Hàng vạn người dân xem pháo hoa, giao thông Hà Nội tê liệt
Tối 10/10, khắp các tuyến đường phố nơi gần 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao ở Hà Nội rơi vào cảnh ùn tắc giao thông trầm trọng khi hàng trăm nghìn người đổ về thưởng thức.
Khu vực này gần điểm bắn pháo hoa công viên Thống Nhất nên người dân tìm đến xếp xe máy tràn lan chờ đợi. Ảnh: Dung Dang.
Trước giờ dàn pháo hoa đón chờ 60 năm giải phóng Thủ đô “điểm hỏa”, hàng vạn người Hà Nội đã nô nức đổ về các điểm nút trọng điểm để đón chờ giây phút thiêng liêng này.
Theo ghi nhận của phóng viên Vietnam , từ khoảng 19 giờ tối 10/10, tại ngã tư Hàng Bài-Hai Bà Trưng, dòng người đã bắt đầu bị ứ lại do cấm đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ phân làn, phân luồng.
Nhích từng chút một len lỏi để thoát khỏi dòng người đi bộ, anh Khánh Huy (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, chỉ vì muốn tận hưởng màn pháo hoa nên dù đông anh vẫn cố gắng đi xem.
Cùng chung tâm trạng, vợ chồng anh Nguyễn Tiến Đại (Hoàng Mai, Hà Nội) đã phải gửi xe máy mất 50 ngàn để đi bộ vào Hồ Gươm.
“Cấm đường từ chiều nên anh phải gửi xe máy từ tít tận Hai Bà Trưng rồi đi bộ đến đây”. Anh chia sẻ.
Hòa mình trong dòng người nườm nượp đi bộ ra hồ, cụ Hải (82 tuổi) vẫn vui vẻ cho hay: “Dù mệt nhưng đây là sự kiện lớn nên bà phải cố gắng đi xem”.
Không khí trước thời điểm bắn pháo hoa đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Nhiều người dân đã phải “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận gửi xe máy với giá 50 ngàn đồng hoặc ô tô với giá 150-200 ngàn đồng/lượt để xem được màn trình diễn pháo hoa.
Nhiều người đã phải đặt chỗ trước ở những quán cà phê gần Bờ Hồ để có được vị trí đẹp ngắm pháo hoa với giá rất đắt, có nơi lên đến cả triệu đồng cho một vị trí.
Các chương trình nghệ thuật diễn ra tại sân khấu Quảng trường Cách mạng tháng Tám, sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ và trình diễn thời trang “Hương sắc Hà Nội” ở Văn miếu Quốc Tử Giám.
Vào thời điểm 20 giờ 40 phút, theo ghi nhận của phóng viên Vietnam tại khu vực Hồ Tây, các tuyến đường chính hiện đều hết sức đông đúc. Dòng xe nườm nượp ken kín các tuyến Yên Phụ, Lạc Long Quân, Thanh Niên… nơi gần điểm bắn pháo tầm cao.
Ngoài ra, hàng trăm người từ các ngõ nhỏ cũng cố gắng len lỏi đi bộ từ các ngách, ngõ Thủ đô ra ven hồ đợi giờ phút thiêng liêng của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Biện Linh, nhà ở An Dương, mặt đỏ gay vì chen lấn giữa hàng trăm người đang dồn dần ra trước điểm bắn pháo cho hay: “Mặc dù đi làm về rất mệt, nhưng em vẫn cố gắng cùng gia đình ra Hồ Tây ngắm pháo hoa nhân ngày kỷ niệm giải phóng Thủ đô.”
Một số hình ảnh Hà Nội trong đêm kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng
Video đang HOT
Ngã tư Kim Liên là một trong những địa điểm ùn tắc nghiêm trọng ngay từ 20h tối. Các phương tiện đang lưu thông cũng phải dừng lại chờ đến khi hết pháo hoa mới có thể đi tiếp.
Khu vực gần sân vận động Mỹ Đình cũng tương tự. Ảnh: Minh Tu Trinh – Otofun
Ô tô kẹt cứng giữa dòng người đi bộ và xe máy. Ảnh: Huy Milan.
Ô tô, xe máy xếp hàng dài trên đường thoát khỏi quảng trường Mỹ Đình. Ảnh: Lê Hiếu.
Đường Lê Đức Thọ đoạn gần khách sạn Crowne lúc 21h30. Ảnh: Lê Hiếu.
Ước tính lượng người xem pháo hoa lần này quá tải không kém so với hồi lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội năm 2010.
Sau khi kết thúc cả tiếng đồng hồ, nhiều người vẫn chưa thể ra về đành ngồi trên xe chờ đợi. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Khu vực đường Thanh Niên gần điểm bắn hồ Tây. Ảnh: Duy Hiếu.
Khu vực Lạc Long Quân, sát trận địa pháo hoa cũng đông nghẹt. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Khu đô thị Văn Quán, một trong những địa điểm bắn pháo hoa ở quận Hà Đông cũng thu hút người dân. Ảnh: Nguyễn Chí Công.
Nhiều người lên mạng xã hội than thở bị chết bẹp và lần sau không dám ra đường xem pháo hoa thêm lần nào khác vì quá sợ.
Việt Hoàng (Tổng hợp)
Theo NTD
"Ngày trở về quân đi như sóng!"
"60 năm đã qua, những cảm xúc trong ngày Giải phóng Thủ đô vẫn ùa về vẹn nguyên trong tâm trí tôi. Ngày trở về đó quân đi như sóng giữa cờ hoa rợp khắp phố phường, người người rạng rỡ", Đại tá Nguyễn Hữu Tài nhớ lại.
Trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Đại tá Nguyễn Hữu Tài - nhân chứng lịch sử - chia sẻ, khi nhớ lại những ngày lịch sử trọng đại ấy, thế hệ những người như ông luôn cảm thấy bồi hồi, xúc động với lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ tới Bác Hồ - vị lãnh tụ thiên tài và kính yêu, nhớ tới Đại tướng Võ Nguyên giáp - người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhớ tới hàng vạn đồng chí, đồng đội đã ngã xuống trên các chiến trường cùng hàng triệu đồng bào đã hi sinh để Tổ quốc, Thủ đô có ngày hôm nay.
Hàng vạn người chào đón đoàn quân tiến vào Hà Nội
Hình ảnh Đại tá Tài còn nhớ như in trong ngày ra đi, đó là cả thành phố nghi ngút cháy sau lưng. Cho dù trong những đêm dài hành quân chiến đấu, những người lính quần áo tả tơi nhưng vẫn mơ về Hà Nội "dáng kiều thơm" và hẹn ngày trở lại.
Suốt năm tháng chiến đấu gian khổ, ác liệt, Đại tá Tài cho biết, những chiến sĩ lúc đói, lúc no nhưng rất vui sướng khi tiêu diệt dù chỉ là một đồn địch, giải phóng đồng bào một thôn, một xã khỏi ách nô lệ của địch. Niềm vui sướng gấp bội khi tiêu diệt 1 loạt cứ điểm địch, giải phóng một vùng, một huyện. Và niềm vui sướng tột đỉnh khi được tiến về giải phóng Thủ đô, trái tim của cả nước, biểu tượng của cả dân tộc.
"Trong suốt những năm dài chiến đấu gian khổ, chúng tôi tích góp từng thắng lợi nhỏ với bao hi vọng và mong đợi ngày trở về", Đại tá Nguyễn Hữu Tài chia sẻ.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài vẫn nhớ như in ngày trở về "quân đi như sóng" giữa cờ hoa rợp khắp phố phường, người người rạng rỡ. Từ các cụ già, em bé, bác lao công đến các trí thức, nhà kinh doanh, thiếu nữ Thủ đô với áo dài thướt tha đón mừng bộ đội Cụ Hồ như đón con em trở về nhà.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài vẫn nhớ như in hình ảnh đoàn quân tiến vào Hà Nội
"60 năm đã qua, những cảm xúc thăng hoa trong ngày Giải phóng Thủ đô vẫn ùa về, vẹn nguyên trong tâm trí chúng tôi. Với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hà Nội, quân và dân Thủ đô đã lập bao kỳ tích, xứng đáng là một Thủ đô anh hùng", Đại tá Tài xúc động nói.
Theo Đại tá Tài trong thời kỳ hòa bình, Thủ đô ta đã có những thành tích đáng tự hào, đang thay da đổi thịt hàng ngày, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể. Những xóm nghèo dần được thay thế bằng khu đô thị mới khang trang và các khu công nghiệp mới hiện đại.
Tuy nhiên, những người lính già như Đại tá Tài vẫn băn khoăn, mong muốn làm thế nào để Thủ đô Hà Nội xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Về khách quan, Thủ đô đang phát triển vượt bậc nhưng theo Đại tá Tài lối sống của một bộ phận người dân còn chưa theo kịp.
Cụ Đặng Thị Kim Thúy xúc động trong những ngày kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô
Cụ Đặng Thị Kim Thúy - một cựu chiến binh cảm thấy rất xúc động và tự hào khi được đóng góp công sức nhỏ bé vào giải phóng Thủ đô 60 năm trước. "Tâm thế của người chiến thắng, từ phía Tây chúng tôi tiến vào Thủ đô. Lúc đó đường phố đông lắm, từ trẻ em, thanh niên, thiếu nữ hay người già, tất cả đều hồ hởi vẫy chào đoàn quân", cụ Thúy nhớ lại.
Đại diện cho thế hệ trẻ, sinh viên Nguyễn Thị Việt Linh cho biết, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, qua các bài học lịch sử, tư liệu trên sách báo, biết rằng ngày 10/10/1954 đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Hà Nội khẳng định với thế giới một Hà Nội anh hùng, ghi dấu về đoàn quân trở về trong sự đón chào hân hoan của hàng vạn người dân.
"Không được chứng kiến những giây phút lịch sử huy hoàng 60 năm về trước nhưng chúng em cũng hiểu rằng, biết bao người con ưu tú của Thủ đô và cả nước đã hi sinh xương máu cho Thủ đô và cả nước" - Nguyễn Thị Việt Linh nói.
Nữ sinh viên khẳng định, truyền thống dân tộc ấy đã đã tiếp lửa, khơi dậy lòng tự hào, tinh thần độc lập, phát huy ở mỗi thanh niên ý thức tự cường, đóng góp sức lực để xây dựng, bảo vệ Thủ đô và đất nước.
Quang Phong
Theo Dantri
Kỷ vật vô giá của Hà Nội thời kỳ hào hùng 1946-1947 Hàng chục hiện vật lịch sử về 60 ngày đêm khói lửa 1946-1947 ở Hà Nội đã được giới thiệu nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô. Bom ba càng và các loại súng Trung đoàn Thủ đô đã sử dụng trong 60 ngày đêm khói lửa 1946 - 1947. Hình ảnh Kiến Thức ghi lại tại trển lãm "Hà...