại sứ Mai Phước Dũng, Singapore đã đề nghị Việt Nam mở “làn xanh vaccine”, trong đó điểm quan trọng nhất là công dân Singapore tiêm đủ liều vaccine và xét nghiệm âm tính SAR-CoV-2 trước khi bay sẽ không phải cách ly khi nhập cảnh Việt Nam, họ sẽ xét nghiệm trong ngày đầu tiên ở Việt Nam và được đi lại tự do nếu âm tính.
“Khi nghe thông tin ngày 1/1/2022 Việt Nam mở lại đường bay thương mại quốc tế thường lệ, người Việt ở Singapore rất mừng và mong chờ. Đối với 3.000 người ở Singapore đã đăng ký về nước, nếu không có chính sách mới, họ sẽ không thể về được trong dịp Tết này” – ông Dũng nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng Long – Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh – cho biết cộng đồng người Việt Nam ở Vương quốc Anh khá đông đảo, khoảng 80.000 – 100.000 người, rất đa dạng, phong phú, nhiều thành phần.
Thông tin về tình hình dịch bệnh ở Anh hiện nay, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long cho biết hàng ngày số ca nhiễm còn tương đối cao nhưng Anh đã mở cửa và đã chọn chính sách sống chung, về cơ bản là xã hội quay trở lại. Hết tháng 12 này, ở Anh sẽ tiêm xong cho người lớn mũi 3, vì thế tiêm chủng chính là lời giải.
“Ở Anh bây giờ chỉ đánh giá liệu có bị vào viện và bị trở nặng hay không, còn lây nhiễm thì họ coi như cúm mùa. Họ đang theo dõi sát sao độ lây lan, độc lực và khả năng tàn phá của biến chủng mới Omicron, nếu vaccine chống lại được biến chủng thì cũng không đáng ngại. Họ sẽ có đánh giá trong 2 tuần tới, nếu ổn thì việc đầu tiên của người Anh là đi nước ngoài, đi du lịch, là đi các thị trường du lịch truyền thống và đối với thị trường du lịch tiềm năng như Việt Nam cũng là nơi nhu cầu lớn” – ông Long cho hay.
Đối với cộng đồng người Việt tại Anh, vị Đại sứ bày tỏ mong mỏi của bà con là được về quê ăn Tết và rất mong Chính phủ cho nối lại đường bay thương mại, tất nhiên là phải tuân thủ các quy định bảo đảm phòng chống dịch. Nhà chức trách của Anh cũng rất ủng hộ nối lại đường bay hai nước, sân bay ở Anh luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất.
Vải đóng hộp 'Made in Vietnam' lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu thị châu Á lớn nhất Pháp
Phóng viên TTXVN tại Paris dẫn thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết hơn 20 tấn vải đóng hộp của Việt Nam lần đầu tiên lên kệ hệ thống siêu thị tại Pháp.
Những hộp vải đầu tiên "Made in Vietnam" được bày bán tại kệ siêu thị Tang Frères ở thủ đô Paris (Pháp). Ảnh: Sơn Vũ
Đây là công ty vải đóng hộp đầu tiên được nhập khẩu trực tiếp bởi Tang Frères - hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nhập khẩu, nhà phân phối bán buôn thực phẩm châu Á lớn nhất tại Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên trái cây đóng hộp của Việt Nam được bày bán trên kệ hàng của một chuỗi phân phối bán lẻ tại Pháp.
Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đánh giá sự kiện này là một thành công rất quan trọng, mở ra một hướng phát triển mới cho trái cây Việt Nam trên thị trường Pháp và Liên minh châu Âu (EU). Ông chia sẻ: "Mặc dù chúng ta đã có những doanh nghiệp mạnh về trái cây đóng hộp, nhưng cho tới nay các sản phẩm này mới chỉ được nhập khẩu vào Pháp với số lượng ít, qua các đầu mối nhập khẩu nhỏ. Vì vậy, đối với phân khúc thị trường trái cây này, chúng ta vẫn còn rất nhiều dư địa, và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tối đa cơ hội, giảm tải cho sức ép rất lớn về đầu ra mỗi khi đến mùa vụ thu hoạch, đồng thời cũng khẳng định năng lực cung cấp trái cây ổn định của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các đối tác quốc tế". Tuy nhiên, ông cũng lưu ý các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để có được một kế hoạch phát triển bài bản, dài hạn đủ để có thể tiếp cận thị trường khó tính châu Âu, qua đó xây dựng cho bức tranh chung Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value).
Theo ông Vũ Anh Sơn phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp, để có được thành công này, Thương vụ đã phối hợp chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, trong việc lựa chọn các nhà cung cấp có năng lực và hiểu biết về thị trường. Bên cạnh đó, việc khai thác mạng lưới cộng tác viên xuất khẩu đã phát huy tác dụng để tìm được những đối tác tiềm năng nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong suốt quá trình làm việc do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với đối tác trong khi quá trình sản xuất, vận chuyển bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng COVID-19 vừa qua tại Việt Nam. Nhưng với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Pháp và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, thông tin được trao đổi liên tục, xuyên suốt đã tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau từ cả hai phía doanh nghiệp để đạt được thỏa thuận và hoàn tất bước đầu của hợp đồng ngay giữa đỉnh dịch.
Ông Sơn cũng cho biết thông qua đối tác Pháp này, hàng hóa của Việt Nam sẽ vừa tiếp cận đông đảo người tiêu dùng Pháp, vừa tiếp cận được các khách hàng chuyên nghiệp như các nhà hàng, các cửa hàng, siêu thị nhỏ ở vùng xa xôi, và cũng mở ra cơ hội để trái cây đóng hộp Việt Nam đến được các đại siêu thị.
Tang Frères hiện là hệ thống phân phối bán lẻ, nhà nhập khẩu, nhà phân phối bán buôn thực phẩm châu Á lớn nhất tại Pháp. Ảnh: Sơn Vũ
Tới nay, hiệp định EVFTA đã và đang có những ý nghĩa rất lớn đối với việc khai thông, mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài những lợi ích dễ nhận thấy nhất là về mặt thuế quan, việc Việt Nam tham gia Hiệp định này đã truyền tải đi những thông điệp, hình ảnh tích cực tới các đối tác nước ngoài. Thực tế cho thấy nhiều đối tác là các hệ thống phân phối nước ngoài đang cân nhắc, theo nhiều hình thức khác nhau, tăng tỷ lệ hàng hóa Việt Nam trong hệ thống của họ, ngay cả khi rất nhiều nhóm hàng hóa đã được hưởng thuế quan 0% từ trước khi Hiệp định có hiệu lực.
Hoạt động xúc tiến trái cây đóng hộp là tiếp nối chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương nhằm tạo nhu cầu cho thị trường và mở đầu ra cho nông sản Việt Nam tại Pháp. Đây cũng là một phần trong các hoạt động thuộc Đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài".
Trước đó, bên lề chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hồi đầu tháng 11, Tuần lễ hàng Việt Nam tại chuỗi siêu thị Carrefour đã được tổ chức rất thành công tại Pháp, mở đường cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường siêu thị Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.
PVcomBank FinFan hợp tác cùng phát triển dịch vụ nhận kiều hối Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Công ty Cổ phần Nhất Phương (FinFan) đã hợp tác với nhau về nền tảng công nghệ để phát triển dịch vụ nhận tiền kiều hối trực tiếp qua tài khoản thanh toán. Sự kiện đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của PVcomBank trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phục...