Hàng triệu người dân miền Tây rời TPHCM bằng xe gắn máy, quốc lộ kẹt cứng
Trưa 26/1, hàng triệu người dân các tỉnh miền Tây đang sống và làm việc tại TPHCM cùng rời thành phố về quê đón Tết bằng xe gắn máy, khiến cửa ngõ phía Tây kẹt cứng.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, trên quốc lộ 1A đoạn từ vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân) đến cầu vượt quốc lộ 1A – Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) – TPHCM, hàng ngàn phương tiện xe khách, xe gắn máy… nối đuôi nhau xếp hàng dài, nhích từng cm trên quốc lộ 1A.
Tình trạng kẹt xe đã xảy ra trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh, TPHCM
Sự mệt mỏi thể hiện rõ trên từng khuôn mặt của người tham gia giao thông. Ai cũng sốt ruột, muốn nhanh chóng thoát khỏi biển người để được trở về với gia đình. Nhưng người đi đường càng cố chen lấn, dòng xe càng kẹt cứng. Đã có tình trạng cáu gắt, cãi vã và va chạm trong tiết trời nắng nóng.
Nhiều người phải “ngâm mình” giữa trưa nắng
Do lượng xe máy tham gia giao thông tăng đột biến vào sáng 26/1 nên Đội Cảnh sát giao thông An Lạc đã bố trí lực lượng tăng cường điều tiết ở các ngã 3, ngã tư giao cắt với quốc lộ, song tình hình vẫn không được cải thiện.
Đến 12h cùng ngày, tình trạng ùn tắc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người tỏ ra mệt mỏi khi bị ngâm mình nhiều giờ giữa trưa nắng.
Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi lại:
Hàng ngàn phương tiện ô tô, xe gắn máy đổ ra quốc lộ 1A di chuyển về hướng miền Tây
Tình trạng kẹt xe bắt đầu xảy ra tại vòng xoay An Lạc
Video đang HOT
Các xe gắn máy về quê đều được chất đầy hành lý
Xe ô tô cũng không ngoại lệ
Hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau “bò” trên quốc lộ
Cảnh sát giao thông vất vả phân luồng
Nhiều xe khách, xe buýt chen lấn cả làn đường dành cho xe gắn máy khiến tình trạng kẹt xe càng nghiêm trọng
Các phương tiện đứng yên trên cầu Bình Điền
Nhiều người chạy lên lề đường để thoát khỏi cảnh kẹt xe
Sự mệt mỏi lộ rõ trên khuôn mặt của từng người
Đình Thảo
Theo Dantri
"Đừng bỏ con đi, mẹ nhé"
Không thể ra ngoài Hà Nội thăm cô giáo, các em học sinh trường THCS Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An chỉ biết nói qua điện thoại trong tiếng khóc nấc nghẹn: "Cô ơi, chúng em xin cô đừng bỏ chúng em đi, xin cô đừng chết cô ơi".
Vào thăm hoàn cảnh cô giáo Nguyễn Thị Nhung đang điều trị tại Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện Bạch Mai, nhiều người đã không cầm lòng được khi chứng kiến cảnh cậu sinh viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội liên tục gạt nước mắt, gọi mẹ trong sự khẩn cầu, van xin:"Mẹ ơi, các em học sinh đang gọi mẹ đấy mẹ ơi, mẹ mở mắt ra đi". Nhưng đáp lại tiếng gọi của con chỉ là những tiếng tích tích của các loại máy móc hỗ trợ và ánh mắt rệu rã, mệt mỏi của mẹ khiến cho em càng lo lắng và sợ hãi. Không biết bấu víu vào đâu, em chỉ biết nhìn các bác sĩ mà nghẹn ngào: "Xin các bác cứu mẹ cháu với, các em học sinh ở trường còn đang đợi mẹ cháu về dạy, bác ạ".
Cậu sinh viên Nguyễn Văn Linh liên tục van xin bác sĩ cứu mẹ ở khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Bạch Mai.
Đã từng đối mặt với nhiều bệnh nhân mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ còn chưa đầy trong gang tấc, nhưng trước ánh mắt khẩn cầu của cậu sinh viên Nguyễn Văn Linh, bác sĩ Nguyễn Đăng Tuân cũng ái ngại trao đổi với PV: "Tình trạng của cô giáo Nguyễn Thị Nhung hiện tại vô cùng nguy kịch. Bản thân bệnh nhân đã mắc chứng bệnh Lupus cách đây 16 năm, cách đây hai tuần lại xuất hiện một nhọt ở cẳng chân trái với diến biến phức tạp.
Ban đầu ổ nhiễm trùng làm chân sưng to và dẫn đến hoại tử đen khiến người bệnh sốt cao phải nhập bệnh viện đa khoa tỉnh địa phương để điều trị với chẩn đoán tắc mạch. Tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện ra bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, biến chứng viêm màng não mủ - co giật, hôn mê, suy thận cấp, ổ áp xe lớn ở cẳng chân trái. Tình trạng bệnh nhân diễn biến ngày càng xấu dần nên phải chuyển đến khoa Hồi sức tích cực để điều trị.
Bệnh nhân vào khoa đã được tiến hành cắt tổ chức hoại tử và sử dụng kết hợp nhiều loại kháng sinh tốt nhất, thở máy và tiến hành lọc máu. Về phía khoa, các bác sĩ đang cố gắng hết sức để cứu mạng sống của cô Nhung, tuy nhiên vấn đề kinh phí cũng rất nan giải bởi bệnh nhân phải sử dụng nhiều loại thuốc đắt tiền cùng với sự hỗ trợ tối đa của máy móc, theo đó bệnh nhân sẽ phải chi trả từ 5 đến 10 triệu đồng/ ngày".
Bản thân mắc chứng bệnh Lupus đã 16 năm nên sức khỏe của cô giáo Nhung khá yếu.
Hiện tại tính mạng của cô vô cùng nguy kịch, phải thở máy, lọc máu và sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác.
Liên lạc với thầy giáo Nguyễn Văn Thủy - Hiệu trưởng trường THCS Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được biết: "Cô giáo Nguyễn Thị Nhung hiện đang là Tổ phó tổ Khoa học Tự nhiên của nhà trường, có chuyên môn cao và tận tâm trong công tác giảng dạy các em học sinh. Mặc dù cô bị bệnh đã lâu, do điều kiện khó khăn nên cô không đi khám thường xuyên nhưng rất nhiệt tình trong công việc và năm nào cũng dạy đội tuyển các em đi thi học sinh giỏi môn Vật Lí. Năm vừa qua 3 học sinh trong đội tuyển của cô Nhung dạy đều đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi huyện và ở trong đội tuyển đi thi tỉnh".
Luôn là một cô giáo hết lòng trong công việc và yêu học sinh như chính con đẻ của mình nên những ngày ôn luyện đội tuyển : "Gần như đêm nào nhà tôi cũng thức trắng cô ạ, có những hôm mệt quá lả cả ra đấy vậy mà tỉnh dậy là lại vội vàng soạn bài ngay. Bao nhiêu năm nay, nhà tôi đều phải uống thuốc, cộng thêm với con bé con bị bệnh bị tim bẩm sinh phải phẫu thuật đến 2 lần nên chẳng bao giờ có tiền trong nhà cả" - chú Nguyễn Xuân Minh (chồng cô giáo Nhung) tâm sự.
Không biết làm cách nào để có tiền cứu mẹ, hàng ngày Linh ngậm ngùi nghe điện thoại của học sinh gọi và những tin nhắn cầu xin "thần chết đừng mang cô giáo đi mất".
Hốt hoảng trước tin mẹ phải ra Hà Nội cấp cứu khẩn cấp, cậu con trai cả là Nguyễn Văn Linh (hiện đang là sinh viên năm cuối lớp IS thuộc Dự án đào tạo Đại học và sau Đại học về CNTT, chương trình Hedspi hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội), cũng vội vã xin nghỉ học mấy ngày hôm nay để ra viện chăm mẹ. Đôi mắt đỏ hoe trên gương mặt nhợt nhạt của những đêm không ngủ, em thật thà cho biết: "Quê em nghèo lắm nên mẹ lúc nào cũng động viên em phải cố gắng học để sau này thoát khỏi cảnh nghèo. Bao nhiêu năm mẹ mang bệnh nhưng vẫn cố gắng đến trường dạy đều đặn phần vì yêu công việc, phần cũng vì miếng cơm manh áo hàng ngày. Em gái em năm nay mới đang học lớp 5, nó bị bệnh tim nặng lắm phải đi phẫu thuật ở trong Huế, bố mẹ cũng không có tiền phải vay giật khắp nơi. Em sắp ra trường, những tưởng có công ăn việc làm để đỡ đần mẹ, vậy mà bây giờ mẹ bệnh thế này, em cũng không biết phải làm sao nữa chị ạ".
Cô Nhung không biết nhiều học sinh đang chờ cô về dạy học và đang cầu nguyện cho cô giáo của mình.
Nghe tâm sự của Linh rồi lại quay sang nhìn cô Nhung, có lẽ cô cảm nhận được tình yêu thương của gia đình và các em học sinh giành cho nên cũng cố ra sức cử động mi mắt như một lời thông báo : "Cô vẫn sống, cô không sao cả" nhưng sao yếu ớt và tồi tội đến thế. Chiếc điện thoại của cô trên tay Linh liên tục báotin nhắn đến: "Lần trước, cô đã hứa Tết ở nhà để chúng em được đến chơi với cô, cô không được quên đâu cô nhé". Đọc dòng tin của em học sinh nhắn cho mẹ, nước mắt Linh nhòa đi và những tiếng nấc nghẹn lại xen lẫn trong tiếng máy móc kêu đều đều không biết đến bao giờ mới dứt.
Cùng xem clip PV Dân trí ghi lại tình trạng nguy kịch của cô giáo Nhung tại bệnh viện
Trước hoàn cảnh đáng thương của cô giáo Nguyễn Thị Nhung, thông qua Quỹ Nhân ái báo Dân Trí, Ngân hàng Bản Việt đã trao nóng 2,5 triệu đồng để giúp cô vượt qua những khó khăn trước mắt. Thay mặt gia đình của cô giáo Nguyễn Thị Nhung, báo Dân trí xin được gửi lời cảm ơn và sẽ nhanh chóng chuyển số tiền trên đến gia đình sớm nhất.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1304: Cô giáo Nguyễn Thị Nhung và chú Nguyễn Xuân Minh, (xóm 7, xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) hoặc giúp đỡ trực tiếp tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai Số ĐT: 0164.226.8073 (số ĐT của chú Nguy Xuân Minh - chồng cô giáo Nhung) 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Chiêm ngưỡng những vườn cúc khoe sắc trước Tết Còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những vườn cúc Đà Lạt bắt đầu khoe sắc rực rỡ trong nắng ấm. Người trồng hoa đang "chạy đua" với thời gian để kịp thời cung ứng hoa phục vụ nhu cầu chơi Tết. Theo đánh giá của nhiều chủ vườn tại làng hoa Đông Giang và An Lạc, TP Đông Hà,...