Hàng trăm triệu trẻ em tại Nam Á bị thiệt thòi khi trường học đóng cửa
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) ngày 9/9 cho biết, hàng trăm triệu trẻ em ở khu vực Nam Á đang chịu thiệt thòi do các trường học ở khu vực này đã bị đóng cửa vì đại dịch COVID-19, trong khi lại thiếu các thiết bị để học trực tuyến.
Trẻ em tại một lớp học ngoài trời ở Lahore, Pakistan, ngày 7/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
UNICEF cho rằng các nước Nam Á nên dành ưu tiên cho việc mở cửa trở lại một cách an toàn các trường học. Theo George Laryea-Adjei, Giám đốc UNICEF phụ trách khu vực Nam Á, việc đóng cửa trường học ở khu vực này đã buộc hàng trăm triệu trẻ em và giáo viên của chúng phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, trong khi khả năng kết nối Internet và sở hữu các thiết bị học trực tuyến của các nước trong khu vực bị hạn chế.
Ông Adjei nêu rõ chính phủ các nước cần coi việc mở cửa trở lại các trường học một cách an toàn là ưu tiên hàng đầu.
Video đang HOT
Cũng theo UNICEF, việc các trường học nhiều lần đóng cửa kể từ năm ngoái do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến 434 triệu trẻ em ở Nam Á, trong đó một tỷ lệ đáng kể trẻ em học kém nhiều hơn so với mức trước đại dịch.
Cụ thể, tại Ấn Độ, 80% trẻ em từ 14-18 tuổi hiện học kém hơn so với khi học ở trường. Tại Sri Lanka, 69% phụ huynh học sinh tiểu học cho rằng con cái họ đã học kém hơn hoặc kém hơn rất nhiều so với trước đại dịch.
Liên quan đến việc học trực tuyến của trẻ em, ở Pakistan, 23% trẻ em không được tiếp cận với bất kỳ thiết bị nào để học từ xa, trong khi ở Ấn Độ, 42% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi không được học trực tuyến trong thời gian các trường học đóng cửa.
Số liệu thống kê cho thấy tại khu vực Nam Á với gần 2 tỷ dân hiện đã có hơn hơn 37 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 523.000 ca tử vong.
Hàng trăm trẻ em tại Afghanistan không có người thân đi cùng đã được sơ tán
Nhiều trẻ em đã bị tách khỏi gia đình do hỗn loạn tại Afghanistan sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Kabul và hàng trăm trẻ đã được sơ tán khỏi quốc gia Tây Nam Á này mà không có người thân đi cùng.
Đây là thông báo được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra ngày 7/9.
Trẻ em sơ tán tránh xung đột trú tạm tại một công viên ở Kabul, Afghanistan ngày 11/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo UNICEF, nhiều trẻ đã bị tách khỏi gia đình khi hàng chục nghìn người đổ về sân bay ở Kabul để rời quốc gia Tây Nam Á này trước khi Mỹ rút quân hoàn toàn vào cuối tháng 8. Cơ quan này và các đối tác đã đăng ký cho khoảng 300 trẻ em không có người thân đi cùng hoặc bị tách khỏi gia đình sơ tán khỏi Afghanistan từ ngày 14/8.
Giới chức UNICEF cho rằng con số này có thể tăng trong thời gian tới, đồng thời bày tỏ quan ngại về phúc lợi và an toàn của trẻ nhỏ.
UNICEF cho biết một số trẻ em không có người thân đã được sơ tán trên các chuyến bay tới Đức, Qatar và những nước khác. Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore nhấn mạnh những trẻ em bị tách khỏi gia đình là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất thế giới. Do đó, cần nhanh chóng xác định, bảo vệ an toàn cho những đứa trẻ này trong quá trình tìm lại và đoàn tụ gia đình. Bên cạnh đó, cần dành ưu tiên lợi ích tốt nhất cho trẻ và bảo vệ chúng khỏi lạm dụng, bị bỏ rơi và bạo lực.
Theo bà Henrietta Fore, hiện UNICEF đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các chính phủ tiếp nhận trẻ em sơ tán cũng như giúp đăng ký, tìm kiếm gia đình và giúp đoàn tụ cho đối tượng này. Bà kêu gọi tất cả các nước tiếp nhận trẻ sơ tán không có người thân đi kèm tạo điều kiện cho việc đoàn tụ và di cư hợp pháp và an toàn vì lợi ích tốt nhất của trẻ. Nếu trẻ đi cùng với người lớn đáng tin cậy cũng cần cho phép họ ở lại với các em.
Thư viện trên lưng lạc đà Lê từng bước xuyên sa mạc ở miền tây nam xa xôi của Pakistan, lạc đà Roshan thồ trên lưng hàng hóa vô giá: những quyển sách cho trẻ em không thể đến trường vì đại dịch Covid-19. Lạc đà Roshan được nhiều trẻ em yêu thích vì mang đến những quyển sách quý giá - REUTERS Tại những ngôi làng hẻo lánh,...