Hàng tỷ USD tiền “bẩn” được mang lậu bằng đường hàng không như thế nào?
Các chuyến bay từ Heathrow đến Dubai có hai yếu tố quan trọng để những kẻ “rửa tiền” lợi dụng: Một sân bay không quét hành lý của khách đi qua để phát hiện tiền mặt và sân bay kia hoan nghênh các bao tải tiền đó.
Từ những lỗ hổng an ninh
Một ngày tháng 8/2020, Jo-Emma Larvin đẩy một chiếc xe đẩy hành lý chất đầy vali qua Sân bay Heathrow ở London và giao hộ chiếu của mình cho một đại lý của hãng hàng không Emirates Airline để đáp chuyến bay đến Dubai.
Larvin đang đi du lịch bằng vé hạng thương gia với một người phụ nữ khác và họ cùng nhau nhấc 7 chiếc vali nặng lên băng chuyền. Cô ta nhắn tin với bạn trai trên đường đến khu vực an ninh.
“Em có thấy ổn không?”, anh ta hỏi.
“Ổn, đúng như chúng mình dự đoán,” Larvin đáp.
Bên trong những chiếc vali của Larvin là hàng triệu bảng Anh tiền mặt được cột bằng dây chun (dây nịt) và bọc trong túi ni-lon. Số tiền kể trên được chuyển đến một kẻ “rửa tiền” quốc tế, kẻ này đã tính một khoản phí khổng lồ cho khách hàng để đổi tiền mặt lấy vàng hoặc các loại tiền tệ khác. Lộ trình ưa thích của những vali “tiền bẩn” này là đến Dubai từ Heathrow, sân bay số 1 và 2 trong số những sân bay bận rộn nhất thế giới dành cho hành khách quốc tế.
Hình ảnh từ đoạn phim CCTV do Cơ quan Phòng chống tội phạm Vương quốc Anh (NCA) công bố cho thấy một trong những kẻ buôn lậu tại sân bay Heathrow ở London. Ảnh: NCA.
7 chiếc vali của Larvin và bạn cô ta đi vào hệ thống xử lý hành lý của Heathrow, trượt qua máy quét 3-D sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính hoặc CT để tìm chất nổ. Những hình ảnh này, không giống như an ninh hành khách, không được mọi người xem trừ khi phần mềm xác định được vật phẩm có thể gây cháy hoặc nổ. Các máy soi chiếu có thể được lập trình để tìm tiền mặt, nhưng thực tế không phải vậy vì chúng được vận hành bởi các nhân viên an ninh sân bay, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho hành khách, chứ không phải các quan chức hải quan và nhập cư.
Xong xuôi, Larvin và bạn đồng hành ngồi vào ghế hạng thương gia và những công nhân vận chuyển hành lý đã xếp vali của họ ngay ngắn bên dưới trong hầm hàng. Sáng hôm sau, người phụ nữ lấy hành lý và nhập cảnh tại Dubai mà không cần quá lo lắng: Bất kỳ lượng tiền mặt nào cũng được phép vào Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), miễn là phải khai báo. Larvin và bạn đi theo các biển báo đến hải quan và khai với nhà chức trách rằng họ đã mang theo số tiền tương đương 2,8 triệu USD.
Video đang HOT
Vì sao buôn lậu tiền bằng đường hàng không lên ngôi?
Theo Wall Street Journal, các mô tả về hoạt động buôn lậu tiền mặt qua sân bay Heathrow mà họ đưa ra ở phần trên của bài viết này dựa trên các tài liệu và bằng chứng do chính quyền Anh công bố, hồ sơ tòa án bao gồm tin nhắn và hình ảnh, lời khai trước tòa của những người chuyển tiền, cũng như các cuộc phỏng vấn với các nhà điều tra và những người quen thuộc với vấn đề này.
Vương quốc Anh yêu cầu hành khách phải thông báo với cơ quan hải quan nếu họ rời khỏi đất nước với số tiền lớn hơn 10.000 bảng Anh mỗi người. Nhưng Jo-Emma Larvin, đã không làm vậy, bất chấp nguy cơ bị bắt giữ. Larvin và bạn trai của cô ta nằm trong số ba chục người buôn lậu bị cáo buộc làm việc cho một kẻ “rửa tiền” từ UAE. Cho đến khi bị bắt, nhóm của Larvin đã vận chuyển 125 triệu USD từ Anh tới UAE, phần lớn số tiền đó được buôn lậu trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020.
“Làm thế quái nào mà họ thoát được, với lượng tiền nhiều như vậy trong một khoảng thời gian ngắn như vậy?” Ian Truby – một sĩ quan điều tra cấp cao tại Cơ quan Tội phạm quốc gia Vương quốc Anh bình luận. Và cũng chính ông Truby tự trả lời, rằng an ninh sân bay không phải để phát hiện tội phạm mà chỉ để đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
Ước tính, hàng trăm tỷ USD được mang lậu qua các sân bay trên khắp thế giới mỗi năm. Ảnh: Getty Images.
Hầu hết các sân bay trên toàn thế giới, kể cả ở Mỹ, không quét hành lý của hành khách để phát hiện tiền mặt, một công việc tốn kém về thiết bị và nhân sự. Các quốc gia chấp nhận mọi loại tiền đều không có nghĩa vụ phải báo cáo về những vali chứa đầy tiền mặt đến từ nước ngoài. Trao đổi với báo Wall Street Journal, các quan chức thực thi pháp luật tại Anh nhận định những lỗ hổng này cho phép lượng tiền mặt trị giá hàng tỷ USD bay ra khỏi Vương quốc Anh và các nơi khác đến các quốc gia có ít quy định hơn.
Bên cạnh lỗ hổng về việc soi chiếu và kiểm tra hành lý, còn một nguyên nhân khiến việc buôn lậu tiền bằng đường hàng không nở rộ trong những năm gần đây là do các hình phạt và vụ bê bối liên quan đến khách hàng tham gia rửa tiền đã khiến nhiều ngân hàng trên thế giới thắt chặt việc báo cáo các giao dịch đáng ngờ. Tiến sĩ George Voloshin, nhà phân tích của ACAMS, một liên minh các chuyên gia chống tội phạm tài chính, cho biết: “Bạn không thể bước vào ngân hàng với số tiền lớn như vậy mà không bị nghi ngờ”.
Khi được Wall Street Journal đặt câu hỏi, người phát ngôn của sân bay Heathrow từ chối bình luận về thiết bị và biện pháp an ninh của phi trường này. Trong khi đó, người phát ngôn của Emirates Airline nói việc phát hiện buôn lậu tiền mặt là trách nhiệm của chính quyền nơi xuất xứ số tiền đó.
Một quan chức của UAE cho biết nước này đang nỗ lực chống lại các dòng tài chính bất hợp pháp, bao gồm thông qua thông tin tình báo chung và các hoạt động chung với Anh. UAE, điểm đến toàn cầu dành cho người giàu, gần đây đã bị loại khỏi danh sách những nơi cần giám sát thêm của cơ quan giám sát tài chính toàn cầu.
Thấy gì từ một đường dây bị đánh sập?
Vào tháng 10 năm 2020, hai người phụ nữ khác không được may mắn như Larvin và bạn cô ta. Họ đã bị thẩm vấn tại cửa khởi hành của sân bay Heathrow bởi các sĩ quan của Lực lượng Biên phòng, cơ quan phụ trách hải quan và nhập cư Vương quốc Anh. Một trong những người phụ nữ nói với cảnh sát rằng cô đã ký gửi 5 chiếc vali để đến Dubai vì không biết nên mặc gì.
“Trời ơi. Chúng tôi đã bị giữ lại”, người phụ nữ nhắn tin cho một phụ nữ tên là Clarke, người đang sống ở Dubai và thuê họ mang những vali qua sân bay. “Cái quái gì thế”.
Những chiếc vali đã được dỡ xuống khỏi máy bay. Chúng chứa gần 2 triệu bảng Anh tiền mặt, tương đương khoảng 2,4 triệu USD. Nhà chức trách cũng có video ghi lại cảnh những tờ tiền được đổ ra khỏi túi mua sắm để đóng gói lại. Các nhà điều tra nghi ngờ rằng các video được đánh dấu thời gian nhằm mục đích làm bằng chứng chuyển tiền cho khách hàng rửa tiền. Nhà chức trách xác định một phụ nữ trong video là một thành viên khác của nhóm buôn lậu nhờ hình xăm trên cẳng tay.
Hình ảnh minh họa các vali tiền được đưa qua máy soi chiếu an ninh ở sân bay. Ảnh: WSJ.
Các cuộc điều tra sau đó tìm ra kẻ cầm đầu đường dây chuyển tiền, Abdulla Alfalasi. Nhân vật người UAE này bắt đầu chuyển tiền mặt từ Heathrow đến Dubai vào khoảng năm 2017 và mở rộng hoạt động của mình trong thời kỳ đại dịch.
Đầu năm 2020, Alfalasi nhắn tin cho Michelle Clarke, một trợ lý điều hành đang muốn chuyển đến Dubai cùng các con và chồng cô, một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Clarke thuộc một nhóm người thích vui vẻ ở thành phố Leeds phía bắc, nơi cô làm việc cho tập đoàn truyền hình trả tiền Sky.
Alfalasi đã gửi cho Clarke một vé bay từ Heathrow đến Dubai và trở về cùng ngày. Cô ấy có một tin nhắn kèm theo ảnh một lá thư ủy quyền cho cô ấy mang tiền mặt cho một công ty mà Alfalasi sở hữu, tạo ra cảm giác sai lầm về tính hợp pháp của công việc.
Sau khi Clarke hạ cánh, Alfalasi hướng dẫn cô bằng tin nhắn và tin nhắn thoại để báo cáo tiền mặt tại văn phòng sân bay và nói rằng anh ta đang đợi bên ngoài. Clarke đã bay thêm ba lần nữa vào tháng 2 năm 2020 và Alfalasi đã gợi ý Clarke tìm thêm những người vận chuyển khác.
Vào tháng 7 năm 2020, Clarke nhắn tin cho một người bạn nói rằng mình cần 12 người làm việc. Tiêu chí công việc: “Không nói được, tin tưởng, đáng tin cậy và phù hợp!!!”. Và phần sau đó, là những gì đã diễn ra như Wall Street Journal mô tả. Các vali đầy tiền được những người vận chuyển mang từ Anh tới UAE, thoải mái và vui vẻ, nhờ những lỗ hổng trong hoạt động kiểm tra hành lý tại các sân bay.
Alfalasi đã nhận tội rửa tiền vào tháng 6 năm 2022 và bị kết án 9 năm 7 tháng tù. Chính phủ Anh đã tịch thu khoảng 3,5 triệu bảng và nhiều tài sản của Alfalasi, bao gồm một chiếc Mercedes G63, xe bán tải Ford và ba chiếc đồng hồ Rolex. Ian Truby, điều tra viên cấp cao của vụ án, cho biết Alfalasi và các đồng bọn đã buôn lậu số tiền lên tới 250 triệu USD từ năm 2017 cho đến khi bị bắt vào tháng 12 năm 2021.
Larvin và Johnson cũng bị kết tội rửa tiền vào năm ngoái. Tại tòa, họ tìm cách đổ lỗi cho Heathrow, Emirates Airline và UAE vì đã không đặt câu hỏi. Cặp đôi và một số người vận chuyển khác cuối cùng chỉ nhận án treo.
Theo các quan chức an ninh và các chuyên gia trong ngành, buôn lậu tiền mặt qua đường hàng không có rủi ro tương đối thấp đối với những người được thuê làm công việc này. Các án tù thường không quá nặng, chẳng hạn như trường hợp được hưởng án treo của Larvin và bạn trai. Và, vì thế, vẫn đang có những người như Alfalasi, Larvin hay Clarke… đang tham gia vào con đường “vận tải” hắc đạo này.
Ví dụ mới nhất là một vụ án vừa được các nhà điều tra Anh đánh sập hồi tháng 1 năm nay, cũng ở sân bay Heathrow. Đó là một mạng lưới những kẻ buôn lậu bay hạng thương gia để có thêm hành lý miễn cước, qua đó vận chuyển hơn 1 triệu USD tiền mặt mỗi lần từ London đến Dubai. Phương thức hoạt động của đường dây này là đóng gói chân không số tiền nhận được từ các băng nhóm tội phạm khác trong các căn hộ ở London, sau đó cho vào vali để người vận chuyển đến lấy. Khi đặt chân đến Dubai, những người vận chuyển được cấp mã để mở khóa vali. Bằng cách này, chúng đã chuyển được 125 triệu USD từ London tới Dubai.
Theo Lực lượng đặc nhiệm Hành động tài chính của Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), các hoạt động “rửa tiền” đã chuyển hơn 2 nghìn tỷ USD bất hợp pháp vào hệ thống tài chính toàn cầu mỗi năm. Và, hàng trăm tỷ USD trong số đó có thể đang được những hành khách đi máy bay quốc tế vận chuyển qua các sân bay nhộn nhịp nhất thế giới hiện nay
Các sân bay khắp nước Anh gặp sự cố
Nhiều sân bay quốc tế lớn của Anh, gồm Heathrow, Gatwick, Stansted, Edinburgh, Birmingham và Manchester, đều gặp sự cố đối với các cổng điện tử kiểm soát hộ chiếu khiến hàng dài hành khách phải xếp hàng chờ nhập cảnh.
Hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, Heathrow - sân bay lớn nhất của Anh, cho biết Lực lượng Biên phòng Anh - cơ quan kiểm soát hộ chiếu gồm cả vận hành cổng điện tử, đang gặp vấn đề trên toàn quốc, ảnh hưởng đến hành khách đang làm thủ tục nhập cảnh.
Theo người phát ngôn của sân bay Gatwick, các nhân viên của sân bay đang làm việc với Lực lượng Biên phòng để hỗ trợ hành khách khi cần thiết.
Trong thông báo của mình, sân bay Edinburgh cũng xác nhận rằng Lực lượng Biên phòng đang gặp sự cố ngừng hoạt động kỹ thuật trên toàn quốc, ảnh hưởng đến các sân bay ở Anh.
Tại Anh, hơn 270 cổng nhập cảnh điện tử tự động đã được lắp đặt tại 15 cảng hàng không và đường sắt qua đó cho phép hành khách nhập cảnh Anh nhanh hơn mà không cần gặp sĩ quan Lực lượng Biên phòng. Sự cố đối với các cổng điện tử kiểm soát nhập cảnh xảy ra sau khi các nhân viên Lực lượng Biên phòng tổ chức một cuộc đình công kéo dài 4 ngày tại sân bay Heathrow trong tuần trước để phản đối các điều kiện làm việc.
Nhiều nước đối mặt với đình công quy mô lớn Làn sóng đình công đang diễn ra tại nhiều nước ở châu Âu và châu Mỹ khi người lao động yêu cầu tăng lương để ứng phó với "bão giá" do lạm phát tăng cao. Hành khách chờ tàu hỏa tại nhà ga ở thủ đô London, Anh, trong thời gian diễn ra cuộc đình công của các nhân viên đường sắt ngày...