Hàng triệu gia đình ở châu Á đón tết Nguyên đán 2023 như thế nào?
Từ Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc đến nhiều nước ở Đông Nam Á, hàng triệu gia đình được cho là đang sum vầy để đón tết Nguyên đán 2023, với nhiều phong tục đầy ý nghĩa.
Ngoài Việt Nam, tết Nguyên đán là một kỳ nghỉ lễ kéo dài nhiều ngày ở Trung Quốc, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Malaysia, Philippines, Indonesia, Singapore và Brunei, theo tạp chí Time. Sau đây là một số phong tục đón tết Nguyên đán ở một số nước.
Ở Trung Quốc
Với việc Trung Quốc gần đây đã nới lỏng các biện pháp phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt, trong thời gian nghỉ tết Nguyên đán 2023 dự kiến sẽ có hơn 2 tỉ chuyến đi nội địa, nhưng chỉ bằng khoảng 70% so với mức trước đại dịch, theo Time.
Ảnh chụp ngày 20.1.2023 cho thấy những chiếc đèn lồng lễ hội tại một phố cổ trước thềm tết Nguyên đán ở thị trấn Đường Sơn thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). CHỤP MÀN HÌNH TÂN HOA XÃ
Năm ngoái, cô Văn Từ đã không thể về quê nhà ở một huyện nhỏ thuộc tỉnh An Huy, vì những hạn chế về Covid-19. Lần này, cô Văn (26 tuổi) sẽ đi về quê nhà từ Hồng Kông, nơi cô mới chuyển đến để làm phóng viên. “Năm nay vào đêm giao thừa, chú, dì và anh họ của tôi sẽ đến thăm chúng tôi từ một thị trấn gần đó. Chúng tôi sẽ có một bữa tối sum họp thịnh soạn với các món ăn truyền thống của gia đình như thịt lợn hấp với bột gạo và nước hầm xương”, cô Văn chia sẻ với tờ The Guardian.
Ở Malaysia
Cộng đồng người Hoa ở Malaysia chuẩn bị đón tết Nguyên đán với nhiều hy vọng và lạc quan, khi tình hình đại dịch Covid-19 giảm mạnh, theo Tân Hoa xã.
Công tác chuẩn bị đón tết tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia đang diễn ra sôi nổi với những đồ trang trí hoành tráng, đầy sắc vàng và đỏ, cùng dòng người đông đúc.
Trẻ em tạo dáng chụp ảnh với đồ trang trí cho tết Nguyên đán tại một trung tâm mua sắm ở Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 18.1.2023 . CHỤP MÀN HÌNH TÂN HOA XÃ
Ông Daniel Lee Lih Wei (37 tuổi), giám sát nghiên cứu tại Đại học Sunway ở Kuala Lumpur, chia sẻ với The Guardian rằng trong những ngày tết, điều quan trọng nhất đối với hai con của ông (1 tuổi và 4 tuổi) sẽ là chơi pháo, thưởng thức bánh ngọt và xem múa lân truyền thống. Ông chia sẻ thêm được nghỉ làm một tuần, ông sẽ mặc trang phục với nhiều sắc thái đỏ khác nhau khi đoàn tụ với gia đình.
Ở Singapore
Đối với Chua Yiying Charmaine, một sinh viên bất động sản 21 tuổi tại Đại học Quốc gia Singapore, năm mới âm lịch có nghĩa là rời trường để về nhà ở phía đông Singapore. Tại đây, cô Charmaine sẽ đoàn tụ với cha mẹ, em trai và em gái của mình. “Hầu hết các gia đình người Hoa-Singapore ưu tiên bữa tối sum họp”, Charmaine cho hay. Đây là cuộc tụ họp lớn của đại gia đình vào đêm trước tết Nguyên đán.
Video đang HOT
Cô Chua Yiying Charmaine tạo dáng trên phố Sago ở Singapore . CHỤP MÀN HÌNH THE GUARDIAN
Dù vẫn chưa quyết định liệu các bữa tiệc sẽ diễn ra tại nhà của cha mẹ hay nhà của bà, Charmaine cho hay cô sẽ bắt đầu nấu ăn với bà của mình vào khoảng 4 giờ chiều, làm các món ăn truyền thống.
Ở Hàn Quốc
Tết âm lịch, hay còn được gọi là Seollal, là một trong những kỳ nghỉ truyền thống quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Khi gặp nhau vào ngày tết, người Hàn Quốc thường nói câu “Saehae bok mani badeuseyo (Chúc gặp nhiều may mắn trong năm mới).
Người Hàn Quốc lập bàn charye (thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên) và sebae (nghi thức cúi lạy, thể hiện sự kính trọng của người trẻ đối với người lớn tuổi trong gia đình) và chúc nhau may mắn trong năm mới.
Nghi thức cúi lạy, thể hiện sự kính trọng của người trẻ dành cho những người lớn tuổi trong gia đình trong ngày tết ở Hàn Quốc . CHỤP MÀN HÌNH KOREA.NET
Ở Hàn Quốc, món nhiều người ăn vào ngày tết là tteokduk (súp bánh gạo). Ở nước này, có nhiều quà tết cho các thành viên gia đình và bạn bè như thịt hộp Spam, tiền mặt, thịt, cá, trái cây, nhân sâm, dầu gội đầu, kem đánh răng và bánh hangwa…
Ở Triều Tiên
Tết âm lịch cũng là một trong những kỳ nghỉ truyền thống quan trọng nhất ở Triều Tiên. Khi gặp nhau vào ngày tết, người Triều Tiên nói “”Saehaereul chuckhahabnida (Chúc mừng năm mới).”
Triều Tiên có nhiều món để ăn vào dịp này, tùy thuộc vào vùng và đặc sản của từng vùng, như tteokguk, manduguk (súp bánh bao), dwaejigukbap (súp gạo và thịt heo), songpyeon (bánh gạo hình mặt trăng)….
Những món ăn tráng miệng trong ngày tết ở Triều Tiên . CHỤP MÀN HÌNH THE KOREA TIMES
Ở Triều Tiên, những quà đắt tiền như đồng hồ và thiết bị điện tử chỉ dành cho quan chức cấp cao. Đối với người dân bình thường, cuốn lịch là món quà phổ biến nhất và được xem là món quà có ý nghĩa ở Triều Tiên vì cuốn lịch được xem thứ thiết yếu hàng ngày, theo trang Koreancultureblog.com.
Nhật có cách đón tết Nguyên đán khác biệt
Không giống như Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ở châu Á, Nhật Bản với tư cách là một xã hội nói chung không tổ chức lễ tết Nguyên đán, theo Time. Tuy nhiên, người dân địa phương ở các khu phố Tàu lớn ở Nhật, như ở Yokohama, Nagasaki và Kobe, vẫn tổ chức lễ tết Nguyên đán, mặc dù quy mô nhỏ hơn nhiều. Ở Okinawa, người dân gọi ngày lễ này là Soguwachi, và các gia đình cầu nguyện và dâng thức ăn theo mùa cúng Phật.
Phong tục đón Tết Nguyên đán đặc sắc của Trung Quốc
Tết Nguyên đán của người Trung Quốc còn được gọi là Tết Âm lịch, Xuân tiết, Niên tiết, Quá niên.
Đây là dịp lễ hội dân gian cổ xưa đặc sắc, đồng thời cũng là một trong những lễ hội truyền thống sôi động nhất ở Trung Quốc hàng năm.
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images
Xuân tiết, theo nghĩa hẹp, là ngày đầu tiên của tháng Giêng âm lịch, ngày đầu tiên của năm mới. Còn theo nghĩa rộng, Xuân tiết là từ tiết Lạp Bát hoặc Tiểu niên đến ngày 19 tháng giêng âm lịch của năm sau, đều tính là Xuân tiết. Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục dân gian đặc sắc đón Tết. Sau đây là 10 phong tục dân gian đặc sắc nhất của người Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán.
1. Quét bụi ngày Tết
Theo sách ghi chép "Lỗ Thị Xuân Thu", ngay từ thời Nghiêu Thuấn, Trung Quốc đã có tập tục quét bụi (chen) trong Xuân tiết. Vì "bụi" ("") và "trần" ("") " trong tiếng Trung Quốc tuy khác chữ viết nhưng đồng âm "chen", nên việc quét bụi trong ngày Tết đã mang một ý nghĩa mới, tức là "tẩy trần (cũ) đón mới", với mong muốn quét sạch mọi điều xui xẻo ra khỏi cửa nhà.
2. Dán câu đối, chữ Phúc, thần cửa
Vào buổi chiều trước Xuân tiết, trẻ em sẽ bước lên ghế, lấy hồ và chổi nhỏ để phết hồ, dán câu đối lên cửa, sau đó để người lớn bên dưới xem đã dán đúng chưa. Câu đối thường được dán ở hai bên trái và phải của cửa ra vào. Một số nhà dán chữ Phúc trên cửa nhà, tường nhà, thanh ngang để gửi gắm niềm mong mỏi về một cuộc sống hạnh phúc của con người. Một số người sẽ dán hình các vị thần trên các cánh cửa, cầu nguyện cho một năm bình an vô sự và tăng thêm phần không khí lễ hội vui vẻ.
3. Tế thần, tế tổ
Tế thần trong Tết Nguyên đán là một phong tục phổ biến khắp Trung Quốc. Phong tục cúng tế thần linh ở các nước có nhiều điểm giống và khác nhau, nhưng mục đích về cơ bản giống nhau, đều là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đại cát đại lợi trong năm mới.
Tế tổ thường diễn ra sau khi tế thần linh, phong tục mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, theo tập tục thông thường, trước khi ăn cơm trưa hàng ngày, mỗi nhà cử một người đại diện mang đồ ăn, lễ vật đến từ đường để cúng lễ và tỏ lòng thành kính với tiên tổ. Cứ thế đến tận rằm tháng giêng, từ đường mới đóng cửa.
4. Ăn sủi cảo, bánh trôi, bánh Tết
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images
Ở hâu hêt các vùng phía Bắc Trung Quôc, trong Xuân tiêt, có phong tục ăn sủi cảo vào buôi sáng. Người ta thường cho mọt đông tiên xu vào sủi cảo. Nêu ai được ăn sủi cảo có đông tiên xu thì mọi người sẽ nói rằng đây là người hạnh phúc nhât nhà năm đó.
Ở thành phô Hoài An thuọc tỉnh Giang Tô, có phong tục ăn bánh trôi vào buôi sáng. Còn ở thành phô Khai Phong thuọc tỉnh Hà Nam, cả sủi cảo và bánh trôi đêu được ăn trong Xuân tiêt. Ngoài ra, người Trung Quôc còn có tạp quán ăn bánh Têt trong dịp Têt âm lịch và hương vị của bánh Têt môi nơi môi khác.
5. Đón Giao thừa và lì xì
Ảnh minh họa trong bài: Getty Images
Đón Giao thừa (Trừ tịch) cũng là mọt trong những hoạt đọng quan trọng nhât của Têt âm lịch. Mọi người thức cả ngày, cùng nhau chờ đợi thời khắc bước sang ngày mới đê chào đón năm mới.
Lì xì năm mới là mọt tạp tục yêu thích của trẻ em và thê hẹ trẻ. Sau bữa ăn đêm Giao thừa qua năm mới, những người lớn tuôi sẽ lân lượt tạng những đông tiên mừng tuôi cho thê hẹ trẻ và dùng chỉ đỏ têt những đông tiên xu bằng đông thành dây và quàng lên ngực trẻ em, nói rằng chúng có thê trân áp tà ma và xua đuôi ma quỷ. Tục lẹ này đã phô biên từ thời nhà Hán. Tuy nhiên, hiẹn nay không còn tiên đông như thời xưa nữa, nên người Trung Quôc thường lì xì bằng tiên mạt đựng trong bao lì xì màu đỏ.
6. Đốt pháo
Khi xuân đên, viẹc đâu tiên mà môi gia đình làm khi mở cửa là đôt pháo, chia tay cái cũ và nghênh đón cái mới bằng tiêng pháo nô giòn giã, đê thê hiẹn sự tôt lành. Tât nhiên, đôt pháo đã bị câm ở nhiêu nơi tại Trung Quôc vì vân đê an toàn.
7. Chúc Tết
Chúc Têt là mọt trong những phong tục quan trọng nhât trong Têt Nguyên đán. Vào sáng mùng Một Tết, người lớn và trẻ em xúng xính trong những bộ quần áo mới, đội mũ mới, đi thăm họ hàng, bạn bè, chúc nhau một năm mới an khang, thịnh vượng, đại cát đại lợi. Việc chúc Tết thường bắt đầu từ trong nhà mình, sau khi người ít tuổi hơn bày tỏ lòng kính trọng với người lớn tuổi hơn.
Khi ra ngoài gặp nhau, mọi người sẽ chào hỏi và chúc Tết nhau với nụ cười trên môi.
8. Chơi hội làng, hội chùa
Trong Tết Nguyên đán, thường có các hội làng, hội chùa ở các vùng nông thôn. Các hội làng, hội chùa ban đầu chỉ là một hoạt động tế lễ long trọng, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người dân, các hội làng, hội chùa dần dần tăng thêm nhiều hoạt động mua bán và một số hoạt động vui chơi giải trí đầy màu sắc, trong khi vẫn duy trì những hoạt động tế lễ.
9. Múa rồng, múa lân
Rồng là một con vật tốt lành trong truyền thuyết. Tương truyền rằng rồng có thể hô mưa gọi gió trên trời và cũng có thể cầu phúc hoặc giáng họa nơi trần gian. Ngay từ thời nhà Hán đã có hoạt động múa rồng cầu mưa. Ngoài múa rồng còn có múa lân, ở miền Bắc Trung Quốc còn gọi là múa sư tử. Đây cũng là một phong tục tương đối phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với nhịp sống hiện đại, những hoạt động này ngày nay thưa thớt hơn trước.
10. Đi cà kheo
Đi cà kheo cũng là một hoạt động giải trí trong dịp Tết Nguyên đán. Người biểu diễn cà kheo buộc những thanh gỗ cao hai, ba thước vào chân và biểu diễn những động tác khó, hài hước. Tuy nhiên, hoạt động giải trí này cũng ngày một ít dần trong cuộc sống hiện đại.
Mỹ: Rộn ràng đón Tết Nguyên đán 2023 tại bang California Tại bang California của Mỹ, người dân thuộc mọi chủng tộc đang hân hoan chào đón Tết Nguyên đán 2023. Người dân tham gia lễ diễu hành chào đón Tết Nguyên đán tại Anaheim, California, Mỹ, ngày 20/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN Đây lần đầu tiên trong lịch sử California, Tết Nguyên đán là ngày lễ chính thức của bang này. Năm ngoái, Thống đốc...