Hàng tỷ khán giả bị lừa vì các cảnh cháy nổ “triệu đô la”
Hãy cứ thưởng thức các cảnh cháy nổ ảo diệu trước khi xem thực tế phim trường.
Cảnh cháy nổ trong Skyfall 2012 thực chất chỉ là một chút kỹ xảo dành cho chiếc Aston Martin DB5 tuyệt đẹp của James Bond.
Vì chiếc xe quá đắt đỏ nên người ta phải sử dụng một chiếc xe cũ thay thế trên thực tế.
Mô hình chiếc DB5 với kích cỡ bằng 1/3 thực tế được chèn vào hình ảnh chiếc xe cũ. Sau đó cảnh cháy nổ sẽ được ghép vào y như thật để đánh lừa khán giả.
Cảnh trực thăng đâm vào biệt thự cổ trong “Skyfall” rồi bốc cháy dữ dội gây ấn tượng mạnh với người xem nhưng sự thật không phải ai cũng biết.
Trên thực tế người ta chỉ dùng mô hình máy bay lẫn mô hình biệt thự. Cảnh cháy sẽ được ghép vào để lên hình như thật.
Trụ sở Cục tình báo Anh bị cháy nổ trong phim kỳ thực có phải là một cảnh thật trên phim trường?
Câu trả lời là đây. Kíp cháy nổ thực hiện với một mô hình nền xanh. Sau đó kỹ xảo hình ảnh sẽ ghép khi lên phim.
Suicide Squad tạo ấn tượng mãn nhãn với cảnh phun lửa hoành tráng.
Video đang HOT
Câu trả lời cho cảnh quay phun lửa là đây. Diễn viên phải diễn y như thật.
El Diablo trong Suicide Squad đứng giữa cảnh biển lửa rất ngầu.
Thực tế cảnh biển lửa phía sau chỉ là kỹ xảo còn thực tế là phông nền không có chút cháy nổ nào.
Màn cháy nổ đẹp mắt trong phim bom tấn Hollywood tưởng rất tốn kém và nguy hiểm nhưng sự thật hoàn toàn khác biệt.
Thực chất cảnh cháy nổ chỉ thực hiện trong phim trường không có diễn viên.
Những cảnh tượng cháy nổ luôn gây ấn tượng với người xem nhưng cũng rất nguy hiểm nếu thực hiện thực tế trên phim trường nếu cảnh quay có sự xuất hiện các diễn viên.
Vì vậy bối cảnh mô hình luôn được các nhà làm phim Hollywood tạo ra như một cách để hạn chế rủi ro, kèm theo giảm chi phí sản xuất phim.
Cảnh trên phim và trên phim trường khác biệt một trời vực.
Hãy cứ thưởng thức cảnh phun lửa ảo diệu này như trên phim, trước khi xem hậu trường thực tế.
Câu trả lời là đây. Diễn viên phải tưởng tượng đang tạo ra một biển lửa như thật.
Cảnh cháy nổ không một chút tì vết khiến người xem cảm nhận chân thực. Chỉ khi hậu trường sau đó được tiết lộ, người ta mới biết mình đã bị lừa.
Trên thực tế, cảnh quay chỉ gói gọn trên phim trường. Khâu cháy nổ thuộc về kỹ xảo.
Phổ Thành chìm trong biển lửa các cảnh cháy nổ được xây dựng bằng các kĩ xảo tiên tiến của phim Huyết Chiến.
Các phông nền xanh trong bối cảnh phim trường quen thuộc của Hollywood.
Để khi lên hình trở nên ảo diệu tới mức này.
Những cảnh cháy nổ trong Transformer 5 cũng được thực hiện bằng kỹ xảo hình ảnh.
“Dawn of the Planet of the Apes” cũng được sử dụng kỹ xảo cho các cảnh cháy trong phim
Phim Hàn Quốc cũng sử dụng cháy nổ theo kiểu công nghệ hình ảnh kỹ thuật số.
Ninh Bình phục dựng làng thổ dân trong 'Kong: Skull Island'
Ngôi làng thổ dân trong bom tấn "Kong: Skull Island" với khoảng 40 chiếc lều đã được Ninh Bình phục dựng từ kinh phí của doanh nghiệp.
Sáng 14/4, chia sẻ với Zing.vn, ông Bùi Văn Mạnh, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cho biết về cơ bản bối cảnh ngôi làng thổ dân trong Kong: Skull Island đã được phục dựng xong. Địa điểm phim trường được phục dựng nằm cạnh khu danh thắng Tràng An.
Những người từng tham gia trong quá trình xây dựng bối cảnh phim Kong: Skull Island đã được mời để phục dựng. Khoảng 40 chiếc lều hình chóp được dựng bằng tre nứa trên nền đất rộng, trang trí bằng các vật dụng đồng quê quen thuộc như nơm, giỏ bắt cá và cờ phướn màu đỏ.
Khoảng 40 chiếc lều hình chóp được phục dựng.
Ngoài ra, chiếc tàu chiến của đoàn thám hiểm cũng được phục dựng. Đặc biệt, 50 diễn viên chính là những người đã đóng vai thổ dân trong phim, được mời đến và hóa trang để tái hiện hình ảnh sinh hoạt, tạo sự đặc sắc cho phim trường trong 2 ngày lễ hội với chủ đề Về miền di sản.
Tàu chiến mà đoàn thám hiểm sử dụng để đi từ làng thổ dân ra ngoài cũng được phục dựng.
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cho biết đoàn làm phim không đồng ý cho tỉnh giữ lại phim trường nhưng họ đã gửi lại bản vẽ. Bản vẽ này là cơ sở để Ninh Bình phục dựng lại bối cảnh làng thổ dân đúng với hình ảnh trên phim.
"Phục dựng phim trường Kong Skull Island là một trong những hình thức để quảng bá di sản, tạo điều kiện cho du khách trong và ngoài nước tham quan, đặc biệt là những người đã xem bộ phim này có cơ hội biết đến bối cảnh thực ngoài đời như thế nào", ông Bùi Văn Mạnh nhận định.
Lều được dựng bằng tre nứa, trang trí bằng các vật dụng đồng quê quen thuộc như nơm, giỏ bắt cá và cờ phướn màu đỏ.
Ông Mạnh cũng cho biết toàn bộ kinh phí phục dựng là của doanh nghiệp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình chỉ hướng dẫn về mặt chuyên môn và tư vấn cách làm.
Trước đó, Ninh Bình từng có ý định thỏa thuận với đoàn làm phim Kong: Skull Island về việc giữ lại phim trường sau khi quay xong để tạo điều kiện phát triển du lịch. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau từ đoàn làm phim, phim trường đã không được giữ lại.
Theo Zing
"Tiếc hùi hụi" dàn siêu xe bị phá nát trên phim trường Chỉ tính riêng Fast and Furious đã tiêu tốn đến 1.000 chiếc xe hơi, chưa kể bom tấn khác. Các nhà làm phim Hollywood còn được mệnh danh là những "ông vua phá xe". Các bom tấn hành động với những cảnh đua xe, đâm xe khiến mỗi bộ phim tiêu tốn hàng trăm chiếc xe. Chỉ tính riêng Fast and Furious đã...