Hàng trăm triệu người Trung Quốc quay lại thành phố làm việc sau Tết
Sau khi đón Tết Đinh Dậu ở quê nhà, hàng trăm triệu người Trung Quốc lại lên đường về nơi làm việc ở các thành phố lớn.
Hàng trăm triệu người Trung Quốc trở lại với công việc sau khi về quê đón Tết Đinh Dậu cùng gia đình. Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, tổng cộng 51,99 triệu người về quê ăn Tết bằng tàu hỏa. Trong ảnh là người lao động Trung Quốc xếp hàng vào ga tàu Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Ảnh: Xinhua
Nhiều người xếp hàng lên tàu ở ga Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc để quay lại thành phố làm việc. Ảnh: Reuters
Xếp hàng vào ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh. Ảnh: AP
Video đang HOT
Khuân vác đồ đạc lên tàu ở một nhà ga tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: South China Morning Post.
Nhân viên đường sắt Trung Quốc tại nhà ga Thượng Hải hướng dẫn hành khách xếp hàng. Ảnh: Xinhua
Người mẹ và con chờ tàu ở nhà ga Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Nhân viên đường sắt Trung Quốc sắp xếp hành lý cho an toàn trước khi tàu khởi hành tại thành phố Trùng Khánh. Ảnh: Xinhua
Gương mặt trầm tư của một hành khách chờ tàu chuyển bánh ở nhà ga Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Văn Việt
Theo South China Morning Post
Nỗi sợ Tết của giới trẻ Trung Quốc
"Tết năm nay, tôi chủ động xin sếp cho đi trực để lên thành phố sớm, tránh phải ở nhà thêm mấy ngày", một cô gái thuộc thế hệ sinh sau năm 1995 tại Trung Quốc cho biết.
Người Trung Quốc tay xách nách mang về quê ăn Tết. Ảnh: China Times
"Nếu phải dùng nấc thang từ 1 đến 10 để diễn đạt nỗi 'sợ Tết', tôi chắc ở mức 8 hoặc 9", Hồ Mẫn Mẫn cho biết. Cô từ nông thôn lên thành phố Thâm Quyến đi làm đã ba năm nay, theo Xinhua. Mẫn Mẫn thích đón Tết ở quê nhưng ngại về vì tốn kém.
"Ngày Tết đi thăm họ hàng, không thể cứ tay không mà đi. Có năm tôi phải tặng quà cho tất cả họ hàng, lại còn mừng tuổi trẻ con, tốn hơn 20.000 nhân dân tệ (2.900 USD). Vì thế khi quay lại Thâm Quyến, tôi phải mua hàng đống mỳ ăn liền, ăn trong mấy tháng thay cơm để tiết kiệm", cô gái trẻ cho biết.
Cùng nỗi sợ về quê ăn Tết nhưng Bạch Anh, 32 tuổi, thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, lại có lý do khác.
"Từ lúc tốt nghiệp đại học, bố mẹ tôi đã ám chỉ tới chuyện đưa bạn trai về nhà. Tới nay đã 7 năm rồi, tôi vẫn chưa đưa được anh nào về cho hai cụ. Bạn bè xung quanh đều đã lần lượt lấy chồng, đến cả em gái tôi cũng đã lập gia đình", Bạch Anh nói. "Mỗi lần đến Tết, ai cũng gọi tôi là 'bà cô già', khiến tôi dở cười dở khóc".
Cô tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng, làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước lớn. Bố mẹ Bạch Anh đều là giáo sư đại học nghỉ hưu. Trong mắt người khác, cô được xem là "đối tượng lý tưởng" nhưng kết hôn lại là chuyện khiến Bạch Anh đau đầu.
"Nguyện vọng lớn nhất trong năm nay của tôi là tìm được một người thật lòng yêu thương mình, kết hôn và sống cuộc đời bình yên", cô tâm sự.
Vương Quân, một thanh niên tỉnh Sơn Đông, sợ về quê ăn Tết vì ngày nào cũng bị ép uống rượu. "Tôi sợ lắm, ngày nào đầu óc cũng lơ mơ, dạ dày thì đau", Vương Quân nói.
Nhà cậu ở vùng nông thôn, ngày Tết trong làng không có nhiều hoạt động vui chơi giải trí nên họ hàng, bạn bè chỉ có mỗi một thú vui là tụ tập uống rượu. Vương Quân tửu lượng kém, lần nào uống cũng say nhưng lại không thể không uống vì sợ làm phật ý mọi người.
Vì thế, Tết năm nay, Vương Quân chủ động xin quay lại Bắc Kinh sớm để đi làm, tránh phải ở nhà uống rượu. "Người nhà quê chân chất, chỉ biết mời rượu để bày tỏ tình cảm. Có điều, mọi người hay ép rượu. Nếu như không cần ép rượu mà để người ta thích uống bao nhiêu thì uống, Tết sẽ vui vẻ hơn biết bao nhiêu", Vương Quân nói.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Người đàn ông Trung Quốc đạp xe về quê ăn Tết, lạc đường 500 km Một người Trung Quốc quyết định đạp xe về quê đón Tết vì đã tiêu gần hết tiền vào quán cafe Internet nhưng vì bị chỉ sai đường nên đi lạc tới 500 km. Người đàn ông Trung Quốc đạp xe về quê ăn Tết nhưng bị đi lạc đường 500 km. Ảnh: Shanghaiist Mạng xã hội Pear Video ở Trung Quốc hôm...