Hàng triệu người không còn bị dị ứng nhờ một loài bọ nhỏ bé
Một nghiên cứu mới cho thấy một loài bọ nhỏ bé có thể giúp cho hơn 2 triệu người thoát khỏi tình trạng bị dị ứng ở Châu Âu, đồng thời tiết kiệm hơn 1 tỷ Euro chi phí y tế.
Tiến sĩ Urs Schaffner, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, cho biết bọ cánh cứng Ophraella Communa có thể làm giảm đáng kể lượng phấn hoa – thứ gây ra một loạt các triệu chứng từ hắt xì hơi đến ngứa mắt và làm nặng thêm các tình trạng bệnh hen suyễn và chàm – từ cây cỏ phấn hương thông thường (Ambrosia artemisiifolia).
Nghiên cứu liên ngành này – nghiên cứu đầu tiên định lượng giá trị kinh tế của kiểm soát sinh học ở Châu Âu, cũng lập luận rằng các thiệt hại do loài xâm lấn ở Châu Âu có thể chưa được đánh giá nghiêm túc.
Nhóm các nhà khoa học từ các tổ chức bao gồm Đại học Fribourg và ETH Zurich, Thụy Sĩ, đại học Worcester, Vương Quốc Anh và Đại học Leiden, Hà Lan, đề xuất các quốc gia ở bán đảo Balkan như Bun-ga-ri, Ru-ma-ni và Séc-bi – sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ loài bọ cánh cứng này như một sự kiểm soát sinh học.
Trước khi có sự xuất hiện tình cờ của bọ cánh cứng vào năm 2013, khoảng 13,5 triệu người bị dị ứng do cỏ phấn hương ở Châu Âu, dẫn đến thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 7,4 tỷ Euro mỗi năm.
Video đang HOT
Tại Châu Âu, cỏ phấn hương thông thường được xem là loài xâm lấn tại hơn 30 quốc gia, và theo các nhà khoa học, nó lan ra và ảnh hưởng giống như là sự gia tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu thực địa tại Ý chứng minh rằng bọ cánh cứng có thể làm giảm lượng phấn hoa của cỏ phấn hương tới 82%. Tại vùng Milan, nơi con bọ cánh cứng đầu tiên được phát hiện, gần 100% cây cỏ phấn hương bị tấn công, và thiệt hại gây ra đủ để ngăn chặn sự nở hoa – sự kiện giúp phấn hoa được giải phóng.
Tiến sĩ Schaffner cho rằng, “nghiên cứu này cung cấp bằng chứng rằng ảnh hưởng của cỏ phấn hương thông thường lên sức khỏe con người và kinh tế chưa thực sự được đánh giá đúng mức, nhưng quá trình kiểm soát sinh học bởi loài bọ Ophraella communa có thể giảm thiểu những ảnh hưởng ở các khu vực của Châu Âu”
“Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng, các đánh giá trong tương lai về các tác động đến kinh tế của các loài xâm lấn (IAS) nên được xem xét kỹ lưỡng cả các chi phí liên quan đến sức khỏe con người”
Các nhà khoa học đã rút ra thông tin từ Chương trình Giám sát Phấn hoa Châu Âu trước khi lập bản đồ tổng hợp theo mùa toàn bộ phấn hoa của cây cỏ phấn hương tại Châu Âu giai đoạn từ 2004 đến 2012 – trước khi xuất hiện loài bọ cánh cứng này. Sau đó họ đã nội suy dữ liệu từ 296 khu vực theo dõi phấn hoa trên toàn Châu Âu.
Để xác thực số liệu ước tính các bệnh nhân bị dị ứng phấn hoa cỏ phấn hương, các nhà nghiên cứu đã so sánh đánh giá rộng trên khắp châu Âu của họ với dữ liệu chăm sóc sức khỏe chi tiết vùng Rhône-Alpes ở miền đông nam nước Pháp.
Sau đó họ đã cân nhắc chi phí điều trị và thời phải nghỉ việc ở cấp quốc gia sử dụng chỉ số ngang giá sức mua-các phí tổn y tế trên đầu người cho năm 2015 được điều chỉnh – để xác định tổng thể chi phí kinh tế của việc chăm sóc sức khỏe để điều trị các triệu chứng và những ảnh hưởng khác của phấn hoa cỏ phấn hương.
Giáo sư Heinz Mller-Schrer của trường đại học Fribourg cho rằng: “chúng ta không chắc chắn từ đầu là bọ cánh cứng là loài có lợi hay có hại. Các kiểm tra trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng nó có thể có hại cho hoa hướng dương. Tuy nhiên, các kiểm tra thực địa tại Trung Quốc và Châu Âu đã không chứng thực được kết quả này”
Tiến sĩ Schaffer, giáo sư Heinz Mller-Schrer và các tác giả kết luận rằng thông tin chính xác của chính sách và quản lý về ảnh hưởng của các loài xâm lấn lên sức khỏe con người và tiềm năng tiết kiệm – tùy thuộc vào việc triển khai các biện pháp giảm thiểu – là cần thiết để đảm bảo các nguồn lực hợp lý được đầu tư và các hành động được phối hợp trong quản lý các loài xâm lấn”
Đáy biển trên thế giới đã "ngập ngụa" với vi nhựa
Rác thải nhựa chỉ chiếm có 1% trong số 10 triệu tấn nhựa được đưa vào các đại dương trên thế giới hàng năm. Phần còn lại là các loại vi nhựa hiện đã có mặt ở dưới đáy đại dương sâu thẳm.
Vi nhựa đang có mặt ở những nơi sâu nhất của đại dương trên toàn thế giới.
Theo một nghiên cứu mới được công bố, ô nhiễm vi nhựa đang chồng chất dưới đáy đại dương nhiều hơn bao giờ hết. Hầu hết các vi nhựa không phải là sản phẩm của các loại chai nhựa, túi v.v.. mà là sản phẩm của hàng dệt may và các loại quần áo làm từ vật liệu tổng hợp như polyester.
Vi nhựa phân tán đều vào các dòng hải lưu đến đáy biển. Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu đặc biệt từ biển Tyrrhenian, một khu vực thuộc Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển phía tây của Ý. Họ đã chọn khu vực này vì các dòng chảy di chuyển cũng như thực tế là đáy biển ở đó tương tự như nhiều khu vực khác của đại dương.
Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu từ đáy biển và phân tích chúng trên đất liền. Mỗi mẫu đều có vi nhựa trong đó. Đặc biệt với các mẫu từ các điểm nóng chứa tới 1,9 triệu mẩu vi nhựa trên mỗi mét vuông đáy biển. Đó là số lượng vi nhựa cao nhất từng được tìm thấy.
Về bản chất, ô nhiễm vi nhựa có khả năng tích tụ ở các khu vực cũng là các điểm nóng đa dạng sinh học, bao gồm các khu vực sinh sản cho cá, hải sâm, san hô và các sinh vật khác. Các nhà khoa học gần đây cũng đã có một số khám phá liên quan như việc tiếp xúc với vi nhựa có thể phá vỡ hoạt động nhận thức của cua ẩn sĩ, khiến chúng khó tìm thấy vỏ để sống.
Ô nhiễm vi nhựa cũng ảnh hưởng tới chuỗi thức ăn. Những sinh vật nhỏ như sinh vật phù du thường ăn những hạt nhựa siêu nhỏ và nhiều động vật biển lớn hơn như cá và cua tiêu thụ những kẻ nhỏ bé đó. Ngược lại, con người thường ăn cá và cua, nghĩa là vi sinh vật có thể tìm đường vào cơ thể chúng ta.
Với nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn gióng một hồi chuông báo động về việc cần có can thiệp chính sách để hạn chế dòng chảy nhựa trong tương lai vào môi trường tự nhiên và giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái đại dương, nhà nghiên cứu Mike Clare thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Những con thú kỳ quái trong bảo tàng độc lạ mới xuất hiện ở Sài Gòn Trâu ba sừng, bào thai khỉ ngâm formol, bộ da cá sấu to nhất Việt Nam... là những hiện vật lý thú được trưng bày tại bảo tàng mới mở cửa không lâu này. Bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2018, Bảo tàng Động thực vật là một điểm đến mới đầy thú vị ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn - một...